Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Trắc nghiệm Tâm lý học đại cương - Phần 2 (Có đáp án)

Trắc nghiệm Tâm lý học đại cương - Phần 2 (Có đáp án)

Câu 1 : "Cùng trong một tiếng tơ đồng

Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm".

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Hiện tượng trên chứng tỏ:

A. Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo.

B. Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể.

C. Tâm lí người hoàn toàn có tính chủ quan.

D. Cả A, B, C.

Câu 2 : Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không thể hiện tính chủ thể của sự phản ánh tâm lí người?

A. Cùng nhận sự tác động của một sự vật, nhưng ở các chủ thể khác nhau, xuất hiện các hình ảnh tâm lí với những mức độ và sắc thái khác nhau.

B. Những sự vật khác nhau tác động đến các chủ thể khác nhau sẽ tạo ra hình ảnh tâm lí khác nhau ở các chủ thể.

C. Cùng một chủ thể tiếp nhận tác động của một vật, nhưng trong các thời điểm, hoàn cảnh, trạng thái sức khoẻ và tinh thần khác nhau, thường xuất hiện các hình ảnh tâm lí khác nhau.

D. Các chủ thể khác nhau sẽ có thái độ, hành vi ứng xử khác nhau đối với cùng một sự vật.

Câu 3 : Quan điểm đúng đắn nhất về mối quan hệ giữa não và tâm lý là:

A. Quá trình tâm lý và sinh lý diễn ra song song trong não không phụ thuộc vào nhau.

B. Tư tưởng do não tiết ra giống như gan tiết ra mật.

C. Tâm lý là một hiện tượng tinh thần không liên quan gì đến não.

D. Tâm lý là chức năng của não.

Câu 5 : Khái niệm giao tiếp trong tâm lý học được định nghĩa là:

A. Sự gặp gỡ và trao đổi về tình cảm, ý nghĩ,… nhờ vậy mà mọi người hiểu biết và thông cảm lẫn nhau.

B. Sự trao đổi giữa thầy và trò về nội dung bài học, giúp học sinh tiếp thu được tri thức.

C. Sự giao lưu văn hóa giữa các đơn vị để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và thắt chặt tình đoàn kết.

D. Sự tiếp xúc tâm lý giữa người – người để trao đổi thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.

Câu 7 : Loại giao tiếp nhằm thực hiện một nhiệm vụ chung theo chức trách và quy tắc thể chế được gọi là:

A. Giao tiếp trực tiếp.

B. Giao tiếp chính thức.

C. Giao tiếp không chính thức.

D. Giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Câu 11 : Động cơ của hoạt động là:

A. Khách thể của hoạt động.

B. Cấu trúc tâm lí trong chủ thể.

C. Đối tượng của hoạt động.

D. Bản thân quá trình hoạt động.

Câu 12 : Những trường hợp trẻ em do bị thú rừng nuôi mất hẳn bản tính người là do:

A. Không có môi trường sống thích hợp.

B. Không được giáo dục.

C. Không được giao tiếp với con người.

D. Không tham gia hoạt động.

Câu 14 : Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lí con người là:

A. Di truyền qua gen.

B. Lĩnh hội nền văn hoá xã hội.

C. Thích nghi cá thể.

D. Giao tiếp với những người xung quanh.

Câu 15 : Để định hướng, điều khiển, điều chỉnh việc hình thành các phẩm chất tâm lí cá nhân, điều quan trọng nhất là:

A. Tổ chức cho cá nhân tham gia các loại hình hoạt động và giao tiếp trong môi trường tự nhiên và xã hội phù hợp.

B. Tạo ra môi trường sống lành mạnh, phong phú cho mỗi cá nhân, nhờ vậy cá nhân có điều kiện hình thành và phát triển tâm lí.

C. Tổ chức hình thành ở cá nhân các phẩm chất tâm lí mong muốn.

D. Cá nhân độc lập tiếp nhận các tác động của môi trường để hình thành những phẩm chất tâm lí của bản thân.

Câu 16 : Hiện tượng sinh lí và hiện tượng tâm lí thường:

A. Diễn ra song song trong não.

B. Đồng nhất với nhau.

C. Có quan hệ chặt chẽ với nhau.

D. Có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lí có cơ sở vật chất là não bộ.

Câu 17 : Đối với sự phát triển các hiện tượng tâm lí, cơ chế di truyền đảm bảo:

A. Khả năng tái tạo lại ở thế hệ sau những đặc điểm của thế hệ trước.

B. Tiền đề vật chất cho sự phát triển tâm lí con người.

C. Sự tái tạo lại những đặc điểm tâm lí dưới hình thức “tiềm tàng” trong cấu trúc sinh vật của cơ thể.

D. Cho cá nhân tồn tại được trong môi trường sống luôn thay đổi.

Câu 19 : Giao tiếp là:

A. Sự tiếp xúc tâm lí giữa con người - con người.

B. Quá trình con người trao đổi về thông tin, về cảm xúc.

C. Con người tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.

D. Cả A, B và C.

Câu 20 : Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách con người là:

A. Bẩm sinh di truyền.

B. Môi trường.

C. Hoạt động và giao tiếp.

D. Cả A và B.

Câu 21 : Trong tâm lí học hoạt động, khi phân chia các giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát triển cá nhân, ta thường căn cứ vào:

A. Các hoạt động mà cá nhân tham gia.

B. Những phát triển đột biến tâm lí trong từng thời kì.

C. Hoạt động chủ đạo của giai đoạn đó.

D. Tuổi đời của cá nhân.

Câu 22 : Trong tâm lí học hoạt động, hoạt động là:

A. Phương thức tồn tại của con người trong thế giới.

B. Sự tiêu hao năng lượng, thần kinh, cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan để thoả mãn các nhu cầu của cá nhân.

C. Mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người.

D. Điều kiện tất yếu đảm bảo sự tồn tại của cá nhân.

Câu 23 : Đối tượng của hoạt động:

A. Có trước khi chủ thể tiến hành hoạt động.

B. Có sau khi chủ thể tiến hành hoạt động.

C. Được hình thành và bộc lộ dần trong quá trình hoạt động.

D. Là mô hình tâm lí định hướng hoạt động của cá nhân.

Câu 24 : Tiêu chuẩn để xác định sự nảy sinh tâm lí là:

A. Tính chịu kích thích.

B. Tính cảm ứng.

C. Tính thích ứng.

D. Tính thích nghi

Câu 25 : Hình thức phản ánh tâm lí đầu tiên xuất hiện cách đây khoảng:

A. 600 triệu năm.

B. 500 triệu năm.

C. 400 triệu năm.

D. 300 triệu năm.

Câu 28 : Ý thức là:

A. Hình thức phản ánh tâm lý chỉ có ở con người.

B. Hình thức phản ánh bằng ngôn ngữ.

C. Khả năng hiểu biết của con người.

D. Tồn tại được nhận thức.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247