Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường THPT Hoàng Quốc Việt

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường THPT Hoàng Quốc Việt

Câu 1 : Phần lớn địa hình phần lãnh thổ phía Tây của Liên Bang Nga là?

A. sơn nguyên đá vôi

B. đầm lầy

C. núi và cao nguyên

D. đồng bằng

Câu 2 : Sắp xếp theo thứ tự gia nhập ASEAN của các nước trong khu vực Đông Nam Á?

A. Thái Lan, Bru-nây, Việt Nam, Mi-an-ma và Cam-pu-chia

B. Việt Nam, Thái Lan, Bru-nây, Mi-an-ma và Cam-pu-chia

C. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia, Mi-an-ma và Bru-nây

D. Thái Lan, Việt Nam, Bru-nây Mi-an-ma và Cam-pu-chia

Câu 3 : Cơ quan nào của EU có quyền lực chính trị cao nhất?

A. Ủy ban liên minh châu Âu

B. Nghị viện châu Âu

C. Hội đồng bộ trưởng EU

D. Hội đồng châu Âu

Câu 4 : Cho biểu đồ:

A. Giai đoạn 1985 – 1995, tỉ trọng xuất khẩu có xu hướng tăng

B. Giai đoạn 1995 – 2004, tỉ trọng xuất khẩu có xu hướng giảm.

C. Tỉ trọng xuất khẩu tăng nhanh và liên tục

D. Giai đoạn 1995 – 2015, là nước xuất siêu.

Câu 6 : Phân bố dân cư của Hoa Kì có sự thay đổi theo hướng từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven Thái Bình Dương vì?

A. khu vực mới có điều kiện khí hậu rất thuận lợi.

B. khu vực Đông Bắc có mật độ dân số quá cao

C. để phù hợp với quá trình khai thác lãnh thổ

D. khu vực mới rất giàu tài nguyên khoáng sản

Câu 7 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta?

A. Hệ thống sông Mê Công

B. Hệ thống sông Hồng

C. Hệ thống sông Thái Bình

D. Hệ thống sông Mã

Câu 8 : Nhận định nào sau đây đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì?

A. Vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương chỉ phát triển ngành công nghiệp 

B. Tỷ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP ngày càng tăng nhanh

C. Công nghiệp khai khoáng chiếm hầu hết giá trị hàng đầu xuất khẩu

D. Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì

Câu 9 : Đường bờ biển nước ta kéo dài từ?

A. Móng Cái đến Hà Tiên

B. Móng Cái đến Bạc Liêu

C. Hải Phòng đến Cà Mau

D. Móng Cái đến Cà Mau

Câu 11 : Địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng

B. Nhiều đồi núi, chủ yếu là núi cao

C. Địa hình chịu tác động của con người

D. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

Câu 12 : Dọc ven biển nước ta, mơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông đổ ra biển thuận lợi nhất cho nghề?

A. Khai thác hải sản

B. làm muối

C. nuôi trồng thủy sản

D. chế biến thủy sản

Câu 13 : Đặc điểm tự nhiên nào sau đây là của miền Tây Trung Quốc?

A. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa

B. Hạ lưu của các con sông lớn, thường xuyên bị lụt lội vào mùa hạ

C. Khí hậu khắc nghiệt, nhiều hoang mạc lớn và bán hoang mạc lớn

D. Các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ

Câu 15 : Địa hình của vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Cao nhất nước, hướng tây bắc – đông nam.

B. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa, hướng tây bắc – đông nam

C. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung

D. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sường Đông – Tây, hướng vòng cung

Câu 16 : Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực?

A. Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Nam Trung Bộ

D. Nam Bộ

Câu 17 : Trên đất liền, điểm cực Nam của nước ta thuộc?

A. đồng bằng sông Cửu Long.

B. đồng bằng sông Hồng

C. đồng bằng sông Mã

D. đồng bằng sông Cả.

Câu 18 : Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta là?

A. đồng bằng sông Cửu Long

B. đồng bằng sông Hồng

C. đồng bằng sông Mã

D. đồng bằng sông Cả.

Câu 19 : Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng ở nước ta?

A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

B. Cung cấp các nguồn lợi về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.

C. Phát triển mạnh cây công nghiệp dài ngày.

D. Tập trung các khu công nghiệp, thành phố, trung tâm thương mại.

Câu 20 : Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị: triệu ha)

A. Diện tích có xu hướng tăng liên tục

B. Tốc độ gia tăng chậm so với của thế giới.

C. Tốc độ tăng sản lượng nhanh hơn so với thế giới.

D. Luôn chiếm trên 50% diện tích toàn thế giới.

Câu 24 : Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản?

A. Có nhiều thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão.

B. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt.

C. Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, ít mưa.

D. Vùng biển có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

Câu 25 : Để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở các đồng bằng của nước ta cần?

A. áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp. 

B. ngăn chặn nạn du canh, du cư.

C. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.

D. chống suy thoái và ô nhiễm đất.

Câu 28 : Nhận định nào sau đây đúng về tài nguyên rừng nước ta hiện nay?

A. Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ nhỏ. 

B. Chất lượng rừng đã được phục hồi hoàn toàn

C. Diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm tỉ lệ nhỏ.

D. Diện tích rừng liên tục giảm.

Câu 29 : Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở?

A. Hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất

B. thành tạo địa hình caxtơ.

C. đất trượt, đá lở ở sườn dốc.

D. hiện tượng xâm thực.

Câu 30 : Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn?

A. Lượng mưa lớn và địa hình chủ yếu là đồi núi thấp

B. Diện tích rừng tăng lên và lượng mưa lớn.

C. Lượng mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào.

D. Nhiều nơi lớp phủ thực vật ít, lượng mưa lớn.

Câu 31 : Cho bảng số liệu sau:NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA TP. HỒ CHÍ MINH

A. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 250C. 

B. Biên độ nhiệt năm nhỏ hơn 50C.

C. Có 3 tháng mùa đông lạnh

D. Không có mùa đông lạnh

Câu 32 : Nhận xét nào sau đây không đúng với sự thay đổi nhiệt độ theo Bắc-Nam ở nước ta?

A. Tổng nhiệt độ trong năm càng về phía Nam càng tăng

B. Nhiệt độ về mùa hạ ít có sự khác nhau giữa hai miền.

C. Biên độ nhiệt trung bình năm càng về phía Nam càng tăng.

D. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần theo Bắc-Nam.

Câu 33 : Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, nên lãnh thổ nước ta có?

A. tổng lượng mưa lớn

B. ảnh hưởng của biển

C. nền nhiệt độ cao

D. các khối khí hoạt động theo mùa.

Câu 34 : Ở nước ta, thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác vùng núi Tây Bắc chủ yếu do?

A. hướng của gió mùa Đông Bắc với hướng của địa hình.  

B. hướng núi khác nhau giữa hai vùng.

C. ảnh hưởng của biển khác nhau.

D. vùng núi Tây Bắc cao hơn Đông Bắc.

Câu 35 : Cho biểu đồ:

A. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều lớn hơn 200C.

B. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội nhỏ hơn TP Hồ Chí Minh

C. Biên độ nhiệt của Hà Nội lớn hơn TP Hồ Chí Minh.

D. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có mùa đông lạnh kéo dài 2 tháng.

Câu 36 : Hiện tượng ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long nước ta do?

A. mật độ xây dựng cao, triều cường. 

B. mưa lớn và triều cường.

C. mưa bão lớn, lũ nguồn về.

D. diện mưa bão rộng và mật độ xây dựng cao

Câu 37 : Ở nước ta, chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, xói mòn ở vùng núi do?

A. trên biển, bão gây sóng to.

B. lượng mưa trong bão thường lớn

C. bão là thiên tai bất thường

D. bão thường có gió mạnh.

Câu 38 : Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền Bắc và Đông bắc Bắc bộ nước ta là?

A. khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm.

B. địa hình có các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan.

C. địa hình cao, các dãy núi xen thung lũng sông hướng tây bắc-đông nam.

D. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất nước ta.

Câu 39 : Ở nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam vì?

A. có nền nhiệt độ thấp hơn

B. có nền nhiệt độ cao hơn.

C. có nền địa hình thấp hơn

D. có nền địa hình cao hơn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247