Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Trắc nghiệm Kỹ thuật nhiệt đề số 1 (có đáp án)

Trắc nghiệm Kỹ thuật nhiệt đề số 1 (có đáp án)

Câu 1 : Theo định nghĩa Hệ nhiệt động thì:

A. Hệ nhiệt động là chất môi giới được khảo sát bằng phương pháp nhiệt động

B. Hệ nhiệt động là nguồn nóng để thực hiện quá trình nhiệt động

C. Hệ nhiệt động là nguồn lạnh để thực hiện quá trình nhiệt động

D. Hệ nhiệt động gồm tất cả 3 thành phần trên

Câu 2 : Hệ nhiệt động trong các loại máy nhiệt sau, hệ nào là hệ nhiệt động kín:

A. Động cơ đốt trong

B. Động cơ Diesel

C. Bơm nhiệt

D. Cả 3 câu đều đúng

Câu 3 : Hệ nhiệt động trong các loại máy nhiệt sau, hệ nào là hệ nhiệt động hở:

A. Động cơ đốt trong

B. Máy lạnh

C. Chu trình Rankin của hơi nước

D. Cả 3 câu đều đúng

Câu 4 : Câu nào sau đây chỉ đặc điểm của thông số trang thái.

A. Để xác định trạng thái của chất môi giới

B. Chỉ thay đổi khi có sự trao đổi năng lượng giữa hệ nhiệt động với môi trường xung quanh

C. Sự thay đổi một thông số trang thái luôn luôn làm thay đổi trạng thái của chất môi giới

D. Cả 3 câu đều đúng

Câu 5 : Trong nhiệt động lực học, trạng thái của chất môi giới:

A. Là hình thái tồn tại của vật chất: Rắn, lỏng, hơi

B. Là tổng hợp các tính chất vật lý của vật chất

C. Cả câu a. và b. đều đúng

D. Cả câu a. và b. đều sai

Câu 6 : Nhiệt độ:

A. Là một thông số trạng thái

B. Quyết định hướng truyền của dòng nhiệt

C. Phát biểu a. và b. đều đúng

D. Phát biểu a. và b. đều sai

Câu 7 : Sự thay đổi nhiệt độ:

A. Không làm thay đổi trạng thái của chất môi giới

B. Luôn luôn làm thay đổi trạng thái của chất môi giới

Câu 8 : Nhiệt độ là một thông số:

A. Tỷ lệ với động năng của các phân tử

B. Tỷ lệ với lực tương tác giữa các phân tử

Câu 9 : Thang nhiệt độ nào sau đây là thông số trạng thái (theo hệ SI):

A. Nhiệt độ bách phân

B. Nhiệt độ Rankine

C. Nhiệt độ Kelvin

D. Nhiệt độ Fahrenheit

Câu 11 : Quan hệ giữa các thang nhiệt độ theo công thức nào sau đây:

A. 0K = 0C – 273,16

B. 0F = 5 9 0C + 32

C. 0K = 5 9 0R

D. Cả 3 công thức đều đúng

Câu 12 : Định nghĩa áp suất: là lực tác dụng theo phương pháp tuyến bề mặt …:

A. … lên một đơn vị diện tích

B. … lên 1 m2

C. … lên 1 cm2

D. … lên 1 in2

Câu 13 : Áp suất nào sau đây mới là thông số trạng thái:

A. Áp suất dư

B. Áp suất tuyệt đối

C. Độ chân không

Câu 14 : Mọi dụng cụ đo áp suất trong kỹ thuật, hầu hết đều chỉ 2 loại:

A. Áp suất tuyệt đối và Áp suất dư

B. Áp suất dư và độ chân không

C. Áp suất tuyệt đối và độ chân không

Câu 15 : Đơn vị áp suất nào là đơn vị chuẩn theo hệ SI.

A. kg/m2

B. kg/cm2

C. N/m2

D. PSI

Câu 17 : Chât khí gần với trạng thái lý tưởng khi:

A. Nhiệt độ càng cao và áp suất càng lớn

B. Nhiệt độ càng thấp và áp suất càng nhỏ

C. Nhiệt độ càng thấp và áp suất càng lớn

D. Nhiệt độ càng cao và áp suất càng nhỏ

Câu 18 : Khí lý tưởng là chất khí mà các phân tử của chúng…

A. Không bị ảnh hưởng bởi sự tương tác lẫn nhau

B. Không bị ảnh hưởng bởi trọng trường

C. Bao gồm cả 2 giả thuyết trên

D. Không bao gồm cả 2 giả thuyết trên

Câu 19 : Nội năng là năng lượng bên trong của vật. Trong phạm vi nhiệt động lực học, sự biến đổi nội năng bao gồm:

A. Biến đổi năng lượng (động năng và thế năng) của các phân tử

B. Biến đổi năng lượng liên kết (hóa năng) của các nguyên tử

C. Năng lượng phát sinh từ sự phân rã hạt nhân

D. Bao gồm tất cả các biến đổi năng lượng trên

Câu 20 : Nội động năng của khí lý tưởng phụ thộc vào thông số trạng thái nào:

A. Áp suất

B. Nhiệt độ

C. Thể tích riêng

D. Phụ thuộc cả 3 thông số trên

Câu 21 : Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Nhiệt và Công là các thông số trạng thái

B. Nhiệt và Công chỉ có ý nghĩa khi xét quá trình biến đổi của hệ nhiệt động

C. Nhiệt và Công có ý nghĩa xác định trạng thái của chất môi giới

D. Cả 3 phát biểu đều đúng

Câu 22 : Nhiệt và Công là những đại lượng mang đặc điểm nào sau đây:

A. Phụ thuộc vào quá trình biến đổi trạng thái của chất môi giới

B. Phụ thuộc vào trạng thái của chất môi giới

C. Luôn luôn tồn tại trong bản thân của chất môi giới

D. Cả 3 câu đều đúng

Câu 23 : Bản chất của nhiệt lượng:

A. Là năng lượng toàn phần của chất môi giới

B. Là tổng năng lượng bên trong (nội năng) của chất môi giới

C. Là năng lượng chuyển động hỗn loạn (nội động năng) của các phân tử

D. Là năng lượng trao đổi với môi trường xung quanh

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247