Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Bạn nào giảm được số lượng từ của bài văn...

Bạn nào giảm được số lượng từ của bài văn này xuống còn hơn 800 từ mà vẫn giữ nguyên nghĩa và đồng thời sửa bài giúp mình luôn nhé nếu có câu văn lủng củng hoặ

Câu hỏi :

Bạn nào giảm được số lượng từ của bài văn này xuống còn hơn 800 từ mà vẫn giữ nguyên nghĩa và đồng thời sửa bài giúp mình luôn nhé nếu có câu văn lủng củng hoặc chưa tốt: Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng nước ta đã để lại không ít những tác phẩm nổi tiếng. Bác không chỉ lãnh đạo nhân dân ta mà Người còn được mệnh danh là một nhà thơ lớn. Đọc những bài thơ của Bác, tôi không khỏi thầm khâm phục và cảm thán. Và một trong những bài thơ tôi thích nhất đó chính là bài “Cảnh khuya”. “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” Chắc hẳn nơi ấy phải yên tĩnh, thanh bình lắm Bác mới nghe được tiếng suối róc rách vọng về. Biện pháp so sánh được sử dụng rất sinh động, Bác đã thể hiện tiếng suối ấy giống như một tiếng hát từ xa, trong trẻo, thanh mát, làm lòng ta bỗng trở nên thanh thản. Tác giả Nguyễn Trãi đã từng miêu tả tiếng suối “như tiếng đàn cầm bên tai” khi đang trên đường quay về sống tại Côn Sơn. Trong bài “Cảnh khuya”, Bác đã miêu tả tiếng suối rì rào mang hơi hướng buồn mang mác. Còn ông Nguyễn Trãi đã miêu tả nó như tiếng đàn cầm bên tai, ta lại thấy tiếng suối trong bài mang một tâm trạng vui vẻ, rộn rã. Sự khác nhau của từng hình ảnh lại tạo nên một dấu ấn riêng, một nét nghĩa riêng cho mỗi tác phẩm. Dù nhìn qua là hình ảnh thiên nhiên nhưng Bác lại lấy con người làm chủ, nhờ đó mới tả cảnh. Điều này làm cho tiếng suối thêm phần ấm áp và đầy sức sống. Xen vào đó Bác đã lấy động tả tĩnh, lấy âm thanh của suối để tả cái tĩnh lặng của chiến khu Việt Bắc, đọng lại trong người đọc cái cảm xúc vương vấn, xao xuyến khó quên. Qua giọng văn đầy cảm xúc của Bác, tôi như thấy được cảnh vật ngay trước mắt, thấy được cả con suối trong mát và cả những âm thanh rì rào lãng mạn, tất cả đã tạo nên một khung cảnh yên bình nơi núi rừng Việt Bắc. “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” Hình ảnh trăng đã quá đỗi quen thuộc với chúng ta trong các bài thơ. Nhưng trong từng bài thơ của Bác thì trăng lại xuất hiện và mang theo từng vẻ đẹp khác nhau. Ánh trăng rọi chiếu lên vòm cây cổ thụ, lồng vào từng chiếc lá những tia sáng êm dịu của mình. Qua những tán cây, ánh trăng lại in bóng xuống mặt đất như hàng ngàn bông hoa tuyệt đẹp. Nhờ vào điệp từ “lồng” cùng với phép tiểu đối nên bức tranh thiên nhiên hiện ra rất đẹp. Hình ảnh trăng với cổ thụ, trăng với hoa đã thể hiện cái sự hoà hợp, quấn quýt điệu đàng. Đêm rừng Việt Bắc có trăng, có cây, có hoa, có màu sắc, có cao, có thấp, tạo nên khung cảnh khuya cuốn hút lòng người đến lạ. Bác là người mang tâm hồn lãng mạn, mộng mơ của thi sĩ và vô cùng lạc quan. Bên cạnh đó, Bác ngắm trăng với tình yêu sâu sắc dành cho thiên nhiên. Đứng trước khung cảnh trữ tình này, Bác đã viết nên bài thơ. Lời thơ của Bác rất chân thực lại giàu cảm xúc, giúp cho tôi vừa đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp giản dị mà yên ả nơi đây. “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” Đọc đến đây tôi lại nghĩ rằng Bác đang thao thức ngắm trăng, ngắm cảnh đẹp núi rừng. Bởi cảnh khuya đẹp như vẽ, đẹp đến hút hồn, đẹp đến nỗi Bác vẫn còn lưu luyến chưa muốn rời đi. Cảnh đêm núi rừng đẹp đến nỗi Bác đã cất công viết bài thơ này để bày tỏ nỗi lòng. Nhưng câu thơ sau nó đã phủ nhận điều đó: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” Không. Không phải Bác trằn trọc chỉ vì cảnh, mà là còn vì đất nước. Thời ấy nước ta còn đang có kháng chiến chống Pháp, Bác còn nhiều việc phải lo, còn nhiều việc phải bận tâm đến. Nước nhà đã bị giặc xâm lấn, còn bao người phải chịu cảnh đói nghèo, khó khăn. Bác thức khuya lo lắng cho những người ấy, lo lắng tính cách để chống lại được giặc. Điệp ngữ “chưa ngủ” nhằm nhấn mạnh điều đó. Dù bận bịu trăm công ngàn việc nhưng với tấm lòng yêu thiên nhiên của Bác thì Bác vẫn dành ra cho mình chút thì giờ ngắm trăng. Có lẽ thứ ấy giúp Bác khuây khoả nỗi niềm của mình. Sâu thẳm trong thâm tâm Bác là mong muốn hoà bình, độc lập cho đất nước. Từ đó tôi cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước của Bác, cùng với đó là tình cảm sâu sắc của Người đối với cảnh đẹp nước nhà. Các bài thơ của Bác đều có các hình ảnh bình dị mà tự nhiên, cùng với những biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt và tài tình. Bác đã tái hiện được bức tranh thiên nhiên lung linh huyền ảo mà thể hiện được tâm hồn thi sĩ – chiến sĩ của mình. Nó còn giúp ta hiểu được thêm về con người Bác, con người có “đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với những tình cảm, tư tưởng, những giá trị tinh thần đẹp.”Qua đây, tôi càng thêm thán phục Bác – một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam.

Lời giải 1 :

Bạn ơi bài văn như thế này là được rồi ạ,vs cả mình đọc cũng thấy hay nữa,nên ko cần sửa đâu nhé(ý kiến riêng)đấy là ý kiến của mình nhé bạn!

Thảo luận

-- ok thanks bạn
-- hơi phí điểm của mình :v
-- bạn ơi bạn bảo ai đó vô trả lời câu hỏi này ik mình bình chọn ctlhn cho
-- trl như nào qua cx đc nhé
-- ok bn
-- nhanh lên bạn ơi
-- nhanh lên!
-- uh nhưng mk vẫn chx tìm được bn nào cả

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247