Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Sinh học Đề thi Học Kì 1 môn Sinh học 10 - trường THPT Phú Ngọc năm 2016 - 2017

Đề thi Học Kì 1 môn Sinh học 10 - trường THPT Phú Ngọc năm 2016 - 2017

Câu 3 : Phân tử tARN có chức năng:

A.

Vận chuyển axit amin đi ra khỏi tế bào và cơ thể, đồng thời dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin

B.

Cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm, ribôxôm gồm hai tiểu phần đơn vị tồn tại riêng lẻ, khi tổng hợp prôtêin chúng mới kết hợp lại với nhau

C.

Vận chuyển axit amin tới ribôxôm và làm nhiệm vụ như một người phiên dịch, dịch thông tin dưới dạng trình tự nuclêôtit trên phân tử ADN thành trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin

D.

Làm nhiệm vụ truyền thông tin từ ADN tới ribôxôm và được dùng như một khuôn để tổng hợp prôtêin

Câu 4 : Trong hô hấp tế bào thứ tự 3 giai đoạn lần lượt là:

 

A. Đường phân, chuỗi chuyền êlectron hô hấp, chu trình Crep

B. Chu trình Crep, đường phân, chuỗi chuyền êlectron hô hấp

C. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp, đường phân, chu trình Crep

D. Đường phân, chu trình Crep, chuỗi chuyền êlectron hô hấp

Câu 5 : Đặc điểm nào là của tế bào nhân sơ?

A. Đã có bào quan có màng bao bọc

B. Độ lớn gần bằng tế bào nhân thực

C. Đã có nhiều bào quan có 1 lớp màng

D. Chưa có nhân hoàn chỉnh

Câu 6 : Khi lấy tiêu bản có tế bào vảy hành lên kính hiển vi quan sát. Sau đó lấy ra rồi nhỏ vào tiêu bản tế bào một giọt nước muối. Sau đó đưa lên quan sát thì thấy tế bào dần co lại (gọi là co nguyên sinh). Hiện tượng co nguyên sinh này xảy ra là do:

A. Tế bào bị hút mất nước do tế bào đặt trong môi trường ưu trương

B. Tế bào bị hút mất nước do tế bào đặt trong môi trường nhược trương

C. Tế bào bị hút mất nước do tế bào đặt trong môi trường đẳng trương

D. Tế bào bị hấp thụ thêm nước do tế bào đặt trong môi trường ưu trương

Câu 10 : Bào quan nào chỉ có ở tế bào thực vật?

A. Ti thể

B.  Lục lạp

C. Lưới nội chất

D. Bộ máy gôngi

Câu 11 : Nếu môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ chất tan bên trong tế bào thì môi trường đó được gọi là:

A. Môi trường đẳng trương

B. Môi trường ưu trương

C. Môi trường tự nhiên

D. Môi trường nhược trương

Câu 12 : Trong hô hấp tế bào giai đoạn nào thu được nhiều ATP nhất?

A. Chu trình Crep

B. Chu trình Crep và đường phân

C. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp

D. Đường phân

Câu 14 : Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, độ pH,... có thể phá hủy cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm cho chúng mất chức năng. Hiện tượng này được gọi là:

A. Hiện tượng ức chế của prôtêin

B. Hiện tượng hủy diệt của prôtêin

C. Hiện tượng hoạt động của prôtêin

D. Hiện tượng biến tính của prôtêin 

Câu 16 : Enzim có vai trò gì trong tế bào?

A. Xúc tác

B. Tổng hợp các chất

C. Cung cấp năng lượng

D. Phân giải các chất

Câu 17 : Đâu không phải là vai trò của nước?

A. Nước là thành phần xúc tác cho các phản ứng

B. Nước là thành phần cấu tạo của tế bào và cơ thể

C. Nước là dung môi hòa tan các chất

D. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa

Câu 18 : Bào quan nào chưa có màng bao bọc?

A. Ti thể

B.  Lizôxôm

C. Ribôxôm

D. Lục lạp

Câu 22 : Tế bào nhân sơ có khả năng trao đổi chất nhanh, làm cho tế bào sinh trưởng, sinh sản nhanh là do:

A. Chưa có vật chất di truyền

B. Kích thước nhỏ

C. Chưa có nhân

D. Chưa có bào quan

Câu 24 : Thành tế bào của thực vật có chứa chất nào?

A. Kitin

B. Xenlulozơ

C. Peptiđôglican

D. Prôtêin

Câu 25 : Đâu là vai trò của nước?

A. Bảo quản thông tin di truyền cho tế bào

B. Ngăn cản sự vận chuyển các chất

C. Dung môi hòa tan các chất

D. Cản trở các phản ứng trong tế bào

Câu 29 : Phân tử ADN có 4 loại nuclêôtit là:

A. A,U,G,X

B. A,T,G,X

C. A,T,G,U

D. A,T,U,X

Câu 30 : Bào quan nào chỉ có một lớp màng?

A. Lục lạp

B. Ti thể

C. Lizôxôm

D. Ribôxôm

Câu 32 : Ribôxôm có chức năng là:

A. Tổng hợp prôtêin

B. Chuyển hóa đường

C. Phân hủy chất độc hại

D. Cung cấp năng lượng

Câu 33 : Thành phần cấu tạo chủ yếu của màng sinh chất là:

A. Axit nuclêic và phôtpholipit

B. Phôtpholipit và prôtêin

C. Phôtpholipit và cacbohiđrat

D. Axit nuclêic và prôtêin

Câu 36 : Giữa các mạch của phân tử ADN được liên kết theo nguyên tắc bổ sung. Sự liên kết này rất đặc thù:

A. A liên kết với T bằng 3 liên kết hiđrô; G liên kết với X bằng 2 liên kết hiđrô

B. A liên kết với G bằng 2 liên kết hiđrô; T liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô

C. A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô; G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô

D. A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô; G liên kết với X bằng 2 liên kết hiđrô

Câu 37 : Những nguyên tố hóa học chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể sống, nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với sự sống. Những nguyên tố này được gọi là:

A. Nguyên tố hóa học và sinh học

B. Nguyên tố vi lượng và đa lượng

C. Nguyên tố đa lượng

D. Nguyên tố vi lượng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247