Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Bộ câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật đại cương số 2

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật đại cương số 2

Câu 1 : Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử, có quyền:

A. Tham gia xét hỏi người tham gia tố tụng

B. Tham gia bàn luận với thẩm phán về phương hướng xét xử

C. Nghị án

D. Cả a, b, c

Câu 4 : Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý là:

A. Nhân chứng

B. Vật chứng

C. Vi phạm pháp luật

D. A và B đúng

Câu 5 : Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam có nhiệm kỳ mấy năm?

A. 4 năm

B. 5 năm

C. 6 năm

D. Tất cả đều sai

Câu 6 : Quyền bình đẳng, quyền tự do tín ngưỡng là:

A. Quyền chính trị

B. Quyền tài sản

C. Quyền nhân thân

D. Quyền đối nhân

Câu 7 : Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải có:

A. Ít nhất 1/2 tổng số đại biểu tán thành

B. Ít nhất 2/3 tổng số đại biểu tán thành

C. Ít nhất 3/4 tổng số đại biểu tán thành

D. Tất cả đều sai

Câu 9 : Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là:

A. Các quan hệ vật chất

B. Các quan hệ tài sản

C. Các quan hệ nhân thân phi tài sản

D. Cả câu b và c

Câu 10 : Phương pháp điều chỉnh của ngành luật lao động là:

A. Quyền uy, mệnh lệnh

B. Quyền uy, thỏa thuận

C. Thỏa thuận, mệnh lệnh

D. Tất cả đều sai

Câu 11 : Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính ......................do ...................... ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các ...................

A. Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ pháp luật

B. Bắt buộc – nhà nước – quan hệ xã hội

C. Bắt buộc chung – quốc hội – quan hệ xã hội

D. Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ xã hội

Câu 12 : Chế tài có các loại sau:

A. Chế tài hình sự và chế tài hành chính

B. Chế tài hình sự, chế tài hành chính và chế tài dân sự

C. Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự

D. Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, chế tài dân sự và chế tài bắt buộc

Câu 13 : Pháp lệnh là một loại văn bản pháp luật do cơ quan nào sau đây ban hành:

A. Quốc hội

B. Ủy ban thường vụ Quốc hội

C. Chính phủ

D. Cả a,b,c

Câu 14 : Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện Nhà nước là:

A. Do có sự phân công lao động trong xã hội

B. Do có sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội

C. Do con người trong xã hội phải hợp sức lại để đắp đê, chống bão lụt, đào kênh làm thủy lợi hay chống giặc ngoại xâm

D. Do ý chí của con người trong xã hội

Câu 15 : Hình thái Kinh tế – Xã hội nào là chưa có Nhà nước?

A. Hình thái Kinh tế – Xã hội Cộng sản chủ nghĩa

B. Hình thái Kinh tế – Xã hội Cộng sản nguyên thủy

C. Hình thái Kinh tế – Xã hội Tư bản chủ nghĩa

D. Hình thái Kinh tế – Xã hội Chiếm hữu nô lệ

Câu 16 : Tổ chức Thị tộc trong xã hội Cộng sản nguyên thủy là:

A. Một xã hội độc lập

B. Một tổ chức độc lập

C. Một tập đoàn người có cùng quan hệ huyết thống

D. Một tập đoàn người không có cùng quan hệ huyết thống

Câu 17 : Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước thì:

A. Nhà nước là hiện tượng tự nhiên

B. Nhà nước là hiện tượng xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện, tồn tại của lịch sử xã hội loài người

C. Nhà nước là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến

D. Nhà nước là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử

Câu 18 : Khi nghiên cứu về nguồn gốc Nhà nước, thì khẳng định nào sau đây là sai:

A. Nhà nước ra đời, tồn tại trong xã hội có giai cấp

B. Nhà nước ra đời, tồn tại cùng với lịch sử xã hội loài người

C. Thời kì xã hội loài người chưa có giai cấp, thì Nhà nước chưa xuất hiện

D. Nhà nước là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử

Câu 19 : Khi nghiên cứu về bản chất nhà nước thì khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Bất cứ nhà nước nào cũng thể hiện bản chất giai cấp rõ nét hơn bản chất xã hội

B. Bất cứ nhà nước nào cũng thể hiện bản chất xã hội rõ nét hơn bản chất giai cấp

C. Bất cứ nhà nước nào cũng chỉ là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác

D. Bất cứ nhà nước nào cũng đều thể hiện bản chất giai cấp và bản chất xã hội

Câu 20 : Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện:

A. Nhà nước là công cụ sắc bén nhất để quản lý mọi mặt đời sống xã hội

B. Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác

C. Nhà nước là công cụ để bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

D. Tất cả đều đúng

Câu 21 : Bản chất xã hội của nhà nước được thể hiện:

A. Nhà nước là công cụ sắc bén để duy trì sự thống trị giai cấp

B. Nhà nước là công cụ của đa số nhân dân lao động sử dụng để trấn áp lại thiểu số giai cấp bóc lột đã bị lật đổ cùng với bọn tội phạm phản động

C. Nhà nước là bộ máy nhằm bảo đảm trật tự an toàn xã hội và đảm đương các công việc chung của xã hội

D. Nhà nước là bộ máy nhằm bảo đảm trật tự an toàn xã hội và đảm đương các công việc chung của xã hội

Câu 22 : Nhà nước nào cũng có chức năng:

A. Bảo đảm trật tự an toàn xã hội

B. Tổ chức và quản lý nền kinh tế

C. Đối nội và đối ngoại

D. Thiết lập mối quan hệ ngoại giao

Câu 23 : Khi nghiên cứu về chức năng của nhà nước, thì khẳng định nào sau đây là sai?

A. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại là quan trọng như nhau

B. Chức năng đối nội của nhà nước là cơ sở cho việc thực hiện chức năng đối ngoại

C. Kết quả của việc thực hiện chức năng đối ngoại có tác động đến việc thực hiện chức năng đối nội

D. Chức năng đối nội có vai trò quan trọng hơn chức năng đối ngoại

Câu 24 : Chế độ chính trị của nhà nước Việt Nam là chế độ:

A. Dân chủ chủ nô

B. Dân chủ quý tộc

C. Dân chủ quý tộc

D. Dân chủ xã hội chủ nghĩa

Câu 25 : Tổ chức nào dưới đây có quyền lực công:

A. Các tổ chức phi chính phủ

B. Các tổ chức phi chính phủ

C. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

D. Nhà nước

Câu 27 : Nhà nước nào dưới đây là nhà nước liên bang?

A. Việt Nam

B. Trung Quốc

C. Pháp

D. Ấn Độ

Câu 28 : Nhà nước nào dưới đây là nhà nước đơn nhất?

A. Đức

B. Australia

C. Singapore

D. Nauy

Câu 29 : Nhà nước nào dưới đây không thuộc kiểu nhà nước Xã hội chủ nghĩa?

A. Việt Nam

B. Trung Quốc

C. Campuchia

D. Cu Ba

Câu 30 : Chế độ phản dân chủ là:

A. Nhà nước độc tài

B. Vi phạm các quyền tự do của nhân dân

C. Vi phạm các quyền dân chủ của nhân dân

D. Tất cả đều đúng

Câu 31 : Hình thức chính thể quân chủ hạn chế còn có tên gọi khác là:

A. Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế

B. Hình thức chính thể quân chủ lập hiến

C. Hình thức chính thể quân chủ lập hiến

D. Cả câu b và c đều đúng

Câu 32 : Chính thể cộng hòa đại nghị còn được gọi là:

A. Chính thể cộng hòa nghị viện

B. Chính thể cộng hòa tổng thống

C. Chính thể cộng hòa lưỡng tính

D. Chính thể quân chủ đại nghị

Câu 33 : Quyền lực của Vua trong hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối luôn:

A. Bị hạn chế

B. Vô hạn

C. Không có quyền hành

D. Tất cả đều sai

Câu 34 : Quốc hội nước CNXHCN Việt Nam được bầu bởi:

A. Mọi công dân Việt Nam

B. Công nhân Việt Nam 18 tuổi trở lên

C. Công dân Việt Nam từ 21 trở lên

D. Công dân Việt Nam và người không có quốc tịch

Câu 35 : Việt Nam có quan hệ ngoại giao với các khu vực:

A. Châu Á Thái Bình Dương – Châu Âu – Châu Mỹ

B. Châu Phi – Trung Đông

C. Cả hai câu trên

D. Tất cả đều sai

Câu 36 : Cơ quan nhà nước nào sau đây có vai trò tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế

A. Chính phủ

B. Cơ quan đại diện

C. Toà án

D. Tất cả đều đúng

Câu 37 : Một trong những bản chất của nhà nước là:

A. Nhà nước có chủ quyền quốc gia

B. Tính xã hội

C. Đặt ra thuế và thu thuế dưới hình thức bắt buộc

D. Tất cả đều đúng

Câu 38 : Quyền công tố trước toà là:

A. Quyền truy tố cá nhân, tổ chức ra trước pháp luật

B. Quyền khiếu nại tố cáo của nhân dân

C. Quyền xác định tội phạm

D. Tất cả đều đúng

Câu 39 : Trong bộ máy nhà nước Việt Nam thì:

A. Quốc hội có quyền ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật

B. Chính phủ là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất

C. Chính phủ là cơ quan chấp hành và điều hành

D. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, đại diện cho nhân dân ở địa phương

Câu 40 : Cơ quan thường trực của Quốc hội nước ta là:

A. Ủy ban Quốc hội

B. Ủy ban thường vụ Quốc hội

C. Ủy ban kinh tế và ngân sách

D. Ủy ban đối nội và đối ngoại

Câu 41 : Việc thực hiện quyền lực trong nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có sự:

A. Phân chia quyền lực

B. Phân công, phân nhiệm và phối hợp trong việc thực hiện quyền lực nhà nước

C. Ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được giao tách bạch cho 3 cơ quan Quốc hội, Chính phủ và Tòa án

D. Tập trung quyền lực vào Quốc hội và Chính phủ

Câu 42 : Việc tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta được thể hiện:

A. Quyền lực nhà nước thuộc về cơ quan cấp cao, do nhân dân bầu ra theo nhiệm kỳ

B. Quyền lực nhà nước thuộc về người đứng đầu nhà nước

C. Quyền lực nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần vào trong tay người đứng đầu nhà nước

D. Tất cả đều đúng

Câu 43 : Bộ máy nhà nước nói chung thường có mấy hệ thống cơ quan:

A. Một hệ thống cơ quan

B. Hai hệ thống cơ quan

C. Ba hệ thống cơ quan

D. Bốn hệ thống cơ quan

Câu 44 : Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có chủ quyền quốc gia khi nào?

A. Năm 1930

B. Năm 1945

C. Năm 1954

D. Năm 1975

Câu 45 : Việc tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam theo nguyên tắc nào?

A. Phân quyền

B. Tập quyền XHCN

C. Tam quyền phân lập

D. Quyền lực nhà nước tập trung thống nhất vào Quốc hội và Chính phủ

Câu 46 : Chức năng đối nội của Nhà nước Việt Nam được thể hiện:

A. Gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực

B. Tổ chức và quản lý nền kinh tế, thiết lập quan hệ đối ngoại

C. Tổ chức và quản lý các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

D. Bao gồm cả 3 ý trên

Câu 47 : Chủ tịch nước ta có quyền:

A. Quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất nước

B. Lập hiến và lập pháp

C. Thay mặt nhà nước để quyết định mọi vấn đề đối nội và đối ngoại

D. Công bố Hiến pháp, luật và pháp lệnh

Câu 48 : Hội đồng nhân dân các cấp là:

A. Do Quốc hội bầu ra

B. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

C. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

D. Cơ quan chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên

Câu 49 : Khi nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam, thì khẳng định nào sau đây là sai?

A. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp

B. Chính phủ là cơ quan hành pháp

C. Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có quyền truy tố người phạm tội

D. Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử và thi hành án

Câu 50 : Cơ quan nào trong bộ máy nhà nước Việt Nam có quyền hành pháp?

A. Quốc hội

B. Chính phủ

C. Toà án

D. Viện kiểm sát

Câu 51 : Trong bộ máy nhà nước Việt Nam thì Ủy ban nhân dân các cấp

A. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

B. Cơ quan đại diện cho y chí của nhân dân ở địa phương

C. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

D. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, đại diện cho nhân dân ở địa phương

Câu 52 : Cơ quan nào trong bộ máy nhà nước Việt Nam có quyền tư pháp?

A. Quốc Hội và Tòa án

B. Tòa án và Viện Kiểm sát

C. Quốc hội và Chính phủ

D. Chính phủ và Viện Kiểm sát

Câu 53 : Bộ Công thương là cơ quan trực thuộc:

A. Quốc Hội

B. Ủy ban thường vụ Quốc hội

C. Chính phủ

D. Cơ quan quyền lực nhà nước

Câu 54 : Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước Việt Nam là:

A. Do Chính phủ bầu ra

B. Do nhân dân địa phương bầu ra

C. Do Quốc Hội bầu ra

D. Do Ủy ban nhân dân bầu ra

Câu 55 : Ủy Ban nhân dân các cấp trong bộ máy nhà nước Việt Nam là:

A. Do Chính phủ bầu ra

B. Do Chính phủ bầu ra

C. Do Chính phủ bầu ra

D. Do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra

Câu 56 : Quốc Hội khóa XII của nhà nước ta có nhiệm kỳ:

A. 2 năm

B. 3 năm

C. 4 năm

D. 5 năm

Câu 57 : Ủy ban nhân dân trong bộ máy nhà nước Việt Nam là cơ quan thuộc:

A. Hệ thống cơ quan Quyền lực nhà nước

B. Hệ thống cơ quan Quyền lực nhà nước

C. Hệ thống cơ quan Xét xử

D. Hệ thống cơ quan Kiểm sát

Câu 58 : Nhà nước có những biện pháp nào nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật?

A. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng

B. Đưa các văn bản pháp luật lên mạng Internet để mọi người cùng tìm hiểu

C. Đưa kiến thức pháp luật vào chương trình giảng dạy trong trường học

D. Tất cả đều đúng

Câu 59 : Pháp luật xuất hiện là do:

A. Xuất phát từ ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội

B. Nhà nước tự đặt ra

C. Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận

D. Xuất phát từ những phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo trong xã hội

Câu 60 : Pháp luật có thuộc tính cơ bản là:

A. Tính cưỡng chế

B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức

C. Tính quy phạm và phổ biến

D. Tất cả đều đúng

Câu 62 : Những quy phạm xã hội tồn tại trong chế độ cộng sản nguyên thủy là:

A. Đạo đức

B. Tập quán

C. Tín điều tôn giáo

D. Tất cả đều đúng

Câu 63 : Tính cưỡng chế của pháp luật được thể hiện:

A. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử phạt hành chính

B. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng hình phạt

C. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý kỷ luật

D. Những hành vi vi phạm pháp luật đều có thể bị áp dụng biện pháp chế tài

Câu 64 : Đáp án nào sau đây thể hiện vai trò của pháp luật?

A. Là phương tiện để nhân dân phục vụ lợi ích cho riêng mình

B. Là phương tiện để Nhà nước quản lí mọi mặt đời sống xã hội

C. Là công cụ để Nhà nước cưỡng chế đối với mọi người trong xã hội

D. Tất cả đều đúng

Câu 65 : Quy phạm nào sau đây là quy phạm xã hội:

A. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân

B. Quy chế của Bộ Giáo dục –Đào tạo

C. Quy chế của Bộ Giáo dục –Đào tạo

D. Điều lệ của Đảng cộng sản

Câu 66 : Quy phạm nào sau đây là quy phạm pháp luật:

A. Điều lệ của hội đồng hương

B. Nghị quyết của Đảng cộng sản

C. Nghị quyết của Quốc hội

D. Điều lệ của Đảng cộng Sản

Câu 67 : Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây?

A. Luật giáo dục

B. Thông tư

C. Nghị định

D. Nghị quyết

Câu 68 : Văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây là loại văn bản luật?

A. Bộ luật

B. Hiến pháp

C. Nghị quyết của Quốc hội

D. Nghị quyết của Quốc hội

Câu 69 : Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân ban hành là:

A. Nghị định

B. Chỉ thị

C. Nghị quyết

D. Thông tư

Câu 70 : Văn bản luật là loại văn bản do:

A. Quốc Hội ban hành

B. Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành

C. Chính phủ ban hành

D. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định

Câu 71 : Văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lí cao nhất là:

A. Hiến pháp

B. Luật hình sự

C. Luật dân sự

D. Luật hiến pháp

Câu 72 : Cả ba câu trên đều sai

A. Giai cấp địa chủ

B. Giai cấp thống trị

C. Giai cấp phong kiến

D. Cả ba câu trên đều đúng

Câu 73 : Nhà nước và pháp luật là hai yếu tố đều thuộc

A. Cơ sở hạ tầng

B. Kiến trúc thượng tầng

C. Quan hệ sản xuất thống trị

D. Cả ba câu trên đều sai

Câu 74 : Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về pháp luật thì:

A. Pháp luật là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử

B. Pháp luật là một hiện tượng xã hội

C. Pháp luật là một hiện tượng tự nhiên

D. Pháp luật là một hiện tượng tồn tại mãi mãi cùng với sự tồn tại của lịch sử xã hội loài người

Câu 76 : Pháp luật là:

A. Những quy định mang tính bắt buộc chung cho mọi người trong xã hội

B. Những quy định mang tính cưỡng chế đối với các cơ quan, tổ chức trong xã hội

C. Những quy định do cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định

D. Những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, được nhà nước bảo đảm thực hiện

Câu 77 : Khi nghiên cứu về bản chất của pháp luật, thì khẳng định nào sau đây là sai?

A. Pháp luật là ý chí giai cấp thống trị được đề lên thành luật

B. Pháp luật bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp rõ nét hơn bản chất xã hội

C. Pháp luật là hiện tượng vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội

D. Pháp luật vừa mang tính chủ quan lại vừa mang tính khách quan

Câu 78 : Bản chất giai cấp của pháp luật được thể hiện:

A. Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật

B. Pháp luật chính là sự phản chiếu thực tại khách quan

C. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để tổ chức quản lý xã hội

D. Tất cả đều đúng

Câu 79 : Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: Xuất phát từ ……………. cho nên bất cứ nhà nước nào cũng dùng pháp luật làm phương tiện chủ yếu để quản lý mọi mặt đời sống xã hội.

A. Tính cưỡng chế của pháp luật

B. Tính quy phạm và phổ biến của pháp luật

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật

D. Những thuộc tính cơ bản của pháp luật

Câu 80 : Việc thực hiện pháp luật được đảm bảo bằng:

A. Đường lối, chính sách của Nhà nước

B. Hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhà nước

C. Cưỡng chế nhà nước

D. Tất cả đều đúng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247