Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Sinh học Đề thi Học Kì 1 môn Sinh học lớp 7 - năm học 2016 - 2017

Đề thi Học Kì 1 môn Sinh học lớp 7 - năm học 2016 - 2017

Câu 1 : Cơ thể trùng roi có màu xanh là nhờ:

A. Cơ thể có chứa các hạt diệp lục

B. Màng cơ thể có sắc tố màu xanh

C. Màu sắc của điểm mắt

D. Không bào co bóp có màu xanh

Câu 2 : Môi trường sống của hải quỳ là:

A. Trên cạn

B. Nước ngọt

C. Nước lợ

D. Nước mặn

Câu 3 : Vào mùa mưa, sau những trận mưa lớn, ta hay bắt gặp giun đất chui lên mặt đất để:

A. Kiếm mồi

B. Hô hấp

C. Sinh sản

D. Tìm nơi ở mới

Câu 4 : Những động vật có đặc điểm như thế nào thì được xếp vào lớp giáp xác?

A. Đầu có đôi râu, chân có nhiều đốt khớp với nhau

B. Đẻ trứng, ấu trùng lột xác nhiều lần

C. Mình có lớp vỏ bằng kitin và đá vôi

D. Sống ở nước và thở bằng mang

Câu 5 : Số đôi phần phụ của nhện là:

A. 4 đôi

B. 5 đôi

C. 6 đôi

D. 7 đôi

Câu 6 : Hệ thần kinh của giun đất có dạng:

A. Mạng lưới

B. Chuỗi hạch

C. Dạng ống

D. Phân tán

Câu 7 : Cơ thể của động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là:

A. Có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhận tất cả các chức năng sống

B. Có kích thước hiển vi, đơn bào hoặc đa bào đơn giản, đảm nhiệm mọi chức năng sống

C. Có kích thước hiển vi, chỉ là một hoặc hai tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

D. Có kích thước hiển vi, đa bào nhưng tất cả tế bào đều đảm nhiệm mọi chức năng sống giống nhau

Câu 8 : Sự mọc chồi ở thủy tức và san hô có gì khác nhau?

A. Ở san hô, khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập

B. Ở thủy tức, khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập

C. Ở thủy tức, khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập. Ở san hô, chồi dính với cơ thể bố mẹ để tạo thành tập đoàn

D. Ở san hô, chồi dính với cơ thể bố mẹ để tạo thành tập đoàn

Câu 9 : Trùng biến hình có tên gọi như vậy do:

A. Chúng di chuyển bằng chân giả

B. Cơ thế cấu tạo đơn giản nhất

C. Cơ thể trong suốt

D. Cơ thể có cấu tạo không ổn định

Câu 10 : Do thói quen nào ở trẻ em mà giun khép kín được vòng đời?

A. Ăn uống không vệ sinh, không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, thói quen mút tay

B. Thói quen mút tay

C. Không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng

D. Ăn uống không vệ sinh

Câu 11 : Những đại diện của lớp giáp xác là:

A. Trai sông, chân kiếm, sun, cua đồng đực

B. Mọt ẩm, rận nước, sun, chân kiếm, cua nhện

C. Cua đồng đực, ve bò, sun, chân kiếm

D. Bò cạp, sun, cua đồng đực, cua nhện

Câu 12 : Khả năng di chuyển của châu chấu linh hoạt hơn bọ ngựa, cánh cam... là do:

A. Châu chấu có hai đôi cánh

B. Châu chấu có đôi càng phát triển

C. Châu chấu có 3 đôi chân

D. Do sự kết hợp hài hòa giữa chân và cánh

Câu 13 : Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là:

A. Trùng giày, trùng kiết lị

B. Trùng biến hình, trùng sốt rét

C. Trùng sốt rét, trùng kiết lị

D. Trùng roi xanh, trùng giày

Câu 14 : Đặc điểm không có ở San hô là:

A. Cơ thể đối xứng toả tròn

B. Sống di chuyển thường xuyên

C. Kiểu ruột hình túi

D. Sống tập đoàn

Câu 15 : Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở Sán lông mà không có ở Sán lá gan và sán dây?

A. Giác bám phát triển

B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên

C. Mắt và lông bơi phát triển

D. Ruột phân nhánh chưa có hậu môn

Câu 16 : Các phần phụ có chức năng giữ và xử lí mồi của tôm sông là:

A. Các chân hàm

B. Các chân ngực (càng, chân bò)

C. Các chân bơi (chân bụng)

D. Tấm lái

Câu 17 : Các dạng thân mềm nào dưới đây sống ở nước ngọt?

A. Trai, Sò

B. Sò, Mực

C.  Trai, ốc sên

D. Trai, ốc vặn

Câu 18 : Đặc điểm cấu tạo chung của ruột khoang là:

A. Cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hóa phân hóa; bắt đầu có hệ tuần hoàn

B. Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức. Cơ quan tiêu hóa dài từ miệng đến hậu môn

C. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn

D. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có 2 lớp tế bào

Câu 19 : Nơi kí sinh của giun đũa là:

A. Ruột non

B. Ruột thẳng

C. Ruột già

D. Tá tràng

Câu 20 : Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là:

A. Tự dưỡng

B. Dị dưỡng

C. Tự dưỡng và dị dưỡng

D. Ký sinh

Câu 21 : Vỏ cứng của trai có tác dụng:

A. Giúp trai vận chuyển trong nước

B. Giúp trai đào hang

C. Bảo vệ trai trước kẻ thù

D. Giúp trai lấy thức ăn

Câu 22 : Cơ thể nhện được chi làm 2 phần là:

A. Đầu-ngực và bụng

B. Đầu và bụng

C. Đầu và ngực

D. Đầu và thân

Câu 23 : Ở thủy tức loại tế bào nào làm nhiệm vụ che chở và tạo thành sợi cơ dọc?

A. Tế bào gai

B. Tế bào thần kinh

C. Tế bào mô cơ – tiêu hóa

D. Tế bào mô bì - cơ

Câu 24 : Hô hấp của châu chấu được thực hiện qua:

A. Qua mang

B. Qua túi khí

C. Qua da

D. Qua ống khí

Câu 25 : Cách tự vệ của ốc sên là gì?

A. Co rút cơ thể vào trong vỏ

B. Có lưỡi bào để tấn công kẻ thù

C. Tiết chất nhờn làm kẻ thù không ăn được

D. Cả a, b và c đúng

Câu 26 : Phần đầu – ngực tôm có chức năng gì?

A. Bắt mồi và bò

B. Định hướng và phát hiện mồi

C. Giữ và xử lí mồi

D. Cả a, b và c đúng

Câu 27 : Râu của châu chấu có chức năng gì?

A. Cơ quan xúc giác

B. Cơ quan khứu giác

C. Cơ quan thính giác

D. Cả a và b

Câu 28 : Cách tính tuổi của trai như thế nào?

A. Căn cứ vào độ lớn của thân trai

B. Căn cứ vào độ lớn của vỏ trai

C. Căn cứ vào các vòng tăng trưởng trên vỏ trai

D. Cả a, b và c đều sai

Câu 29 : Thức ăn của cá chép là:
 

A. Thực vật

B. Động vật

C. Đất

D. Thực vật và động vật

Câu 30 : Vỏ tôm cứng nhưng tôm vẫn tăng trưởng được là nhờ đâu:

A. Vỏ tôm càng ngày càng dày và lớn lên làm cho cơ thể tôm lớn theo

B. Sau mỗi giai đoạn tăng trưởng, tôm phải lột xác

C. Đến giai đoạn tăng trưởng vỏ ki-tin mềm ra

D. Cả A, B và C đều đúng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247