Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Lịch sử Đề kiểm tra 1 tiết HKI môn Lich sử 10 năm học 2017-2018

Đề kiểm tra 1 tiết HKI môn Lich sử 10 năm học 2017-2018

Câu 1 : Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là chữ gì?

A. Chữ tượng hình  

B. Chữ tượng ý

C. Chữ tượng thanh 

D. Chữ Nôm

Câu 2 : Ngành kinh tế chủ yếu trong xã hội cổ đại phương Đông là gì?

A. Thủ công nghiệp

B. Thương nghiệp 

C. Nông ngiệp

D. Công nghiệp

Câu 3 : Hoàng đế cuối cùng của Ấn Độ là ai?

A. A-cơ-ba   

B. Ao-reng-dép 

C. Gian-han-ghia      

D. Sa-gia-ha

Câu 4 : Vương triều Gúp-ta do ai sáng lập?

A. Bim-bi-sa-ra sáng lập, vào năm 1500 TCN

B. A-sô-ca sáng lập vào thế kỉ II

C. A-cơ-ba sáng lập vào thế kỉ IV 

D. Gúp-ta sáng lập, vào đầu công nguyên

Câu 5 : Bắc Kinh và Nam Kinh vừa là trung tâm kinh tế vừa là trung tâm chính trị vào thời kì nào ở Trung Quốc?

A. Thời Minh - Thanh. 

B. Thời Đường - Tống

C. Thời Tần - Hán     

D. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc

Câu 6 : Thời nhà Minh bỏ các chức Thừa tướng, thái uý và thay vào đó bằng chức gì?

A. Quan văn, quan võ         

B. Tiết độ sứ

C. Các quan thượng thư phụ trách các bộ.         

D. Không thay thế chức nào

Câu 7 : Chế độ quân điền dưới thời nhà Đường là gì?

A. Lấy ruộng đất của địa chủ, quan lại chia cho nông dân

B. Lấy ruộng đất của nông dân giàu chia cho nông dân nghèo

C. Lấy ruộng đất của nhà nước chia bình quân cho mọi người

D. Lấy ruộng công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân

Câu 9 : Nhóm người gồm 2-3 thế hệ già trẻ cùng có chung dòng máu, đó là biểu hiện của tổ chức nào trong xã hội nguyên thuỷ?

A. Thị tộc  

B. Bộ lạc

C. Bầy người nguyên thủy  

D. Người vượn cổ

Câu 10 : Khi tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào?

A.  Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa

B. Xã hội phân chia kẻ giàu, người nghèo dẫn đến phân chia thành giai cấp

C. Những người giàu có phung phí của cải thừa

D. Người tối cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ.

Câu 11 : Người tối cổ đã có những phát minh lớn gì ghi dấu ấn trong thời nguyên thuỷ?

A. Giữ lửa trong tự nhiên    

B. Ghè đẽo công cụ bằng đá thật sắc.

C. Chế tạo công cụ bằng đá     

D. Giữ lửa và tạo ra lửa

Câu 12 : Đặc điểm của thị quốc ở Địa Trung Hải?

A. Địa Trung Hải mỗi quốc gia nhiều thành thị

B. Ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị

C. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia

D. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia

Câu 13 : Nhà Tần thống nhất Trung Quốc vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng năm 122 TCN        

B. Khoảng năm 212 TCN

C. Khoảng năm 221 TCN          

D. Khoảng năm 215 TCN

Câu 14 : Vào khoảng thời gian nào cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt?

A. Khoảng thiên niên kỉ I TCN 

B. Khoảng thiên niên kỉ II TCN

C. Khoảng thiên niên kỉ III TCN 

D. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN

Câu 15 : Các nước nào đã chịu ảnh hưởng rất rõ rệt về văn hoá truyền thống của Ấn Độ

A. Trung Quốc    

B.  Ấn Độ     

C. Mông Cổ  

D. Các nước Đông Nam Á

Câu 16 : Tính cộng đồng trong thị tộc được biểu hiện như thế nào?

A. Có sự phân biệt giữa giàu và nghèo

B. Mọi sinh hoạt và của cải được coi là của chung, việc chung và làm chung

C. Tập hợp một số thị tộc, sông cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi

D. Các thị tộc có quan hệ gắn bó với nhau

Câu 17 : Con người xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. Cách ngày nay 2-3 triệu năm   

B. Cách ngày nay 4-5 triệu năm

C. Cách ngày nay 4 vạn năm

D.  Cách ngày nay khoảng 4-6 triệu năm

Câu 18 : Đặc điểm phân biệt chủ yếu giữa người tối cổ và người tinh khôn là gì?

A. Thể tích óc phát triển

B. Bàn tay khéo léo

C. Óc sáng tạo 

D.  Xương cốt nhỏ

Câu 19 : Đồ sắt ra đời vào thời gian nào?

A. 5000 năm trước đây 

B. 5.500 năm trước đây

C. 4000 năm trước đây

D. 3000 năm trước đây   

Câu 20 : Tính cộng đồng trong xã hội nguyên thuỷ bị phá vỡ khi nào?

A. Sản phẩm thừa thường xuyên

B. Tư hữu xuất hiện

C. Cuộc sống thấp kém     

D. Cụng cụ kim loại xuất hiện

Câu 21 :  Nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành ở đâu?

A. Trên các hòn đảo

B. Lưu vực các dòng sông lớn

C. Trên các vùng núi cao        

D. Ở các thung lũng

Câu 22 : Tại sao nhà nước ở các quốc gia cổ đại Phương Đông ra đời sớm?

A. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và làm thuỷ lợi

B. Do nhu cầu sinh sống

C.  Do điều kiện tự nhiên thuận lợi

D. Do nhu cầu phát triển kinh tế

Câu 23 : Tại sao lại gọi lịch của các cư dân ở các quốc gia cổ đại Phương Đông là “nông lịch”?

A. Do nông dân sáng tạo ra

B. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp

C. Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng

D. Cả a,b,c đều đúng

Câu 24 :  Cư dân nào tìm ra chữ số “0”?

A. Ai Cập   

B. Ấn Độ

C. Lưỡng Hà 

D. La Mã

Câu 25 : Nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Phương Đông có đặc điểm gì?

A. Săn bắn và hái lượm       

B. Trồng trọt và chăn nuôi

C.  Lấy nghề nông làm gốc        

D. Phát triển hầu hết các ngành kinh tế

Câu 26 : Chế độ phong kiến phương Tây suy vong vào thời gian nào?

A. Khoảng thế kỉ XV – XVI

B. Khoảng thế kỉ XVI – XVII

C. Khoảng thế kỉ XVII – XVIII

D. Khoảng thế kỉ XVI – XVIII

Câu 27 : Chế độ phong kiến phương Đông rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng vào thời gian nào?

A. Khoảng thế kỉ XV – XVIII

B. Khoảng thế kỉ XVI – XVII

C.  Khoảng thế kỉ XVI – XVIII

D. Khoảng thế kỉ XVII – XIX

Câu 28 : Hai giai cấp chính trong xã hội phong kiến phương Tây là hai giai cấp nào?

A. Lãnh chúa phong kiến và nông dân

B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô

C. Địa chủ và nông dân

D. Chủ nô và nô lệ

Câu 29 : Nó là sự kiện báo hiệu sự khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến. Đó là ý nghĩa của sự kiện lịch sử nào?

A. Phong trào văn hoá Phục hưng

B. Chiến tranh nông dân Đức

C. Cải cách tông giáo ở Tây Âu

D.
Tất cả đáp án trên

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247