Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25 (có đáp án): Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (Phần 2) !!

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25 (có đáp án): Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (Phần 2) !!

Câu 1 : Các vùng nông nghiệp đông nam bộ và đồng bằng sông cửu long đều có

A. nhiều đất phèn, đất mặn.

B. trình độ thâm canh cao, sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp.

C. thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy hải sản.

D. điều kiện giao thông vận tải không thuận lợi.

Câu 2 : Các vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng đều có

A. mật độ dân số cao.

B. trình độ thâm canh cao.

C. mùa đông lạnh.

D. thế mạnh về các cây chè, sở, hồi.

Câu 3 : Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự thay đổi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta?

A. Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất.

B. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.

C. Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp.

D. Khai thác hợp lí hơn sự đa dạng của điều kiện tự nhiên.

Câu 4 : Cơ cấu sản phẩm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giai đonạ 1995-2005 có xu hướng nào sau đây?

A. Tăng tỉ trọng của lợn và thủy sản nước ngọt.

B. Giảm tỉ trọng của điều và cao su.

C. Tăng tỉ trọng của cà phê và cói.

D. Giảm tỉ trọng của đay và dừa.

Câu 5 : Vùng Tây nguyên tập trung ở mức độ rất cao vào cây trồng, vật nuôi nào sau đây?

A. Nuôi lợn và thủy sản nước ngọt.

B. Trồng cà phê và đậu tương.

C. Trồng đay và cói.

D. Trồng chè và dừa.

Câu 6 : Kinh tế trang trại ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Là một mô hình sản xuất của nền nông nghiệp cổ truyền.

B. Chỉ tập trung vào trồng cây hàng năm.

C. Chỉ tập trung vào trồng cây lâu năm.

D. Phát triển kinh tế hộ gia đình.

Câu 7 : Một trong những lí do khiến vùng Đồng bằng sông Cửu Long hình thành nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản là

A. được nhà nước hỗ trợ toàn bộ.

B. hệ thống sông ngòi không bị cạn nước về mùa khô.

C. tốc độ đô thị hóa và tăng dân số nhanh.

D. có diện tích mặt nước, rừng ngập mặn lớn.

Câu 8 : Ở nước ta, số lượng trang trại có nhiều nhất ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 9 : Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng nào sau đây?

A. Tăng cường tình trạng độc canh.

B. Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.

C. Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp.

D. Tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản xuất.

Câu 10 : Đa dạng hoá nông nghiệp sẽ có tác động nào sau đây?

A. Tạo nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu.

B. Giảm bớt tình trạng độc canh.

C. Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường.

D. Tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hoá phát triển.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247