Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Huỳnh Mẫn Đạt

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Huỳnh Mẫn Đạt

Câu 1 : Phân tử nào sau đây có uraxin?

A. ADN

B. Prôtêin

C. Lipit

D. ARN

Câu 2 : Khi nói về hệ tuần hoàn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Bò sát có hệ tuần hoàn hở.

B. Hệ tuần hoàn kín chỉ có ở lớp thú.

C. Cá có hệ tuần hoàn đơn.

D. Côn trùng có hệ tuần hoàn kép.

Câu 3 : Trường hợp nào sau đây là do đột biến gen?

A. Hội chứng Đao.

B. Hội chứng Claiphentơ.

C. Hội chứng Tơcnơ.

D. Bệnh hồng cầu hình liềm.

Câu 5 : Enzim phiên mã là gì?

A. ARN polimeraza.

B. ADN polimeraza.

C.  Ligaza.

D. Restrictaza.

Câu 9 : Chất nào sau đây là sản phẩm của chu trình Canvin?

A. O2.

B. Glucôzơ.

C. NADPH.

D. ATP.

Câu 11 : Khi nói về sự hút nước và ion khoáng ở cây, phát biểu sau đây không đúng?

A. Quá trình hút nước và khoáng của cây có liên quan đến quá trình quang hợp và hô hấp của cây.

B. Các ion khoáng có thể được rễ hút vào theo cơ chế thụ động hoặc chủ động. 

C. Lực do thoát hơi nước đóng vai trò rất quan trọng để vận chuyển nước từ rễ lên lá.

D. Nước có thể được vận chuyển từ rễ lên ngọn hoặc từ ngọn xuống rễ.

Câu 12 : Đặc điểm nào dưới đây không có ở cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt

A. Dạ dày đơn.

B. Răng nanh phát triển.

C. Ruột ngắn.

D. Manh tràng phát triển. 

Câu 15 : Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mất một đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.

B. Mất một đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống nhau.

C. Mất một đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.

D. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.

Câu 16 : Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của 1 gen trong tế bào nhưng không làm xuất hiện alen mới?

A. Đột biến gen.

B. Đột biến tự đa bội.

C. Đột biến chuyển đoạn trong 1 NST.

D. Đột biến đảo đoạn NST.

Câu 21 : Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đột biến điểm có thể không gây hại cho thể đột biến.

B. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A + T)(G + X) của gen.

C. Những cơ thể mang alen đột biến đều là thể đột biến.

D. Đột biến gen có thể làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô của gen.

Câu 22 : Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}\) nhưng xảy ra hoán vị gen giữa alen A và alen a. Theo lý thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:

A. ABXD, AbXD, aBXd, abXd hoặc ABXd, AbXd, aBXD, abXD.

B. ABXD, AbXD, aBXd, abXd hoặc ABXd AbXD, aBXd, abXD.

C. ABXD, AbXd, aBXD, abXd hoặc ABXd, AbXd, aBXD, abXD.

D. ABXD, AbXd, aBXD, abXd hoặc ABXd, AbXD, aBXd, abXD.

Câu 28 : Trong cơ chế điều hòa hoạt động của ôpêron Lac của vi khuẩn E coli, giả sử gen Z nhân đôi 1 lần và phiên mã 20 lần. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Gen điều hòa phiên mã 20 lần. 

B. Gen A phiên mã 10 lần.

C. Gen điều hòa nhân đôi 2 lần.

D. Gen Y phiên mã 20 lần.

Câu 33 : Giả sử có 3 tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen AB/ab giảm phân tạo giao tử. Biết không có đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

A. Nếu không có tế bào nào xảy ra hoán vị gen thì tối đa sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1: 1: 1: 1.

B. Nếu chỉ có 2 tế bào xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 2: 2: 1: 1.

C. Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hoán vị thì tần số hoán vị là 1/3 ≈ 33,3%.

D. Nếu cả 3 tế bào đều có hoán vị gen thì sẽ tạo ra giao tử Ab với tỉ lệ 20%. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247