Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Câu 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các...

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran. Các... Các... Các... Một con bồ các[2] kêu váng

Câu hỏi :

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran. Các... Các... Các... Một con bồ các[2] kêu váng lên. Cái con này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh. Chị Điệp nhanh nhảu: - Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu[3]. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú lại là chú bồ các,... Thế thì ra dây mơ, rễ má thế nào mà chúng đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả. Chúng đều mang vui đến cho giời đất. Sáo sậu, sáo đen hót, đậu cả lên lưng trâu mà hót mừng được mùa. Nhà bác Vui có con sáo đen tọ toẹ học nói. Nó bay đi ăn, chiều chiều lại về với chủ. Con tu hú to nhất họ, nó kêu “tu hú” là mùa tu hú chín; không sai một tẹo nào. Cả làng có mỗi cây tu hú ở vườn ông Tấn. Tu hú đỗ ngọn cây tu hú mà kêu. Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc. Tiếng tu hú hiếm hoi; quả hết, nó bay đi đâu biệt. Một đàn chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lặn. Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh “chéc chéc”. (Lao xao ngày hè, Duy Khán) a/ Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? b/ Tại sao nói các loài bồ các, chim sáo, chim tu hú được coi là loại chim hiền? Chúng được miêu tả về những đặc điểm nào? c/ Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc.” d/ Em hãy viết đoạn văn ngắn (7-10 dòng) chia sẻ về một hình ảnh hoặc âm thanh thiên nhiên ngày hè mà em ấn tượng.

Lời giải 1 :

a/ Phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp biểu cảm và tự sự.

b/ Bài văn có sử dụng nhuần nhuyễn chất liệu văn hoá dân gian, chủ yếu là các thành ngữ, các câu hát đồng dao và câu chuyện cổ tích. Ví dụ:
Chị Điệp nhanh nhảu:
- Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các...
Câu hát đồng dao phổ biến của trẻ em đã được thể hiện qua lời nói của nhân vật khiến cho bạn đọc có cảm giác được sống trong một bầu không khí rất đỗi quen thuộc của văn học dân gian.
Nhiều thành ngữ (Kẻ cắp gặp bà già, Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn) và các chi tiết trong truyện cổ tích (Sự tích chim bìm bịp) được đưa vào tác phẩm làm cho mạch văn phát triển tự nhiên, lời kể sinh động mà gần gũi với đời sống con người ở làng quê Việt Nam.
c/ Biện pháp tu từ : so sánh

    Tác dụng : so sánh quả chín đỏ như mâm xôi giấc. Thể hiện màu sắc đẹp đẽ quả chín và sự gần gũi của thiên nhiên.

d/Mùa hè là mùa của nắng. Nắng hè không yên ả, dịu dàng mà gay gắt, rực rỡ như đang căng hết sức lực để làm bừng sáng và ấm nóng không gian sau những tháng ngày lạnh giá mà nàng đông ghé qua. Vạn vật như thêm luồng sinh khí mới, tươi tắn và rạng ngời hơn.Có lẽ một âm thanh không thể thiếu là tiếng ve rộn ràng như những bản nhạc giao hưởng đầy mời gọi và quyến rũ, góp phần hoàn thiện không khí rộn ràng, náo nức khi hè về. Để ý mới thấy, trong vườn nhà em những cây rau nhỏ lá xanh mướt mỡ màng, béo mũm hơn hẳn. Cảm giác không gian ngập tràn lời ca tiếng hát reo vui của chim muông, của hương sắc tinh khôi, của lòng người say đắm.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247