Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Câu hỏi trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng thương mại số 4

Câu hỏi trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng thương mại số 4

Câu 1 : Có những biện pháp giải quyết rủi ro nào?

A. Biện pháp khai thác.

B. Biện pháp khai thác, biện pháp thanh lý.

C. Biện pháp thanh lý.

D. Biện pháp thu nợ.

Câu 2 : Rủi ro lãi suất xảy ra trong những trường hợp nào?

A. Lạm phát tăng, cơ cấu tài sản có và tài sản nợ của NH không hợp lý.

B. Lạm phát tăng, cơ cấu tài sản có và tài sản nợ của NH không hợp lý, trình độ thấp kém trong cạnh tranh lãi suất ở thị trường của NH, các yếu tố khác của nền kinh tế tác động.

C. Các yếu tố của nền kinh tế tác động.

D. Lạm phát tăng, cơ cấu tài sản có và tài sản nợ của NH không hợp lý, trình độ thấp kém trong cạnh tranh lãi suất ở thị trường của NHTM.

Câu 3 : Rủi ro hối đoái phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Trạng thái ngoại hối ròng, mức độ biến động tỷ giá.

B. Trạng thái ngoại hối.

C. Mức độ biến động tỷ giá.

D. Cả B và C.

Câu 4 : Có những nhân tố nào tác động đến tính thanh khoản của NHTM?

A. Môi trường hoạt động kinh doanh, chính sách tiền tệ của NHNN.

B. Chiến lược quản lý thanh khoản của NHTM.

C. Cả A và B.

D. Cả A, B, và sự phát triển của thị trường tiền tệ, các nhân tố khác.

Câu 5 : Đặc trưng cơ bản của Marketing NH là gì?

A. Là loại hình Marketing dịch vụ tài chính, sản phẩm dịch vụ NH có tính vô hình, tính không tách rời, tính không ổn định và khó xác định.

B. Là loại hình Marketing dịch vụ tài chính, sản phẩm dịch vụ NH có tính vô hình, tính không tách rời, tính không ổn định và khó xác định. Marketing NH đa dạng, phức tạp.

C. Là loại hình Marketing dịch vụ tài chính, sản phẩm dịch vụ NH có tính vô hình, tính không tách rời, tính không ổn định và khó xác định. Thuộc loại Marketing quan hệ.

D. Là loại hình Marketing dịch vụ tài chính, sản phẩm dịch vụ Ngân hàng có tính vô hình, tính không tách rời, tính không ổn định và khó xác định. Marketing Ngân hàng đa dạng, phức tạp. Thuộc loại Marketing quan hệ.

Câu 6 : Marketing NH có vai trò gì?

A. Tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh NH, cầu nối giữa hoạt động NH với thi trường.

B. Cầu nối giữa hoạt động NH với thi trường, tạo vị thế cạnh tranh của NH.

C. Cả A và B.

D. Tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh NH.

Câu 7 : Khi nghiên cứu thị trường, NH cần tập trung nghiên cứu những nội dung nào?

A. Nhu cầu của khách hàng, những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ tài chính của khách hàng.

B. Nhu cầu của khách hàng, những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ tài chính của khách hàng, hành vi mua sản phẩm tài chính của khách hàng.

C. Nhu cầu của khách hàng, những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ tài chính của khách hàng, hành vi mua sản phẩm tài chính của khách hàng, nhân tố tác động quyết định đến lựa chọn NH của khách hàng.

D. Nhu cầu của khách hàng, những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ tài chính của khách hàng, nhân tố tác động quyết định đến lựa chọn NH của khách hàng.

Câu 8 : Khi nghiên cứu môi trường kinh doanh, NH cần nghiên cứu những vấn đề gì?

A. Yếu tố cạnh tranh, yếu tố kinh tế, pháp luật.

B. Yếu tố kinh tế, yếu tố pháp luật, môi trường văn hóa xã hội.

C. Yếu tố cạnh tranh, yếu tố pháp luật, môi trường văn hóa xã hội.

D. Yếu tố cạnh tranh, yếu tố kinh tế, yếu tố pháp luật, môi trường văn hóa xã hội

Câu 9 : Chiến lược Marketing NH gồm những nội dung cơ bản nào?

A. Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá.

B. Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược khuyếch trương, giao tiếp.

C. Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược khuyếch trương, giao tiếp, chiến lược phân phối.

D. Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối.

Câu 10 : Những căn cứ để phân tích hoạt động kinh doanh NH là gì?

A. Các cơ chế, chính sách có liên quan đến hoạt động kinh doanh của NH.

B. Các số liệu thống kê, kế toán (bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh).

C. Các nguồn thông tin chi tiết tổng hợp trong và ngoài NH.

D. Cả A, B, C.

Câu 11 : Thế nào là mức vốn chủ sở hữu (vốn tự có) hợp lý?

A. Là mức vốn phù hợp với các quy định của pháp luật, các cơ quan quản lý.

B. Là mức vốn phù hợp với mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH.

C. Là mức vốn phù hợp với các quy định của pháp luật, các cơ quan quản lý, phù hợp với mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH, và phù hợp với quy mô điều kiện của NH.

D. Cả A và B.

Câu 12 : Chỉ tiêu sử dụng trong phân tích vốn chủ sở hữu là gì?

A. Vốn tự có/ Tổng tiền gửi (tổng tiền huy động).

B. Vốn tự có/ Tổng tiền gửi, Vốn tự có/ Tổng tài sản, Vốn tự có/ Tổng tài sản rủi ro.

C. Vốn tự có/ Tổng tiền gửi, Vốn tự có/ Tổng tài sản, Vốn tự có/ Tổng tài sản không có rủi ro.

D. Vốn tự có/ Tổng tài sản, Vốn tự có/ Tổng tài sản rủi ro.

Câu 13 : Theo chuẩn mực chung của quốc tế thì các khoản nợ của NHTM được phân thành những loại chủ yếu nào?

A. Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm nợ cần chú ý, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn.

B. Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm nợ cần chú ý, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm nợ nghi ngờ.

C. Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm nợ cần chú ý, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm nợ nghi ngờ, nhóm nợ có khả năng mất vốn.

Câu 14 : Phân tích khả năng thanh toán bao gồm phân tích các chỉ tiêu định lượng nào?

A. Các chỉ tiêu: hệ số khả năng chi trả, chỉ số về trạng thái tiền mặt, chỉ số chứng khoán thanh khoản, chỉ số về năng lực cho vay.

B. Các chỉ tiêu: hệ số khả năng chi trả, chỉ số về trạng thái tiền mặt, chỉ số chứng khoán thanh khoản, chỉ số về năng lực cho vay, chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số trạng thái ròng về tiền vay, chỉ số vốn đầu tư ngắn hạn, chỉ số giữa tiền gửi giao dịch và tiền gửi có kỳ hạn.

C. Các chỉ tiêu: hệ số khả năng chi trả, chỉ số về trạng thái tiền mặt, chỉ số chứng khoán thanh khoản, chỉ số về năng lực cho vay, chỉ số thanh toán nhanh.

D. Các chỉ tiêu: hệ số khả năng chi trả, chỉ số về trạng thái tiền mặt, chỉ số chứng khoán thanh khoản, chỉ số về năng lực cho vay, chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số vốn đầu tư ngắn hạn.

Câu 15 : Phát biểu nào dưới đây là chính xác?

A. Tín dụng tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và tiêu dùng của gia đình.

B. Tín dụng tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của cá nhân và yêu cầu kinh doanh của hộ gia đình.

C. Tín dụng tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng yêu cầu kinh doanh của cá nhân và hộ gia đình.

D. Tín dụng tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình.

Câu 16 : Thế nào là tín dụng tiêu dùng trả góp?

A. Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay trả gốc một lần và trả lãi nhiều lần.

B. Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay trả gốc nhiều lần và trả lãi một lần.

C. Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay trả gốc và lãi làm nhiều lần, theo từng kỳ hạn nhất định trong thời hạn vay.

D. Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay có thể trả gốc và lãi không theo kỳ hạn nhất định.

Câu 17 : Thế nào là thư tín dụng có thể huỷ ngang?

A. Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua có quyền đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi nhưng phải báo cho người bán biết.

B. Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua có quyền đề nghị ngân hàng mở L/C bổ sung và phải báo cho người bán biết.

C. Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua có quyền đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung mà không cần báo cho người bán.

D. Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua không cần đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sungnhưng phải báo cho người bán biết

Câu 18 : Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận là gì?

A. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang không cần có một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền.

B. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C

C. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang và có thể bổ sung, sửa đổi

D. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang cần một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền và không cần có yêu cầu của ngân hàng mở L/C

Câu 19 : Thế nào là thư tín dụng không thể huỷ ngang?

A. Là loại L/C sau khi mở không được tự ý sửa đổi, huỷ ngang với bất cứ điều kiện nào.

B. Là loại L/C sau khi mở không được tự ý sửa đổi, huỷ ngang nếu không có sự thoả thuận của các bên có liên quan.

C. Là loại L/C được sửa đổi, huỷ ngang nếu có một trong các bên có liên quan đồng ý.

D. Là loại L/C có thể được sửa đổi, huỷ ngang nhưng phải được ngân hàng mở L/C đồng ý.

Câu 20 : Thế nào là thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi?

A. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, sau khi người mua trả tiền thì ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền với bất kỳ lý do gì.

B. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, nhưng ngân hàng mở L/C có quyền đòi lại tiền sau khi người mua trả tiền trong những trường hợp đặc biệt.

C. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, nhưng nếu có một trong các bên liên quan có đề nghị hợp lý thì có đòi lại tiền sau khi người mua trả tiền.

D. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, nhưng nếu có ít nhất hai bên liên quan đề nghị hợp lý thì có thể đòi lại tiền sau khi người mua trả tiền.

Câu 21 : Ở Việt Nam hiện nay loại rủi ro nào chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại rủi ro?

A. Rủi ro lãi suất

B. Rủi ro thanh khoản

C. Rủi ro hối đoái

D. Rủi ro tín dụng.

Câu 22 : Tại sao xây dựng chính sách tín dụng hợp lý là một trong những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng?

A. Vì chính sách tín dụng nhằm mở rộng các đối tượng cho vay để tăng lợi nhuận cho NHTM

B. Vì chính sách tín dụng hạn chế những chi phí không cần thiết trong huy động vốn.

C. Vì chính sách tín dụng quy định việc cho vay vốn đối với khách hàng phải có tài sản đảm bảo vốn vay

D. Vì chính sách tín dụng là cơ sở quản lý cho vay, đảm bảo vốn vay sử dụng có hiệu quả; có tác động đến khách hàng vay; xác định các tiêu chuẩn để ngân hàng cho vay.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247