Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Sinh học Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 29 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp

Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 29 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp

Câu 1 : Đặc điểm chung của ngành chân khớp:

A. Có vỏ kitin.

B. Có vỏ kitin, phần phụ phân đốt.

C. Có vỏ bằng kitin, phần phụ phân đốt khớp động, lớn lên nhờ lột xác .

D. Phần phụ phân đốt các đốt khớp động với nhau, có vỏ kitin.

Câu 2 : Sự đa dạng của ngành chân khớp thể hiện ở những đặc điểm nào?

A. Đa dạng về môi trường sống

B. Đa dạng về cấu tạo.

C. Đa dạng về tập tính

D. Đa dạng về cấu tạo, môi trường sống, tập tính.

Câu 3 : Động vật nào thuộc ngành chân khớp có giá trị xuất khẩu?

A. Tôm sú, tôm hùm

B. Bọ cạp.

C. Cua đồng, nhện đỏ. 

D. Tôm càng xanh, ong mật.

Câu 4 : Trong ngành Chân khớp, lớp động vật nào có giá trị thực phẩm lớn nhất?

A. Lớp Giáp xác

B. Lớp Hình nhện

C. Lớp Sâu bọ

D. Lớp Nhiều chân

Câu 5 : Chân khớp sống ở môi trường 

A. Dưới nước

B. Trên cạn

C. Trên không trung 

D. Tất cả các môi trường sống trên

Câu 6 :  Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Chân khớp? 

A. Các chân phân đốt khớp động

B. Qua lột xác để tăng trưởng cơ thể

C. Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở 

D. Có mắt kép

Câu 7 : Loài chân khớp nào biết chăn nuôi động vật 

A. Ong mật

B. Kiến

C. Mọt hại gỗ 

D. Nhện đỏ

Câu 8 : Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về cấu tạo cơ thể 

A. Có nhiều loài

B. Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau

C. Thần kinh phát triển cao 

D. Có số lượng cá thể lớn

Câu 9 : Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về tập tính 

A. Thần kinh phát triển cao

B. Có số lượng cá thể lớn

C. Có số loài lớn 

D. Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247