Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường THPT Lý Tự Trọng

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường THPT Lý Tự Trọng

Câu 1 : Cho biểu đồ về GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014:

A. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

B. Quy mô GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

C. Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

D. Giá trị GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

Câu 2 : Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ

C. Tây Nguyên

D. Đông Nam Bộ

Câu 3 : Phát biểu không phải là đặc điểm của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta?

A. Thời tiết diễn biến phức tạp.

B. Có một mùa khô sâu sắc.

C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.

D. Trong năm có một mùa đông lạnh.

Câu 4 : Nước ta có thể nuôi, trồng được các loài sinh vật nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới là do nước ta chủ yếu có?

A. con đường di cư của nhiều loài sinh vật đi ngang qua.

B. thiên nhiên mang tính nhiệt đới và thay đổi theo mùa.

C. khí hậu mang tính cận nhiệt và thay đổi theo độ cao.

D. khí hậu mang tính chất nhiệt đới và phân hóa đa dạng.

Câu 5 : Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có đặc điểm là?

A. các tháng đều có nhiệt độ trên 28°C

B. không có tháng nào nhiệt độ dưới 25°C

C. không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C

D. chỉ có 2 tháng nhiệt độ trên 25°C.

Câu 6 : Đặc điểm nào sau đây là của vùng núi Trường Sơn Nam?

A. Có 3 dải địa hình cùng hướng tây bắc- đông nam

B. Gồm các dãy núi song song và so le nhau.

C. Có 4 cánh cung lớn chụm lại ở phía Tây.

D. Gồm các khối núi và cao nguyên.

Câu 7 : Tác động mạnh của quá trình đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế nước ta là?

A. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

B. gây sức ép đến môi trường đô thị.

C. tạo việc làm cho người lao động.

D. tăng thu nhập cho người dân.

Câu 8 : Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong bảo vệ đất ở đồng bằng nước ta?

A. Chống nhiễm mặn.

B. Trồng cây theo băng

C. Đào hố kiểu vẩy cá

D. Làm ruộng bậc thang.

Câu 9 : Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết trong các loại đất sau đây thì loại nào chiếm diện tích nhiều nhất ở khu vực Đông Bắc nước ta?

A. Đất feralit trên đá badan.

B. Đất feralit trên đá vôi

C. Đất feralit trên các loại đá khác

D. Các loại đất khác và núi đá.

Câu 10 : Ở miền Nam, đai nhiệt đới gió mùa phân bố lên đến độ cao?

A. dưới 600 - 700 m

B. 900 - 1000 m

C. 1600 - 1700 m.

D.  trên 2600 m.

Câu 11 : Khó khăn lớn nhất trong sử dụng tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì?

A. Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu.

B. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

C. Chế độ nước của sông ngòi thất thường

D. Nhiều thiên tai: bão, lũ, trượt lở đất.

Câu 12 : Phát biểu nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta ?

A. Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh.

B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều

C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.

D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.

Câu 13 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Sơn La thuộc vùng núi?

A. Tây Bắc

B. Trường Sơn Nam

C. Trường Sơn Bắc.

D. Đông Bắc

Câu 14 : Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết các dãy núi nào của nước ta chạy theo hướng tây bắc- đông nam?

A. Hoành Sơn, Ngân Sơn, Pu Sam Sao

B.  Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Ngân Sơn

C. Đông Triều, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh.

D. Tam Điệp, Con Voi, Hoàng Liên Sơn.

Câu 15 : Biểu hiện của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là?

A. phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ gây nên lũ lụt.

B. sông có lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.

C. lượng nước các sông phân bố đều giữa các mùa.

D. phần lớn sông có hướng chảy tây bắc - đông nam.

Câu 17 : Ở nước ta, tỉ lệ thiếu việc làm tương đối cao là ở khu vực?

A. nông thôn.

B. thành thị

C. đồng bằng.

D. miền núi

Câu 18 : Thông qua nội dung Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động của bão ở nước ta?

A. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

B. Tháng có tần suất bão lớn nhất là tháng 10

C. Bão đổ bộ nhiều nhất vào vùng Bắc Trung Bộ.

D. Thời gian hoạt động của bão từ tháng 6 đến tháng 12.

Câu 19 : Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng chủ yếu do đâu?

A. quá trình phong hóa mạnh.

B. quá trình tích tụ mùn phát triển

C. rửa trôi các chất badơ dễ tan.

D. tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm.

Câu 20 : Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam vào nước ta và gây mưa lớn cho khu vực nào?

A. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

B. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

D. đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.

Câu 21 : Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG I TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂMNhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Nhiệt độ trung bình tháng I TP.Hồ Chí Minh thấp hơn Huế. 

B. Nhiệt độ trung bình tháng I Hà Nội cao hơn Huế.

C. Nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam

D. Nhiệt độ trung bình tháng I giảm dần từ Bắc vào Nam.

Câu 22 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết phát biểu nào đúng về sự phân bố dân cư Việt Nam?

A. Đồng bằng có mật độ dân số cao hơn trung du và miền núi.

B. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao thứ hai cả nước.

C. Phía Tây miền Trung có mật độ dân số cao hơn phía Đông.

D. Mật độ dân số ở trung du cao hơn mật độ dân số ở miền núi.

Câu 23 : Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ?

A. Tác động của gió tây ôn đới

B. tiếp giáp với Biển Đông.

C. nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.

D. địa hình 85% là đồi núi thấp.

Câu 24 : Tác động của những khối núi cao trên 2000m đối với thiên nhiên nước ta là?

A. tạo các bức chắn để hình thành các ranh giới các miền khí hậu.

B. làm phong phú cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta

C. phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới trên khắp cả nước.

D.  làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.

Câu 25 : Thiên nhiên đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ nước ta có đặc điểm?

A. Có tính cận xích đạo.

B. Thay đổi theo độ cao.

C. Trù phú xanh tốt.

D. Mang tính cận nhiệt.

Câu 26 : Cho biểu đồ sau:

A. Tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ luôn thấp hơn công nghiệp-xây dựng.

B. Tỉ trọng lao động khu vực nông-lâm ngư nghiệp luôn thấp nhất

C. Cơ cấu lao động nước ta không có sự thay đổi trong giai đoạn trên

D. Tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ tăng nhiều hơn công nghiệp-xây dựng.

Câu 28 : Vì sao nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm?

A. gió di chuyển về phía đông.

B. gió càng gần về phía nam.

C. gió thổi lệch về phía đông, qua biển.

D. gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn.

Câu 29 : Ảnh hưởng lớn nhất của vị trí địa lí đến thiên nhiên nước ta là?

A. quy định thiên nhiên mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. làm cho sinh vật, khoáng sản phong phú, đa dạng.

C. quy định địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. quy định khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 30 : Phát biểu nào sau đây là đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?

A. Cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại.

B. Phân bố đô thị đều giữa các vùng

C. Trình độ đô thị hóa cao.

D. Tỉ lệ dân thành thị đang tăng.

Câu 31 : Biện pháp quan trọng nhất nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta?

A. Qui định việc mua bán động vật

B. Chống ô nhiễm nguồn nước, đất

C. Ban hành sách đỏ Việt Nam.

D. Bảo vệ rừng và trồng mới rừng.

Câu 32 : Cấu trúc địa hình nước ta đa dạng gồm hai hướng chính nào?

A. Đông Tây và hướng Tây Bắc - Đông Nam.

B. Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung

C. Đông Nam - Đông Bắc và hướng vòng cung.

D. Đông Tây - Nam Bắc và hướng vòng cung.

Câu 33 : Nhận định không đúng với đặc điểm của địa hình nước ta?

A. Bồi tụ nhanh ở các đồng bằng hạ lưu sông

B. Núi trên 2000 mét chiếm ¾ diện tích cả nước.

C. Các đồng bằng châu thổ ngày càng mở rộng

D. Xâm thực mạnh ở khu vực địa hình đồi núi.

Câu 34 : Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên nước ta qua đặc điểm nào sau đây?

A. Đồng bằng ven biển tập trung nhiều ở Nam Bộ.

B.  Tính nhiệt đới trong các thành phần tự nhiên.

C. Diện tích rừng ngập mặn nhiều nhất ở Bắc Bộ

D. Khí hậu nước ta mang tính chất hải dương.

Câu 35 : Nguyên nhân làm cho đất ở đồng bằng ven biển Miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa là do đâu?

A. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống

B. khí hậu ở đây khô hạn, bão lụt xảy ra với cường độ mạnh.

C. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu

D. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện lượng mưa lớn.

Câu 36 : Quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển chủ yếu là do?

A. quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh

B. nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường

C. quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.

D. thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.

Câu 38 : Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh

A. cây thực phẩm.

B. cây công nghiệp

C.  cây hoa màu

D. cây lương thực

Câu 40 : Mùa đông của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm gì?

A. đến sớm và kết thúc muộn.

B. đến muộn và kết thúc sớm.

C. đến sớm và kết thúc sớm

D. đến muộn và kết thúc muộn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247