Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Lịch sử Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII !!

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII !!

Câu 2 : Năm 1527, trong lúc triều đình nhà Lê sơ ngày càng suy yếu, Mặc Đăng Dung đã làm gì?

A. Bắt ép Cung hoàng đế nhường ngôi, lập ra nhà Mạc

B. Cùng vua Lê tập trung lực lượng củng cố lại triều đình

C. Làm cuộc đảo chính bằng vũ trang phế truất triều Lê lập ra nhà Mạc

D. Huy động nông dân khởi nghĩa chuẩn bị lật đổ nhà Lê

Câu 3 : Vì sao những người ủng hộ triều Lê sơ trước đây có điều kiện thuận lợi để tập hợp lực lượng chống lại nhà Mạc?

A. Nhà Mạc vẫn tiếp tục duy trì bộ máy quan lại cũ của triều lê

B. Nhà Mạc tiếp tục làm cho tình hình kinh tế, chính trị bất ổn định

C. Nhà Mạc thực hiện chính sách đối ngoại lung túng, đáp ứng nhiều yêu sách vô lý của nhà minh ở Trung Quốc, gây nên sự bất bình trong quan lại và dân chúng

D. Nhà Mạc quá yếu, không đủ sức đương đầu với thế lực thù trong, giặc ngoài

Câu 5 : Trong thời gian tồn tại , nhà Mạc đã làm được gì cho đất nước?

A. Dẹp yên thế lực phong kiến, đưa đất nước tránh khỏi sự cát cứ, chia cắt

B. Củng cố được chính quyền từ trung ương đến địa phương

C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 6 : Từ năm 1527 đến năm 1592, đất nước ta diễn ra cục diện: Nam-Bắc triều. Đó là cuộc tranh giành quyền lực giữa tập đoàn phong kiến nào?

A. Vua Lê (Nam Triều)- chúa Trịnh (Bắc Triều)

B. chúa Trịnh (Nam Triều)- nhà Mạc (Bắc Triều)

C. nhà Mạc (Nam Triều) – nhà Nguyễn (Bắc Triều)

D. Vua Lê, chúa trịnh (nam Triều)-Nhà mạc (Bắc Triều)

Câu 8 :  Khi cuộc chiến Nam – Bắc triều đang tiếp diễn thì nội bộ Nam triều như thế nào?

A. Đoàn kết để chống lại Bắc triều

B. Nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ

C. Diễn ra mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ Nam triều

D. Nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ nhưng không ảnh hưởng đến nội bộ Nam triều

Câu 10 :  Vì sao Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa?

A. Tránh sự xung đột Nam –Bắc triều

B. Tập hợp nhân dân khai hoang

C. Tránh âm mưu bị hại của họ Trịnh

D. Tất cả các lý do trên

Câu 11 : Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế ,vừa lo củng cố chính quyền thống trị ở Thuận Hóa nhằm mục đích gì?

A. Sẵn sàng chống lại thế lực của họ Trịnh

B. Thoát li dần sự lệ thuộc của họ Trịnh

C. Thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh

D. Củng cố thế lực của họ Nguyễn ở Nam triều

Câu 12 : Cuộc chiến tranh Trịnh – nguyễn, cuộc chiến tương tàn trong lịch sử nước ta kéo dài gần nửa thế kỷ, đó là khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1545 đến 1592

B. Từ năm 1627 đến 1672

C. Từ năm 1672 đến 1692

D. Từ năm 1592 đến 1672

Câu 16 : Từ cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI, ruộng đất ngày càng tập trung trong tay vào trong tay ai?

A. Nông dân

B. Địa chủ, quan lại

C. Nhà nước phong kiến

D. Toàn dân

Câu 17 : Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình ruộng đất ở Đàng Trong và Đàng Ngoài như thế nào?

A. Ruộng đất cả hai đàng đều mở rộng, nhất là ở Đàng Trong

B. Ruộng đất Đàng Ngoài mở rộng hơn Đàng Trong

C. Ruộng đất Đàng Trong mở rộng, Đàng Ngoài bị thu hẹp

D. Ruộng đất cả hai Đàng đều thu hẹp

Câu 19 :  Vì sao vào thế kỷ XVIII, ngoại thương ở nước ta phát triển nhanh chóng?

A. Do tình hình kinh tế nước ta lúc bấy giờ ổn định và phát triển

B. Do sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới

C. Do chủ trương mở cửa của các chính quyền Trịnh, Nguyễn

D. Câu B và C đúng

Câu 20 : Vào các thế kỷ XV-XVI, trên thế giới có sự kiện gì đáng ghi nhớ góp phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế?

A. Những cuộc phát kiến lớn về địa lý

B. Những cuộc khai phá vùng đất mới ở Châu Mỹ

C. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật

D. Đã tìm ra la bàn dể đi biển

Câu 21 : Vì sao các thế kỷ XVI-XVII, ở nước ta có sự hình thành và hưng khởi của các đô thị?

A. Do nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển

B. Do sự phát triển kinh tế hàng hóa

C. Do thương nhân nước ngoài vào nước ta quá nhiều

D. Do chính sách mở cửa của các chúa Trịnh, Nguyễn

Câu 23 : Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm bùng nổ phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài đầu thập niên 40 của thế kỷ XVIII?

A. Nông dân bị chấp chiếm, cướp đoạt ruộng đất

B. Nông dân bị chế độ tô thuế, lao dịch, binh dịch nặng nề

C. Nông dân bị hạn hán, lụt lội vỡ đê làm mất mùa xảy ra liên miên

D. Nông dân muốn thoát khỏi sự ràng buộc của chế độ phong kiến Đàng Ngoài

Câu 24 : Trong lúc ở Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc, ở Đàng Trong chúa Nguyễn làm gì?

A. Chúa Nguyễn xưng vương, lập triều đình riêng

B. Chúa Nguyễn mang quân ra đánh chúa Trịnh

C. Chúa nguyễn lo củng cố phủ chúa

D. Tất cả các việc làm trên

Câu 25 : Vào giữa thế kỷ XVIII tình hình Đàng Trong như thế nào?

A. Ổn định và phát triển

B. Chính quyền suy thoái, nhân dân khốn khổ

C. Diễn ra sự tranh chấp ruộng đất khốc liệt

D. Bước vào thời kỳ hưng thịnh nhất

Câu 26 : Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? Ai là người lãnh đạo phong trào Tây sơn?

A. Tây Sơn hạ đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Nhạc

B. Tây Sơn trung đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Lữ

C. Tây Sơn thượng đạo. Lãnh đạo là 3 anh em Tây Sơn

D. Phù Quy Nhơn. Lãnh đạo là Nguyễn Huệ

Câu 27 : Từ năm 1776 đến năm 1783, quân tây Sơn đã ghi được những chiến công vang dội nào?

A. Liên tục mở các cuộc tấn công vào vùng đất Gia Định, giải phóng hầu hết Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn.

B. Liên tục mở các cuộc tấn công vào Đàng Trong, đánh chiếm Phú Yên.

C. Liên tục mở các cuộc tấn công Đàng Trong và Đàng Ngoài

D. Mang quân đánh chiếm toàn bộ phủ Quy Nhơn, chuẩn bị tấn công ra Đàng Ngoài

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247