Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 GDCD Đề ôn tập hè môn GDCD 6 năm 2021 Trường THCS Tăng Bạt Hổ

Đề ôn tập hè môn GDCD 6 năm 2021 Trường THCS Tăng Bạt Hổ

Câu 1 : Việc làm thể hiện việc không chăm sóc sức khỏe là:

A. Hút thuốc lá.

B. Chơi cầu lông.

C. Đánh răng trước khi đi ngủ.

D. Chơi đá bóng.

Câu 2 : Việc làm thể hiện việc chăm sóc sức khỏe là:

A. Đi khám định kỳ.

B. Chơi game thâu đêm.

C. Hút ma túy đá.

D. Đua xe trái phép.

Câu 3 : Câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì là:

A. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.

B. Tích tiểu thành đại.

C. Chịu khó mới có mà ăn.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 4 : Biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ là:

A. Học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp.

B. Không học bài cũ.

C. Bỏ học chơi game.

D. Đua xe trái phép.

Câu 5 : Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

A. Tiết kiệm tiền để mua sách.

B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.

C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.

D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

Câu 6 : Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q?

A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí.

C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật.

Câu 7 : Những hành vi trái với lễ độ là?

A. Nói tục, chửi bậy.

B. Cãi bố mẹ.

C. Không nghe lời ông bà.

D. Cả A,B,C.

Câu 8 : Thành ngữ nói về lễ độ là ?

A. Có công mài sắt có ngày nên kim.

B. Đi thưa về gửi.

C. Vắt cổ chày ra nước.

D. Góp gió thành bão.

Câu 9 : Khi gặp một cụ già đứng bên vỉa hè chờ đèn đỏ để sang đường em sẽ làm gì ?

A. Không làm gì cả.

B. Mặc kệ.

C. Đưa bà sang đường.

D. Nhờ người khác đưa bà sang đường.

Câu 10 : Biểu hiện của Lễ độ là ?

A. Tôn trọng, quý mến mọi người.

B. Quý trọng sức lao động.

C. Cần cù, tự giác.

D. Siêng năng, kiên trì.

Câu 11 : Đối với xã hội, Lễ độ sẽ giúp xã hội ?

A. Hạnh phúc.

B. Tươi đẹp.

C. Văn minh.

D. Tốt đẹp.

Câu 12 : Em sẽ lên án hành vi nào dưới đây ?

A. Đánh chửi cha mẹ.

B. Trả lại tiền cho người đã mất.

C. Chào hỏi người lớn tuổi.

D. Nhường chỗ cho trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.

Câu 13 : Đối với cá nhân, Lễ độ sẽ giúp cho ?

A. Quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn.

B. Quan hệ giữa con người với con người trở nên căng thẳng hơn.

C. Quan hệ giữa con người với con người tồi tệ hơn.

D. Quan hệ giữa con người với con người bình an hơn.

Câu 14 : Trên mạng xuất hiện các bài báo, đoạn video clip học sinh đánh thầy giáo, con đánh cha mẹ…Em có suy nghĩ gì về những hành động đó?

A. Hành động đó vô lễ, hỗn láo, vi phạm pháp luật.

B. Hành động đó thể hiện là người có Lễ độ.

C. Hành động đó thể hiện là người trung thực, thẳng thắn.

D. Hành động đó là bình thường, không có gì đáng lên án.

Câu 15 : Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì?

A. Chơi game.

B. Lên Facebook nói chuyện với mọi người.

C. Đi chơi với bạn bè.

D. Học bài cũ và soạn bài mới, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.

Câu 16 : Đối lập với tiết kiệm là ?

A. Xa hoa, lãng phí.

B. Cần cù, chăm chỉ.

C. Cẩu thả, hời hợt.

D. Trung thực, thẳng thắn.

Câu 17 : Câu nói : Cơm thừa gạo thiếu nói đến ?

A. Lãng phí, thừa thãi.

B. Cần cù, siêng năng.

C. Trung thực, thẳng thắn.

D. Tiết kiệm.

Câu 18 : Câu nói nào nói về sự keo kiệt, bủn xỉn ?

A. Vung tay quá trán.

B. Năng nhặt chặt bị

C. Vắt cổ chày ra nước.

D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.

Câu 20 : Trái với siêng năng, kiên trì là:

A. Lười biếng, chóng chán.

B. Trung thực, thẳng thắn.

C. Cẩu thả, hời hợt.

D. Cả A và C.

Câu 21 : Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì?

A. Chăm chỉ học tập và không chơi la cà.

B. Chép bài của bạn để đạt điểm cao.

C. Học thuộc lòng trong quyển sách học tốt.

D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới.

Câu 22 : Ngày thế giới vì sức khỏe là:

A. 7/4.

B. 4/7.

C. 7/5.

D. 5/7.

Câu 23 : Ngày thế giới chống hút thuốc lá:

A. 30/5.

B. 31/5.

C. 29/5.

D. 28/5.

Câu 24 : Ngày thế giới phòng chống ma túy là:

A. 24.6.

B. 25/6.

C. 26/6.

D. 27/6.

Câu 25 : Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức:

A. Của cải vật chất.

B. Thời gian.

C. Sức lực

D. Tất cả đáp án trên

Câu 26 : Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm là :

A. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

B. Năng nhặt chặt bị

C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

D. B,C đúng

Câu 27 : Lễ độ là ?

A. Chỉ chào hỏi người lớn tuổi.

B. Biết cách cư xử đúng mực.

C. Cãi nhau với bạn bè.

D. Nói trống không.

Câu 28 : Ca dao tục ngữ không nói về lễ độ là

A. Tiên học lễ, hậu học văn

B. Kính trên nhường dưới

C. Nhất tự vi sư bán tự vi sư

D. Có công mài sắt có ngày nên kim

Câu 29 : Người không có lễ độ là:

A. Vô lễ với người lớn

B. Thiếu văn hóa

C. Hỗn láo với người lớn

D. A, B, C đúng

Câu 30 : Chọn câu phát biểu đúng?

A. Ba mẹ mình làm ra cho mình thì mình hưởng nhưng phải biết tiết kiệm

B. Mình làm thì mình xài thoải mái

C. Ba mẹ làm ra mình hưởng và không cần làm việc

D. Tất cả đúng

Câu 31 : Trong giờ kiểm tra môn Toán em thấy bạn M đang chép tài liệu trong giờ. Trong trường hợp này em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo bộ môn để bạn bị đánh dấu bài.

B. Nhắc nhở bạn để bạn rút kinh nghiệm.

C. Mặc kệ.

D. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.

Câu 32 : Những danh nhân có đức tính siêng năng kiên trì là:

A. Bác Hồ

B. Nhà bác học Lê Quý Đôn

C. Tôn Thất Tùng

D. A, B, C đều đúng

Câu 33 : Hành vi nào không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

A. Tự ý xông vào nhà người khác.

B. Xông vào nhà hàng xóm tìm con gà bị mất.

C. Bắt đối tượng truy nã đang lần trốn tại đó.

D. Công an xã tự ý khám xét nhà người dân.

Câu 34 : Chỉ được khám xét nhà người khác khi nào?

A. Khi có quyết định của Tòa án hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát.

B. Khi nghi ngờ có hành vi phạm tội.

C. Khi có công văn của Toàn án.

D. Khi có công văn của Viện Kiểm sát.

Câu 35 : Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt hình thức nào ?

A. Phạt cảnh cáo.

B. Cải tạo không giao giữ.

C. Phạt tù.

D. Cả A,B,C.

Câu 36 : Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Tự ý bắt người và giam giữ người vì lí do không chính đáng.

B. Tự ý bắt người và giam giữ người trái pháp luật.

C. Bắt giữ người đang phạm tội quả tang.

D. Bắt giữ người do nghi ngờ.

Câu 37 : Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?

A. Hai học sinh đang gây gổ với nhau tại sân trường.

B. Hai hàng xóm đang cãi nhau.

C. Chị B bịa đặt, nói xấu người khác.

D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm chìa khóa.

Câu 38 : Công dân bị bắt khi có quyết định hoặc phê chuẩn của cơ quan nhà nước nào?

A. Tòa án.

B. Viện Kiểm sát.

C. Công an tỉnh.

D. Cả A, B.

Câu 39 : Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm?

A. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên .

B. Giáo dục tại chức và giáo dục từ xa.

C. Giáo dục chính quy và giáo dục tại chức.

D. Giáo dục từ xa và giáo dục thường xuyên.

Câu 40 : Công bằng trong giáo dục được thể hiện ở nội dung nào sau đây ?

A. Học sinh dân tộc Tày được đi học.

B. 40 tuổi vẫn được đi học.

C. Nam và nữ đều được đi học như nhau.

D. Cả A, B, C.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247