Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Câu 4: Thuật lại diễn biến tâm trạng của người...

Câu 4: Thuật lại diễn biến tâm trạng của người anh trong truyện, giải thích lý do của sự biến đổi tâm trạng này. Em hiểu như thế nào về tâm trạng của người anh

Câu hỏi :

Câu 4: Thuật lại diễn biến tâm trạng của người anh trong truyện, giải thích lý do của sự biến đổi tâm trạng này. Em hiểu như thế nào về tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái mình “Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ”? (Gợi ý: Chú ý sự thay đổi ở các thời điểm: khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, khi đứng trước bức tranh được giải cao nhất của em…Lý giải tâm trạng) Câu 5: Nhân vật Kiều Phương đã được quan sát và miêu tả về các phương diện nào? Ở mỗi phương diện, hãy nêu một số chi tiết cụ thể và phân tích. (Gợi ý: ngoại hình (nét mặt), cử chỉ và hành động (tò mò hiếu động, tự chế màu vẽ, say mê vẽ tranh), thái độ, quan hệ với người anh…Nhân vật thể hiện những nét tính cách và phẩm chất nổi bật nào?...) Câu 6: Tại sao tác giả lại để người em vẽ bức tranh người anh “hoàn thiện” đến thế? Câu 7: “Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Đoạn kết đã hé mở các ý nghĩa của truyện. Theo em, đó là các ý nghĩa nào? Câu 8: Từ truyện “Bức tranh của em gái tôi”, em có suy nghĩ như thế nào và rút ra được bài học gì về thái độ và cách ứng xử với mọi người xung quanh? (Gợi ý: thái độ về lòng tự ái của bản thân, trước tài năng của người khác…) bứ tranh của em gái tôi

Lời giải 1 :

Bài làm

câu 4:

Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh thay đổi qua những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau:

Khi thấy em gái chế thuốc vẽ: Cảm giác ban đầu của người anh rất khó chịu khi thấy người em hay lục lọi các đồ vật một cách  thích thú.

Sau đó là sự coi thường khi tình cờ thấy em gái chế thuốc vẽ “ Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ”; Tôi bắt gặp nó, thì ra…”, tôi bí mật…cái giọng điện kể cả của một ông anh nghĩ cô em mình chỉ làm những trò trẻ con nghịch ngợm.

Khi tài năng của em gái được phát hiện:

Tâm lí người anh hoàn toàn thay đổi, cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài, mình bất tài – chỉ muốn gục khóc.

Thay đổi thái độ đối với em: không chơi thân như trước nữa, hay cáu gắt một cách vô lí.

Lén xem trộm những bức tranh của em, nhưng không biết cách đánh giá thế nào, trút ra một tiếng thở dài.

=>Người anh có tâm trạng và thái độ không thể chơi thân với em gái nhue trước kia nữa là vì người anh đang bị “ con rắn ghen tị luồn vào tim”, ghen tỵ vì thấy em giỏi hơn mình, ghen tỵ vì em định trở thành trung tâm chú ý của mọi người: “Được chú Tiến Lê tặng cho một hộp màu ngoại xịn”; “ được bố mẹ hào hứng mua sắm”.. Còn mình thì bị bỏ rơi. Điều đó đã làm tâm hồn người anh trở nên nhỏ nhen, đố kị, sẵn sàng bực dọc, tức tối với em mọi lúc.

Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ về mình:

Tâm trạng của người anh liên tục có sự thay đổi: Thoạt tiên là ngỡ ngàng -> rồi đến hãnh diện -> sau đó là xấu hổ. Đó là sự diễn biến rất chân thực, sinh động.

Ngỡ ngàng: Vì không ngờ lại có bức tranh ấy, không ngờ em gái lại vẽ về mình.

Hãnh diện: “ vì mình được hóa thân vào tác phẩm nghệ thuật rất đẹp, rất hoàn hảo: “không chỉ suy tư mà còn rất thơ mộng nữa” mà mình thì không xứng đáng – “Bức chân dung mà bé Phương vẽ giống như một chiếc gương trong mà người anh soi vào để tìm ra vết nhọ nhưng không phải vết nhọ trên mặt mà đó là sự đố kị, ghen ghét, nhỏ nhen mà chính nó làm cho cậu ta đau khổ?”.

câu 7:

Khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, người anh lại cho rằng :" Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy" bởi vì người anh tự cảm thấy xấu hổ vì thấy mình không xứng với hình ảnh người anh trai đẹp đẽ trong mắt em. Người anh cảm thấy hổ thẹn vì sự xấu tính của mình đối với em gái mà em gái mình lại luôn dành tình cảm thiêng liêng đặc biệt cho mình

câu 8

Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự tì khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt để phát triển.Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm để đi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.

Thảo luận

-- hay

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247