Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm địa 12 bài 21 : Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

Trắc nghiệm địa 12 bài 21 : Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

Câu 1 : Về cơ bản nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp

A. Cận nhiệt đới

B. Nhiệt đới

C. Cận xích đạo

D. Ôn đới

Câu 2 : Yếu tố quan trọng nhất tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp quanh năm, dễ dàng áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh, tăng vụ là

A. Khí hậu phân hóa, có mùa đông lạnh

B. Chế độ nhiệt đới ẩm dồi dào

C. Địa hình, đất đai đa dạng

D. Nguồn nước và sinh vật phong phú

Câu 3 : Sự phân hóa của các điều kiện địa hình, đất trồng nước ta

A. Thuận lợi cho việc nhân rộng diện tích các cây công nghiệp hàng năm có giá trị kinh tế cao trên cả

B. Thuận lợi cho việc nhân rộng diện tích các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao trên cả nước

C. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng

D. Cho phép áp dụng hệ thống canh tác giống nhau giữa các vùng

Câu 4 : Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nề nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là :

A. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên

D. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ

Câu 5 : Một trong những biểu hiện về sự khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là :

A. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp

B. Nhà nước bắt đầu có những chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn

C. Các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân

D. Giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP

Câu 6 : Một trong những biểu hiện về sự khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là:

A. Nhà nước bắt đầu có các chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn

B. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày chịu được sâu bệnh, có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt và hạn hán

C. Các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng đày đủ như cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân

D. Giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP

Câu 7 : Một trong những biểu hiện về sự khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là:

A. Lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân

B. Các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng đày đủ như cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân

C. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghệ chế biến và bảo quản nông sản

D. Giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP

Câu 8 : Một hạn chê lớn của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là

A. Có tính bấp bênh trong sản xuất do đặc điểm thời tiết và khí hậu gây ra

B. Sản lượng của những sản phầm nông nghiệp chủ lực còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu trong nước

C. Chất lượng các sản phẩm nông nghiệp kém, không có khả ăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế

D. Chi phí sản xuấ lớn, hiệu quả kinh tế thấp do phải đầu tư lớn và sử dụng nhiều lao động có trình độ cao

Câu 9 : Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là :

A. Tăng số lượng lao động hoạt động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp

B. Tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cáu GDP

C. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp đáp ứng cho nhu càu tiêu dùng tại chỗ của người dân

D. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp xuất khảu ( gạo, cà phê, cao sư, hoa quả, …)

Câu 10 : Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta là:

A. Gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp

B. Sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới

C. Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa

D. Mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm, phần lớn để tiêu dùng tại chỗ

Câu 11 : Nền nông nghiệp nước ta hiện nay

A. Vẫn chỉ là nền nông nghiệp tự cấp, tự túc

B. Đã không còn sản xuất tự cấp, tự túc

C. Vẫn chưa chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa

D. Đang trong quá trình chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa

Câu 12 : Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta là:

A. Gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp

B. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công

C. Sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới

D. Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa

Câu 13 : Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta là:

A. Gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp

B. Sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới

C. Sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp

D. Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa

Câu 14 : Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta là:

A. Gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp

B. Sản xuất nhỏ, công cụ thô sơ

C. Sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp

D. Phần lớn sản phẩm tiêu dùng tại chỗ

Câu 15 : Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta là:

A. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công

B. Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa

C. Sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp

D. Phần lớn sản để phẩm tiêu dùng tại chỗ

Câu 16 : Bước tiến lớn trong nền nông nghiệp nước ta những năm qua là

A. Sự chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền snag nông nghiệp sản xuất hàng hóa

B. Phát triển nền nông nghiệp cổ truyền, quan tâm nhiều đến sản lượng

C. Sản xuất nông nghiệp tự cấp , tự túc theo hướng đa canh

D. Sản xuất nhỏ, đầu tư hạn chế, ít chú ý đến thị trường

Câu 17 : Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ:

A. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công

B. Sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp

C. Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm

D. Phần lớn sản để phẩm tiêu dùng tại chỗ

Câu 18 : Phát triển cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn là thế mạnh của vùng

A. trung du và đồng bằng.

B. đồng bằng ven biển.

C. miền núi và đồng bằng.

D. trung du và miền núi.

Câu 19 : Trong những năm qua, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng

A. Phân bố đồng đều các cây trồng, vật nuôi giữa các vùng

B. Tăng tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu nông nghiệp của các vùng

C. Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển vùng chuyên canh

D. Chia đều ruộng đất cho người lao động

Câu 20 : Ý nào dưới đây không phải là đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta?

A. Sản xuất nhỏ.

B. Công cụ thủ công.

C. Sử dụng nhiều máy móc.

D. Sử dụng nhiều sức người.

Câu 21 : Thiên tai và các loại dịch bệnh là khó khăn trong ngành

A. sản xuất công nghiệp.

B. các hoạt động dịch vụ.

C. sản xuất nông nghiệp.

D. du lịch và thương mại.

Câu 22 : Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ là đặc trưng của nền nông nghiệp nào?

A. Nền nông nghiệp hàng hóa.

B. Nền nông nghiệp nhiệt đới.

C. Nền nông nghiệp cổ truyền.

D. Nền nông nhiệt thị trường.

Câu 23 : Đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền là

A. Người sản xuất quan tâm đến lợi nhuận.

B. Sản xuất tự cấp tự túc, đa dạng hóa.

C. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.

D. Năng suất nông nghiệp cao.

Câu 24 : Nguyên nhân nào làm tăng thêm tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp của nước ta?

A. Nhu cầu thị trường luôn biến đổi

B. Kinh nghiệm của nhân dân lao động.

C. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Câu 25 : Vùng đồng bằng có thế mạnh nào dưới đây?

A. Thâm canh, tăng vụ.

B. Cây lâu năm.

C. Khai thác khoáng sản.

D. Chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 26 : Yếu tố nào cho phép trồng trọt quanh năm, áp dụng các công thức luân canh, tăng vụ?

A. Nguồn nước dồi dào.

B. Lượng nhiệt ẩm dồi dào.

C. Tài nguyên đất phong phú.

D. Khí hậu phân hóa đa dạng.

Câu 27 : Sự phân hoá của khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp của nước ta. Điều đó được thể hiện ở:

A. Tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.

B. Sự đa dạng của sản phẩm nông nghiệp nước ta.

C. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

D. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp khác nhau giữa các vùng.

Câu 28 : Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện ở nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?

A. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.

B. Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn.

C. Khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất.

D. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.

Câu 29 : Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa là

A. người nông dân sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trong sản xuất.

B. người nông dân quan tâm nhiều hơn đến sản lượng.

C. sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghiệp mới.

D. sử dụng công cụ thủ công, thô sơ, nhiều sức người.

Câu 30 : Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hoá không phải là

A. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá.

B. sử dụng công cụ thủ công, thô sơ, nhiều sức người.

C. gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ.

D. sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghiệp mới.

Câu 31 : Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là

A. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu

B. tăng cường chăn nuôi gia súc lớn

C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp

D. mở rông thị trường trong nước về các loại nông sản

Câu 32 : Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là

A. đặc điểm về đất đai và khí hậu.

B. truyền thống sản xuất của dân cư.

C. trình độ thâm canh.

D. điều kiện về địa hình.

Câu 34 : Năng suất lúa nước ta tăng nhanh là do nguyên nhân chính nào?

A. Bón nhiều phân hóa học.

B. Áp dụng các biện pháp thâm canh.

C. Tăng diện tích.

D. Sử dụng giống mới.

Câu 35 : Việc áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng là do có sự phân hoá chủ yếu của các điều kiện

A. Khí hậu, nguồn nước.

B. Địa hình và đất trồng.

C. Đất trồng, độ ẩm và nguồn nước.

D. Khí hậu và đất trồng.

Câu 36 : Để sản xuất được nhiểu nông sản, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là

A. quảng canh, cơ giới hóa.

B. thâm canh, chuyên môn hóa.

C. đa canh và xen canh.

D. luân canh và xen canh.

Câu 37 : Nền nông nghiệp hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nào dưới đây?

A. Chất lượng lao động.

B. Thị trường.

C. Các yếu tố khí hậu.

D. Nguồn vốn đầu tư.

Câu 38 : Ở nước ta, miền Nam đặc trưng về các loại quả nhiệt đới (sầu riêng, mít, chôm chôm, bơ…), trong khi miền Bắc là các loại hoa quả ôn đới như lê, mận, đào, rau màu vụ đông (bắp cải, xu hào, khoai tây…) thể hiện

A. Sự phân bố cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp

B. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.

D. Sự chuyển đôi cơ cấu mùa vụ từ Bắc vào Nam.

Câu 39 : Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc, với tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao, quy mô sản xuâtt ngày càng lớn, nên chịu sự tác động mạnh mẽ của

A. biến động của thị trường.

B. nguồn lao động đang giảm.

C. các thiên tai ngày càng tăng.

D. tính chất bấp bênh vốn có củ nô nông nghiệp.

Câu 40 : Ở vùng Tây Nguyên chuyên các loại cây nhiệt đới như cà phê, cao su, điều,.. đã thể hiện

A. Các tập đoàn cây, con phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.

B. Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.

C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.

D. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

Câu 41 : Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đơi là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Tây Nguyên

D. Bắc Trung Bộ

Câu 42 : Trung du và miền núi Bắc Bộ có những loại cây trồng điển hình nào?

A. Cây dừa, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới

B. Cây cà phê, cao su, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt.

C. Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

D. Cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp cận nhiệt.

Câu 43 : Vụ đông trở thành vụ chính của Đồng bằng sông Hồng do

A. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. có một mùa đông lạnh.

C. có nhiều dạng địa hình.

D. nguồn tài nguyên đất phong phú.

Câu 45 : Mục đích của việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là

A. tăng hiệu quả kinh tế, hạn chế thiệt hại do thiên tai

B. phù hợp với điều kiện đất, khí hậu.

C. phù hợp vói nhu cầu thị trường.

D. đa dạng hóa sản phẩm nông sản.

Câu 46 : Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ

A. Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.

B. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.

C. Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

D. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247