Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 18 Đô thị hóa

Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 18 Đô thị hóa

Câu 1 : Vùng có số đô thị nhiều nhất ở nước ta hiện nay là: 

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ

C. Đông Nam Bộ

D. Duyên hải miền Trung

Câu 2 : Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là:

A. Phát triển và mở rộng hệ mạng lưới đô thị

B. Giảm tỉ suất gia tăng dân số ở nông thôn

C. Kiểm soát việc nhập hộ khẩu của dân nông thôn về thành phố 

D. Xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn

Câu 3 : Đô thị có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay: 

A. Hà Nội

B. TP Hồ Chí Minh

C. Hải Phòng  

D. Đà Nẵng

Câu 4 : Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do 

A. Nông nghiệp hiện là ngành kinh tế phát triển nhất

B. Điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị

C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm 

D. Có sự di dân từ thành thị vè nông thôn

Câu 5 : Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị cần 

A. Hạn chế dòng di dân từ nông thôn vào đô thị

B. Ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sống thành thị

C. Giảm bớt tốc độ đô thị hóa 

D. Tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa

Câu 6 : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, ba đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở nước ta (năm 2007) là: 

A. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh

B. Hà Nội, Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh

C. Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh 

D. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh

Câu 8 : Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, nếu chỉ xét số lượng đô thị loại hai ( năm 2007) thì vùng có ít nhất là: 

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ 

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đồng bằng sông Cửu Long     

D. Tây Nguyên

Câu 9 : Nhận định nào dưới đây đúng khi nói đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng? 

A. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp.

B. Xu hướng tăng nhanh dân số vùng nông thôn.

C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn. 

D. Lối sống thành thị phổ biến ngày càng chặt chẽ.

Câu 10 : Nhận định nào sau đây đúng với quá trình đô thị hóa ở nước ta? 

A. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa.

B. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế là quá trình tách biệt với quá trình đô thị hóa.

C. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế làm hạn chế sự phát triển của quá trình đô thị hóa. 

D. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vừa thúc đẩy vừa hạn chế quá trình đô thị hóa.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247