Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 7: Lịch sử phát triển văn hóa của Ấn Độ

Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 7: Lịch sử phát triển văn hóa của Ấn Độ

Câu 1 : Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán vào thế kỉ VII vì nhiều nguyên nhân, ngoại trừ

A. Văn hóa truyền thống Ấn Độ bị mai một trước ảnh hưởng của các nhân tố từ bên ngoài

B. Chính quyền trung ương suy yếu

C. Đất nước rộng lớn và bị ngăn cách

D. Mỗi vùng lãnh thổ có những điều kiện và sắc thái riêng

Câu 2 : Đến thế kỉ VII, Ấn Độ bị chia rẽ thành

A. Hai nước

B. Ba nước

C. Bốn nước

D. Sáu nước

Câu 3 : Sự phân biệt chia rẽ ở Ấn Độ vào thế kỉ VII không chứng tỏ

A. Tình trạng khủng hoảng, suy thoái của Ấn Độ

B. Sự phát triển tự cường của các vùng địa phương

C. Sự phát triển của các vùng xa hơn

D. Văn hóa truyền thống Ấn Độ được truyền bá, phát triển rộng trên toàn lãnh thổ và ảnh hưởng ra bên ngoài

Câu 4 : Tại sao thời kì từ thế kỉ VII đến thế kỉ XII, mặc dù Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán thành hai miền, sáu nước nhưng lại không phải thời kì khủng hoảng suy thoái?

A. Vua các nước đẩy mạnh chiến tranh chinh phục các nước lân cận, đất nước tiếp tục phát triển

B. Văn hóa Ấn Độ tiếp tục được truyền bá và lan tỏa mạnh ra các nước khác

C. Đây là thời kì phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến Ấn Độ

D. Thời kì phát triển tự cường của các địa phương, các vùng xa hơn; văn hóa truyền thống Ấn Độ vẫn được truyền bá, phát triển rộng khắp Ấn Độ và ảnh hưởng ra bên ngoài.

Câu 5 : Điểm nổi bật của Ấn Độ từ thế kỉ VII đến thế kỉ XII là gì?

A. Văn hóa truyền thống Ấn Độ phát triển rộng ra toàn lãnh thổ

B. Văn hóa truyền thống Ấn Độ được phổ biến tích cực ra bên ngoài

C. Là thời kì văn hóa truyền thống Ấn Độ phát triển rộng khắp đất nước và có ảnh hưởng ra bên ngoài

D. Đất nước bị phân tán nhưng vẫn phát triển cường thịnh

Câu 7 : Nguyên nhân chính khiến Ấn Độ bị người Hồi giáo xâm chiếm là

A. Ấn Độ bị chia rẽ và phân tán thành nhiều quốc gia

B. Người dân Ấn Độ phần lớn đạo Hồi

C. Trình độ kinh tế, quân sự của Ấn Độ kém phát triển hơn

D. Địa hình Ấn Độ bị chia rẽ, cô lập với bên ngoài

Câu 8 : Từ thế kỉ XIII, Ấn Độ bị xâm chiếm bởi

A. Người Hồi giáo gốc Thổ ở vùng Trung Á

B. Người Hồi giáo gốc Trung Á

C. Người Hồi giáo gốc Mông Cổ

D. Người Hồi giáo gốc Thổ vùng Lưỡng Hà

Câu 9 : Thuế ngoại đạo ở Ấn Độ thời kì Vương triều Hồi giáo Đêli là loại thuế gì?

A. Thuế dành cho những người theo đạo Phật

B. Thuế dành cho những người theo đạo Hinđu

C. Thuế dành cho những người không phải người Ấn Độ

D. Thuế dành cho những người không theo đạo Hồi

Câu 10 : Ý nào không phản ánh đúng chính sách thống trị của Vương triều Hồi giáo Đêli đối với nhân dân Ấn Độ?

A. Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hóa, nghệ thuật

B. Truyền bá và áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Hinđu

C. Tự giành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong xã hội

D. Cũng có những chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước

Câu 11 : Nét nổi bật của tình hình Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đêli là

A. Vương triều Đêli là vương triều ngoại tộc nhưng đã nhanh chóng tự biến thành vương triều của người Ấn Độ

B. Diễn ra sự giao lưu văn hóa Đông (văn hóa Ấn Độ) – Tây (văn hóa Arập Hồi giáo)

C. Hồi giáo từ Ấn Độ được truyền bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi ở Đông Nam Á

D. Diễn ra sự giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa Hồi giáo; từ Ấn Độ Hồi giáo được truyền bá sang vùng Đông Nam Á

Câu 12 : Người thiết lập vương triều Môgôn ở Ấn Độ là

A. Timua Leng

B. Acơba

C. Babua

D. Giahanghia

Câu 13 : Vương triều Môgôn là vương triều của

A. Người gốc Thổ theo Hồi giáo

B. Người Hồi giáo gốc mông cổ

C. Người Hồi giáo Trung Á

D. Người Hồi giáo gốc Lưỡng Hà

Câu 14 : Điểm khác của vương triều Môgôn so với vương triều Hồi giáo Đêli là gì?

A. Là vương triều ngoại tộc

B. Là vương triều theo Hồi giáo

C. Được xây dựng và củng cố theo hướng “Ấn Độ hóa”

D. Không xoa dịu được mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo ở Ấn Độ

Câu 15 : Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Hồi giáo Môgôn là gì?

A. Đều là hai vương triều ngoại tộc và theo Hồi giáo

B. Điều cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hóa

C. Đều thuộc giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ

D. Đều có những ông vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ

Câu 16 : Ý nào giải thích đúng nhất lí do Acơba – vị vua thứ tư của vương triều Môgôn – là vị vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ?

A. Ông đã thực hiện chính sách đúng đắn, đưa Ấn Độ phát triển thịnh vượng

B. Ông đã thực hiện hòa hợp dân tộc, hòa hợp tôn giáo

C. Ông rất quan tâm phát triển kinh tế

D. Ông đề ra những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hóa, văn nghệ$b. Lí do Acơba – vị vua thứ tư của vương triều Môgôn – là vị vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ là do ông đã thực hiện chính sách đúng đắn, đưa Ấn Độ phát triển thịnh vượng

Câu 17 : Người được nhân dân Ấn Độ suy tôn “Đấng chí tôn”là

A. Babua

B. Acơba

C. Giahanghia

D. Sa Hagian

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247