Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường THPT Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường THPT Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu 1 : Ở Biển Đông, vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng?

A. 0,5  triệu km2

B. 1 triệu km2

C. 1,5 triệu km2

D. 2 triệu km2

Câu 2 : Biện pháp nào sau đây để bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta?

A. Mở rộng diện tích rừng các loại.

B. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn rừng quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

C. Thực hiện việc định canh định cư cho dân cư miền núi.

D. Cải tạo đất hoang, đồi trọc bằng các biện pháp nông- lâm kết hợp.

Câu 3 : Để phòng chống khô hạn lâu dài cần?

A. tăng cường trồng và bảo vệ rừng

B. xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí.

C. tiết kiệm nước trong sản xuất

D. thực hiện phủ xanh đồi núi dốc.

Câu 5 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết 4 cánh cung núi của vùng núi Đông Bắc, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về các phía nào?

A. Phía tây và tây nam

B. Phía bắc và phía tây

C. Phía bắc và phía đông

D. Phía đông và phía nam.

Câu 9 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết cà phê được trồng chủ yếu ở vùng nào của nước ta?

A. Tây Nguyên

B. Đông Nam Bộ. 

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 10 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết giá trị sản xuất của trung tâm công nghiệp Hà Nội là?

A. trên 120 nghìn tỉ đồng

B. 90 - 120 nghìn tỉ đồng. 

C. 40 - 90  nghìn tỉ đồng

D. Dưới 40 nghìn tỉ đồng.  

Câu 13 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28, vịnh biển nào sau đây không phải ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. vịnh Đà Nẵng

B. vịnh Dung Quất

C. vịnh Vân Phong

D. vịnh Diễn Châu

Câu 15 : Đặc điểm không đúng với vùng núi Đông Bắc? 

A. Hướng vòng cung của các dãy núi. 

B. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

C. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.  

D. Không có những đỉnh núi cao trên 2000m

Câu 16 : Hạn chế của nguồn lao động nước ta so với yêu cầu hiện nay là?

A. lực lượng lao động có trình độ cao còn ít

B. dư thừa công nhân kĩ thuật lành nghề

C. thiếu kinh nghiệm sản xuất

D. người lao động thiếu sáng tạo.

Câu 17 : Ý nào sau đây không đúng về phân bố đô thị ở nước ta?

A. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.

B. Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất là Đông Nam Bộ.

C. Các đô thị lớn tập trung ở đồng bằng và ven biển.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất. 

Câu 18 : Nguyên nhân quan trọng nhất làm tăng năng suất lúa của nước ta, trong thời gian qua là?

A. mở rộng diện tích gieo lúa

B. hệ thống thủy lợi được xây dựng tốt

C. áp dụng các biện pháp thâm canh

D. sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu diệt cỏ.

Câu 19 : Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm của điểm công nghiệp? 

A. chỉ gồm 1 -2 xí nghiệp đơn lẻ

B. đồng nhất với điểm dân cư

C. phân bố gần nguồn nguyên – nhiên liệu.

D. có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.

Câu 20 : Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo bao gồm các ngành?

A. Khai thác tài nguyên thủy sản, khai thác tổ yến, du lịch biển, giao thông vận tải biển.

B. Khai thác tài nguyên sinh vật, khai thác dầu khí, sản xuất muối, giao thông vận tải biển.

C. Khai thác tài nguyên sinh vật, khai thác khoáng sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển.

D. Khai thác tài nguyên sinh vật, khai thác khoáng sản, du lịch biển, đánh bắt xa bờ.

Câu 21 : Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có đặc điểm?

A. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

B. thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng.

C. tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí thềm lục địa.

D. nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng hàng đầu cả nước.

Câu 22 : Cho biểu đồ sau:

A. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác.

B. Sản lượng thủy sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng

C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giảm liên tục.

D. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng, sản lượng thủy sản khai thác giảm.

Câu 23 : Dân cư khu vực Đông Nam Á sống tập trung ở?

A. vùng đồng bằng và vùng ven biển

B. vùng núi và cao nguyên. 

C. vùng ven biển và các cao nguyên

D. vùng đồng bằng và các cao nguyên. 

Câu 24 : Cho bảng số liệu:                       Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm  (Đơn vị: tỉ USD)

A. Giai đoạn 1990 – 2010, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản luôn thấp hơn giá trị xuất khẩu.

B. Giai đoạn 1990 – 2010, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản tương đương giá trị xuất khẩu.

C. Giai đoạn 1990 – 2010, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản luôn cao hơn giá trị xuất khẩu.

D. Giai đoạn 1990 – 2010, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản ngày càng giảm.

Câu 25 : Mưa vào mùa hạ ở nước ta (trừ Trung Bộ), nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của?

A. gió mùa Tây Nam và Tín phong. 

B. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới

C. Tín phong và dải hội tụ nhiệt đới. 

D. gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc

Câu 26 : Phát biểu nào sau đây không đúng với chuyển dịch cơ cấu thành phần của khu vực kinh tế Nhà nước?

A. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế

B. Quản lí các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt.

C. Tỉ trọng trong cơ cấu GDP ngày càng giảm

D. Tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu GDP

Câu 27 : Đất cát pha ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho phát triển?

A. cây lúa nước

B. cây công nghiệp lâu năm

C. cây công nghiệp hàng năm

D. các cây rau đậu

Câu 28 :  Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ở các đô thị lớn vì?

A. có lực lượng lao động dồi dào

B. gần nguồn nguyên liệu.

C. có cơ sở hạ tầng tốt.

D. có thị trường tiêu thụ lớn

Câu 29 : Đàn lợn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng nhanh chủ yếu nhờ vào?

A. hoa màu lương thực cho chăn nuôi.

B. ngành chế biến thức ăn gia súc

C. công tác dịch vụ thú y được chú trọng

D. nguồn lúa gạo và phụ phẩm của nó.

Câu 30 : Phải đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng vì?

A. đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, dịch vụ, nhưng hiện nay còn phát triển chậm hơn các vùng khác.

B. đây là vùng trọng điểm số 2 về lương thực, thực phẩm của cả nước nhưng sản xuất lương thực ngày càng gặp khó khăn.

C. cơ cấu kinh tế tuy đã chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

D. để phát huy hết thế mạnh và khắc phục những hạn chế, nhằm đưa nền kinh tế phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng.

Câu 31 : Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu trong mục tiêu phát triển bền vững trong khu vực Đông Nam Á là?

A. khai thác tốt nguồn nhân công dồi dào,nguồn nông phẩm nhiệt đới phong phú.

B. phòng chống thiên tai, động đất.

C. bảo vệ môi trường.

D. tranh thủ nguồn vốn và công nghệ nước ngoài.

Câu 32 : Đông Nam Á có khả năng phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới là nhờ?

A. tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.

B. đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, sông ngòi dày đặc..

C. nhiều rừng và biển.

D. tài nguyên thiên nhiên phong phú, giàu rừng, đất đai màu mỡ.

Câu 33 : Cho biểu đồ:

A. Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta

B. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta

C. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của  nước ta

D. Quy mô diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta

Câu 34 : Tại sao chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn?

A. do nhu cầu ngày càng nhiều về sữa và các sản phẩm từ sữa ở các đô thị.

B. do lao động dồi dào ở các đô thị.

C. có các nhà máy chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa ở các đô thị.

D. có các cơ sở dịch vụ chăn nuôi (giống, thú y…) tốt ở các đô thị. 

Câu 35 : Ý nghĩa của việc giải quyết cơ sở năng lượng ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất.

B. đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.

C. cho phép khai thác các thế mạnh nổi bật về kinh tế biển của vùng.

D. nâng cao vai trò cầu nối giữa hai vùng kinh tế phát triển của đất nước là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Câu 36 : Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ổn định cây cà phê ở Tây Nguyên là?

A. phát triển mô hình trang trại trồng cà phê

B. kết hợp với công nghiệp chế biến.

C. đa dạng hóa cây cà phê

D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

Câu 37 : Phương hướng chính để tăng sản lượng cao su ở Đông Nam Bộ là?

A. mở rộng diện tích

B. phát triển mạnh kinh tế trang trại.

C. thay thế các giống cao su năng suất cao.

D. tăng cường lao động và cơ sở công nghiệp chế biến.

Câu 38 : Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long vì?

A. có ba mặt giáp biển, có ngư trường lớn

B. có hệ thống sông ngoài, kênh rạch chằng chịt.

C. có nguồn tài nguyên thủy sản phong phú

D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Câu 39 : Ý nghĩa lớn nhất của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là?

A. phát huy được thế mạnh của vùng

B. sử dụng hợp lí tài nguyên.

C. phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả

D. giải quyết tốt lao động trong vùng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247