Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Câu 15: Đoạn trích sau được viết theo phương thức...

Câu 15: Đoạn trích sau được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? [...] Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội

Câu hỏi :

Câu 15: Đoạn trích sau được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? [...] Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng... [...] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. [...] . (Ngữ văn 7, tập 1) A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Miêu tả. D. Nghị luận. Câu 16: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: ……….. là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị. A. Điệp ngữ C. Thành ngữ B. Chơi chữ D. Đồng âm Câu 17: Ý nào không đúng khi nói về nét nghệ thuật đặc sắc của văn bản Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng)? A. Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, liên tưởng phong phú, độc đáo, giàu chất thơ. B. Sáng tạo trong lời văn, xen kể và tả chậm rãi, thủ thỉ, tâm tình. C. Kết hợp tài hoa giữa biểu cảm với miêu tả, trình bày nội dung theo mạch cảm xúc lôi cuốn, say mê. D. Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm. Câu 18: Câu nào dưới đây không phải là thành ngữ? A. Vắt cổ chày ra nước B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống D. Lanh chanh như hành không muối Câu 19:  Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức, đúng hay sai?  A. Đúng  B. Sai Câu 20: Hãy cho biết thành ngữ in đậm trong câu thơ sau làm thành phần gì trong câu? Làng xóm cần giữ tinh thần đoàn kết, vui vẻ, dĩ hòa vĩ quý là tốt nhất. A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Phụ ngữ trong cụm danh từ D. Phụ ngữ trong cụm động từ Câu 21: Ý nào sau đây không phù hợp với phần mở bài của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học? A. Giới thiệu tác phẩm (thể loại đề tài, tác giả) B. Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. C. Nêu cảm nhận chung về tác phẩm D. Khẳng định lại ấn tượng chung về tác phẩm.

Lời giải 1 :

Câu 15: B. Biểu cảm

Câu 16: B. Chơi chữ

Câu 17: B. Sáng tạo trong lời văn, xen kể và tả chậm rãi, thủ thỉ, tâm tình.

Câu 18: C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Câu 19: A. Đúng 

Câu 20: Ủa mìnk khôm thấy thành ngữ nào in đậm hết á

Câu 21: D. Khẳng định lại ấn tượng chung về tác phẩm

Thảo luận

Lời giải 2 :

PTBĐ: biểu cảm

câu 16 :B chơi chữ

câu 17:B

câu 18 C

câu 19 :A

câu 20 A

câu 21:A

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247