Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Trắc nghiệm Sinh 12 bài 12 : Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

Trắc nghiệm Sinh 12 bài 12 : Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

Câu 1 : Ở những loài giao phối, tỉ lệ đực : cái luôn xấp xỉ 1 : 1 vì

A. số giao tử đực bằng với số giao tử cái.

B. số con cái và số con đực trong loài bằng nhau.

C. sức sống của các giao tử đực và cái ngang nhau.

D. cơ thể XY tạo giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau.

Câu 4 : Đặc điểm nào dưới đây là của hiện tượng di truyền qua tế bào chất?

A. Số lượng gen ngoài NST ở các tế bào con là giống nhau.

B. Không tuân theo các quy luật của thuyết di truyền NST.

C. Có đặc điểm di truyền giống như gen trên NST.

D. Có sự phân chia đồng đều gen ngoài NST cho các tế bào con.

Câu 8 : Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết tính trạng do gen trên NST giới tính Y quy định là

A. được di truyền thẳng ở giới dị giao tử

B. luôn di truyền theo dòng bố

C. chỉ biểu hiện ở con cái

D. chỉ biểu hiện ở con đực

Câu 9 : Ở mèo, gen B quy định màu lông đen nằm trên NST giới tính X, gen b quy định màu lông hung, mèo cái dị hợp về gen này có màu lông tam thể do B trội không hoàn toàn. Lai mèo cái tam thể với mèo đực lông đen, màu lông của mèo con sẽ là:

A. Mèo cái toàn đen ; mèo đực 50% đen : 50% hung

B. Mèo cái 50% đen : 50% tam thể ; mèo đực 100% đen

C. Mèo cái 50% đen : 50% tam thể ; mèo đực 100% hung

D. Mèo cái 50% đen : 50% tam thể ; mèo đực 50% đen : 50% hung

Câu 11 : Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng (phép lai thuần) được F1 gồm 100% vảy đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau được F2 gồm 2 loại kiểu hình với tỉ lệ: 3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trắng gồm toàn cá cái. Cho rằng không có đột biến phát sinh. Nếu thực hiện phép lai nghịch với phép lai trên thì sự phân li về kiểu gen và kiểu hình ở F2 tương ứng là:

A. 1XAXA : 1XAXa : 1XAY : 1XaY ; 3 vảy đỏ : 1 vảy trắng (toàn con cái)

B. 1XAXA : XaY ; 1 đực vảy đỏ: 1 cái vảy trắng

C. 1XAXa : 1XaXa : 1XAY : 1XaY ; 1 đực vảy đỏ : 1 đực vảy trắng : 1 cái vảy đỏ : 1 cái vảy trắng

D. 1XAXa : 1XaY ; 1 đực vảy đỏ: 1 cái vảy trắng

Câu 12 : Một đột biến điểm ở gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?

A. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.

B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con của họ đều bình thường.

C. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh

D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì bà nội bị bệnh.

Câu 14 : Ở những loài có cơ chế tế bào học xác định giới tính kiểu XX và XY nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch cho tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới thì kết luận nào sau đây là đúng?

A. Gen quỵ định tính trạng nằm trên NST Y

B. Chưa thể kết luận chắc chắn

C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với nhiễm sẳc thể Y

D. Gen quy định tính trạng năm trong ti thể

Câu 15 : Trong phép lai một tính trạng do 1 gen quy định, nếu kết quả phép lai thuận và kết quả phép lai nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu

A. nằm trên nhiễm sắc thể Y

B. nằm trên nhiễm sắc thể X

C. nằm trên nhiễm sắc thể thường

D. nằm ở ngoài nhân (trong ti thể hoặc lục lạp)

Câu 16 : Nhận định nào sau đây là đúng về di truyền ngoài nhân?

A. Gen ngoài nhân dược di truyền thẳng

B. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ

C. Gen ngoài nhân chỉ có trong ti thể của mọi loài sinh vật

D. Chứng động kinh ở người do một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể, nên nếu mẹ bị động kinh thì chỉ có con gái mới bị động kinh

Câu 17 : Phát biểu nào sau đây không đúng về hiện tượng di truyền theo dòng mẹ?

A. Kiểu hình của các cơ thể con đều giống mẹ.

B. Một cơ thể dùng làm mẹ lai với các cơ thể khác nhau vẫn cho đời con cùng 1 kiểu hình.

C. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể X.

D. Lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau.

Câu 18 : Một trong những đặc điểm của gen trong tế bào chất là:

A. gen của con được thừa hưởng hoàn toàn từ bố.

B. phân chia không đồng đều về các tế bào con trong phân bào.

C. rất khó bị đột biến.

D. luôn tồn tại thành cặp alen.

Câu 20 : Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây sai?

A. Các gen ngoài nhân thường tồn tại thành từng cặp alen.

B. Ở các loài sinh sản vô tính và hữu tính, gen ngoài nhân đều có khả năng di truyền cho đời con.

C. Gen ngoài nhân có khả năng nhân đôi và phiên mã.

D. Gen ngoài nhân được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X.

Câu 23 : Trong một gia đình, gen trong ti thể của người con trai có nguồn gốc từ

A. Ti thể của bố.

B. Ti thể của bố hoặc mẹ.

C. Ti thể của mẹ.

D. Nhân tế bào của cơ thể mẹ.

Câu 24 : Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài nhiễm sắc thể?

A. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.

B. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.

C. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau.

D. Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng.

Câu 35 : Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P : ♀ $\frac{ AB }{ ab } X ^{ D } X ^{ d } x$ ♂ $\frac{ AB }{ ab } X ^{ D } X$ thu được có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng nêu trên chiếm 4%. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây đúng về kết quả ở F1?

A. Có 40 loại kiểu gen và 16 loại kiểu hình.

B. Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 11/52.

C. Tỉ lệ kiểu gen mang 3 alen trội chiếm 36%.

D. Số cá thể có kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen trong số các cá thể cái mang 3 tính trạng trội là 4/33.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247