Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Lịch sử Đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021

Câu 1 : Vì sao phong trào Đồng Khởi lại đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?  

A. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mĩ

B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

C. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

D. Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở miền Nam Việt Nam

Câu 2 : Văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương là  

A. Hiệp định Sơ bộ

B. Tạm ước Việt- Pháp

C. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương

D. Hiệp định Pari về Việt Nam

Câu 3 : Sự kiện đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là

A. Phong trào "Đồng khởi"

B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi)

C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968

D. Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn vào ngày 16-6-1963

Câu 4 : Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 đã khoét sâu vào điểm yếu nào của kế hoạch Nava?

A. mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượn

B. tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh Đông Dương của thực dân Pháp

C. không thể tăng thêm quân số để xây dựng lực lượng mạnh

D. thời gian để xây dựng lực lượng, chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng)

Câu 5 : Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là  

A. Lực lượng cách mạng được giữ gìn và phát triển trong những năm 1954-1959

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ- Diệm

C. Tác động của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959)

D. Hành động phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của chính quyền Mĩ- Diệm

Câu 6 : Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Trung ương Đảng chủ trương chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trước đó sang đấu tranh chính trị chống Mĩ- Diệm không xuất phát từ nguyên nhân nào?

A. Do âm mưu phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ- Diệm

B. Do tác động của xu thế hòa hoãn trên thế giới

C. Đấu tranh vũ trang là vi phạm quy định của hiệp định Giơ-ne-vơ

D. Lực lượng vũ trang của Việt Nam đã tập kết ra Bắc, không còn cơ sở đấu tranh

Câu 7 : Mĩ đã làm gì để thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” trong chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh"?  

A. Thỏa hiệp với các nước lớn

B. Khơi sâu sự khác biệt về lịch sử - văn hóa

C. Sử dụng quân đội Sài Gòn là lực lượng xung kích trong quá trình xâm lược Lào, Campuchia

D. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc để ngăn cản sự chi viện cho Lào, Campuchia

Câu 8 : Đâu không phải điều kiện khách quan khiến Đảng cộng sản Đông Dương quyết định đề cao vấn đề dân chủ trong giai đoan 1936-1939?  

A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh

B. Những quyết định của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7-1935)

C. Chính sách nới lỏng của mặt trận nhân dân Pháp

D. Nhu cầu về vấn đề tự do, dân chủ, cơm áo và hòa binh của người dân

Câu 9 : Cuộc tiến công nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược ?

A. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968

B. Cuộc phản công Lam Sơn 719 năm 1971 

C. Tiến công chiến lược năm 1972

D. Điện Biên Phủ trên không năm 1972

Câu 12 : Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?  

A. Lật đổ nền thống trị của thực dân, phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc

B. Mở ra một kỉ nguyên mới: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

C. Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam

D. Góp phần vào chiến thắng của quân Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít

Câu 13 : Đâu không phải là nguyên nhân Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn dân?

A. Để tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế

B. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và truyền thống lịch sử dân tộc

C. Để làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của kẻ thù

D. Để huy động sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám (1945)

Câu 14 : Hướng tiến công chủ yếu của quân Giải phóng miền Nam trong năm 1972 là 

A. Tây Nguyên

B. Đông Nam Bộ

C. Liên khu V

D. Quảng Trị

Câu 15 : “Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay” Hai câu thơ trên là hình ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách gì

A. Tố cộng, diệt cộng                    

B. Tổ chức các cuộc hành quân tìm diệt

C. Dồn dân, lập ấp chiến lược

D. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

Câu 16 : Sự kiện chính trị nào đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ?  

A. Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia

B. Hội nghị bộ trưởng ba nước Đông Dương

C. Liên minh chống Mĩ được thành lập

D. Phối hợp phản công giữa quân đội Việt Nam với quân dân Lào và Campuchia

Câu 17 : Ngày 27-1-1973 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng đối với Việt Nam?  

A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc

B. Hội nghị Pari được nối lại

C. Mĩ tuyên bố sẽ rút quân khỏi miền Nam

D. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết

Câu 18 : Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã có tác động như thế nào đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc?  

A. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới

B. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới

C. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới

D. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới

Câu 19 : Vì sao đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau năm 1975?  

A. Để phù hợp với xu thế chung của thời đại

B. Để đưa đất nước phát triển mạnh trên con đường xã hội chủ nghĩa

C. Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài

D. Để ngăn chặn sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Câu 20 : Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã có tác động như thế nào đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc?

A. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới

B. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới

C. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới

D. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới

Câu 21 : Phong trào "Đồng khởi" nổ ra tiêu biểu ở tỉnh nào?

A. Long An

B. Bến Tre

C. Tiền Giang

D. Tây Ninh

Câu 22 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định vai trò, vị trí của miền Bắc như thế nào?  

A. Quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

B. Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

C. Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

D. Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

Câu 23 : Vị trí, vai trò của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam được xác định như thế nào tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960)?  

A. Quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

B. Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

C. Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

D. Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

Câu 24 : Nguyên nhân quyết định dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là  

A. Do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo

B. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất

C. Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang sớm xây dựng và không ngừng lớn mạnh

D. Có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt

Câu 25 : Mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là  

A. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

B. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

C. Chi viện miền Nam kháng chiến chống Mĩ

D. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

Câu 26 : Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế trong nội dung của hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?  

A. Thời gian để quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam quá dài

B. Vấn đề thống nhất của Việt Nam phải phụ thuộc vào bên ngoài

C. Quá trình tập kết chuyển quân tạo cơ hội cho kẻ thù có cơ hội gây rối loạn

D. Quyền dân tộc cơ bản mới được công nhận ở một nửa đất nước

Câu 27 : Điểm khác nhau cơ bản giữa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản trên thế giới là  

A. Có sự kết hợp với phong trào yêu nước

B. Chủ nghĩa Mác- Lênin được biến đổi sang tư tưởng Hồ Chí Minh

C. Phong trào công nhân giữ vai trò quyết định

D. Chủ nghĩa Mác- Lênin giữ vai trò quyết định

Câu 28 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần II (tháng 2-1951) quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một đảng riêng vì lí do chủ yếu nào?

A. Để phù hợp với đặc điểm phát triển của cách mạng mỗi nước.

B. Muốn nhanh chóng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

C. Muốn nhân dân ba nước Đông Dương tiếp tục đoàn kết trong đấu tranh.

D. Để tạo thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cách mạng.

Câu 30 : Điểm nổi bật trong chính sách nông nghiệp của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là gì?  

A. Xây dựng các hợp tác xã

B. Chú trọng đầu tư hệ thống thủy lợi

C. Ứng dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất

D. Đầu tư nghiên cứu các giống lúa có năng suất cao

Câu 31 : Lĩnh vực nào của thương nghiệp trong giai đoạn 1961- 1965 chiếm lĩnh được thị trường ở miền Bắc?  

A. Thương nghiệp quốc doanh

B. Thương nghiệp tư doanh

C. Mậu dịch hàng hải

D. Đầu tư nước ngoài

Câu 32 : Vấn đề thống nhất đất nước của Việt Nam được quy định như thế nào trong hiệp định Pari năm 1973?  

A. Việt Nam tiếp tục sự chia cắt với biên giới quốc gia là vĩ tuyến 17

B. Vấn đề thống nhất đất nước do nhân dân Việt Nam tự quyết định

C. Việt Nam sẽ thống nhất thông qua cuộc tổng tuyển cử dưới sự giám sát của một ủy ban quốc tế

D. Việt Nam sẽ thống nhất sau khi Mĩ và quân Đồng minh rút hết

Câu 33 : Cơ sở nào tạo nên mối quan hệ gắn bó, tác động lẫn nhau của cách mạng hai miền Nam- Bắc?

A. Đều do một Đảng lãnh đạo

B. Đều dựa trên nòng cốt của khối liên minh công- nông

C. Đều dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin

D. Đều có chung mục tiêu chiến lược

Câu 34 : Vì sao trong những năm 1965-1968 Mĩ lại triển khai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam?

A. Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”

B. Do tác động của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

C. Do tác động của phong trào “Đồng Khởi”

D. Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

Câu 35 : Đâu không phải là điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939? 

A. Đều nằm trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1930-1945

B. Đều chống lại kẻ thù của dân tộc

C. Đều xây dựng lực lượng trên cơ sở liên minh công- nông

D. Đều sử dụng bạo lực cách mạng

Câu 37 : Nguyên tắc cơ bản của Việt Nam trong quá trình đấu tranh, bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến hiện nay là  

A. Nắm vững quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản

B. Kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

C. Kiên quyết giữ vững độc lập dân tộc trong mọi tình huống

D. Bảo đảm quyền làm chủ thuộc về quần chúng

Câu 38 : Chiến thắng nào đã chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”?

A. Núi Thành (1965)

B. Vạn Tường (1966)

C. Hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967

D. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

Câu 39 : Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là  

A. Dùng người Việt đánh người Việt

B. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

C. Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường

D. Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ

Câu 40 : Ý nghĩa quan trọng nhất của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam là

A. Hoa Kì công nhận sự tồn tại của các lực lượng chính trị ở miền Nam

B. Hoa Kì công nhận các quyền dân tộc cơ bản của miền Nam

C. Để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình

D. Hoa Kì công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam và rút quân về nước

Câu 41 : Khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” phản ánh vai trò gì của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam trong những năm 1965-1973? 

A. Chiến trường trực tiếp đánh Mĩ

B. Hậu phương chi viện cho miền Nam

C. Căn cứ địa quan trọng nhất

D. Điểm trung chuyển tiếp nhận viện trợ của quốc tế

Câu 42 : Nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc từ năm 1969 đến trước tháng 4-1972 là

A. Khôi phục và phát triển kinh tế- văn hóa, chi viện cho miền Nam

B. Vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất

C. Chi viện cho miền Nam, thực hiện nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia

D. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

Câu 44 : Kế hoạch Nava được đề ra và thực hiện trong bối cảnh quân Pháp đang ở trong tình thế như thế nào?  

A. Nắm được quyền chủ động trên chiến trường

B. Giữ thế cầm cự trên chiến trường

C. Lâm vào thế bị động, phòng ngự

D. Liên tục phản công nhưng đều thất bại

Câu 45 : Sự dính líu của Mĩ và Liên Xô trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương (1945-1954) tác động như thế nào đến tính chất cuộc chiến?  

A. Chiến tranh Đông Dương trở thành một vấn đề quốc tế, chịu tác động của cục diện 2 cực

B. Cuộc chiến tranh Đông Dương phát triển lên quy mô lớn

C. Chiến tranh Đông Dương trở nên khốc liệt hơn

D. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn mới

Câu 46 : Sự kiện nào đánh dấu thắng lợi trọn vẹn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam?  

A. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975

B. Hiệp định Pari 1973

C. Trận Điện Biên Phủ trên không 1972

D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Câu 47 : Thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp khi tiến hành công cuộc đổi mới là  

A. Tự túc được một phần lương thực

B. Trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới

C. Trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất Đông Nam Á

D. Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu

Câu 48 : Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là  

A. Xác định kẻ thù là Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu

B. Khẳng định con đường bạo lực cách mạng

C. Đấu tranh trên cả 3 mặt trận: chính trị- quân sự- ngoại giao.

D. Kiên quyết nắm vững chiến lược tiến công

Câu 49 : Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?  

A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược cả ta và địch đều cố nắm giữ

B. Cơ sở quần chúng của ta ở Tây Nguyên vững chắc

C. Do sự bố phòng sơ hở của quân đội Sài Gòn

D. Do Tây Nguyên là căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn

Câu 50 : Đâu không phải là những biện pháp được Pháp thực hiện trước khi kế hoạch Nava bị đảo lộn?

A. Tăng cường viện binh cho Đông Đương

B. Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ

C. Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta

D. Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Câu 51 : Lực lượng chính trị nào được ra đời từ trong phong trào Đồng Khởi ?

A. Đảng Lao động Việt Nam

B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

C. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam

D. Trung ương cục miền Nam

Câu 52 : Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước từ khi nào?  

A. Sau khi đất nước được độc lập và thống nhất.

B. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam.

C. Sau khi Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước.

D. Sau miền Bắc hoàn toàn được giải phóng

Câu 53 : Trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 quân dân Việt Nam đã sử dụng lối đánh nào  

A. Đánh du kích.

B. Bám thắt lưng địch mà đánh.

C. Đánh điểm, diệt viện, truy kích.

D. Đánh du kích, mai phục dài ngày.

Câu 54 : Nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000 là 

A. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam

B. Sự đoàn kết, đồng lòng giữa Đảng và nhân dân

C. Sự ủng hộ của quốc tế

D. Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn

Câu 55 : Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức như thế nào?  

A. Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước

B. Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH

C. Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những biện pháp phù hợp

D. Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Câu 56 : Nơi tập trung lực lượng mạnh nhất của thực dân Pháp theo dự tính ban đầu trong kế hoạch Nava là

A. Điện Biên Phủ

B. Đồng bằng Bắc Bộ

C. Thượng Lào

D. Bắc Tây Nguyên

Câu 57 : Lý do chủ yếu để Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội Đại biểu lần II (1951) là

A. Đã hơn 15 năm Đảng vẫn chưa Đại hội để kiện toàn lại tổ chức

B. Do cần phải đưa Đảng ra hoạt động công khai, tránh sự nghi kị của quốc tế

C. Do cần phải giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương

D. Do cuộc kháng chiến có bước phát triển, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

Câu 58 : Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là  

A. Làm phân tán khối cơ động chiến lược của Nava

B. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava

C. Chuẩn bị về vật chất cho chiến dịch Điện Biên Phủ

D. Củng cố tinh thần để quân dân Việt Nam mở cuộc tấn công vào Điện Biên Phủ

Câu 59 : Đâu không phải là nguyên nhân khiến Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968)? 

A. Để phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc cho miền Nam

C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ở hai miền đất nước

D. Tạo ưu thế cho cuộc đàm phán ngoại giao giữa Mĩ và Việt Nam

Câu 60 : Mục tiêu chính của cuôc tập kích chiến lược đường không của Mĩ cuối năm 1972 là 

A. Phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc

B. Đè bẹp ý chí của nhân dân Việt Nam

C. Giành thắng lợi quân sự quyết định để buộc Việt Nam kí một hiệp định có lợi cho Mĩ

D. Cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

Câu 61 : Nhiệm vụ hàng đầu của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là gì?  

A. Giải phóng dân tộc

B. Thổ địa cách mạng

C. Giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày

D. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ

Câu 62 : Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là  

A. Có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng

B. Có sự điều chỉnh phương châm tác chiến

C. Tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương

D. Là những trận quyết chiến chiến lược

Câu 63 : Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp (1946 - 1954) và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) đều diễn ra trong điều kiện quốc tế như thế nào?  

A. Nội bộ phe xã hội chủ nghĩa thống nhất

B. Cục diện hai cực, hai phe bao trùm thế giới

C. Phong trào cách mạng thế giới đi vào giai đoạn thoái trào

D. Đang có sự hòa hoãn giữa các cường quốc

Câu 64 : Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của miền Bắc Việt Nam trong những năm 1965-1968?  

A. Miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam

B. Miền Bắc là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ

C. Miền Bắc là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới

D. Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia

Câu 65 : Đâu không phải là mục tiêu của phong trào đấu tranh chính trị- hòa bình ở miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?

A. Đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

B. Bảo vệ hòa bình

C. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng

D. Chống khủng bố, chiến dịch tố cộng, diệt cộng

Câu 66 : Tại sao có thể khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) đóng vai trò quyết định chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương?

A. Đập tan nỗ lực cao nhất của Pháp- Mĩ, dẫn tới việc kí kết hiệp định Giơ-ne-vơ

B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh ở các thuộc địa của Pháp phát triển mạnh

C. Đè bẹp ý chí xâm lược của thực dân Pháp

D. Đã giải phóng được một vùng rộng lớn ở phía Bắc

Câu 67 : Vì sao Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) lại đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?  

A. Đảng vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng

B. Đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến

C. Đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương

D. Đã đưa Đảng ra hoạt động công khai, tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Câu 68 : Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là

A. Đều là những thắng lợi quân sự quyết định dẫn tới kí kết một hiệp định hòa bình

B. Đều có chung kẻ thù chính là đế quốc Mĩ

C. Đều tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch

D. Đều làm phá sản các kế hoạch, chiến lược chiến tranh của kẻ thù

Câu 69 : Lực lượng quân đội giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là  

A. Quân đội Mĩ

B. Quân đội Việt Nam Cộng hòa

C. Quân đồng minh của Mĩ

D. Quân đồng minh của Mĩ, quân đội Việt Nam Cộng hòa

Câu 70 : Biện pháp chính được Mĩ sử dụng trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là  

A. Mở cuộc hành quân chiếm đất giành dân

B. Mở các cuộc càn quét

C. Dồn dân lập ấp chiến lược

D. Mở các cuộc hành quân tìm diệt và bình định

Câu 71 : Đâu không phải ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 - 1954)?  

A. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam

B. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

C. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc

D. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Câu 72 : Cuộc nổi dâỵ đồng loạt đầu tiên của nhân dân miền Nam bằng bạo lực trong giai đoạn 1954- 1975 là  

A. Phong trào hòa bình (1954)

B. Phong trào Đồng Khởi (1959-1960)

C. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân (1968)

D. Tiến công chiến lược (1972)

Câu 73 : Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào đấu tranh gì ở miền Nam?

A. Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công

B. Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt

C. Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào

D. Đồng khởi

Câu 74 : “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, là phương châm tác chiến của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch nào? 

A. Chiến dịch Tây Nguyên

B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh

D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh

Câu 75 : Hướng tiến công chính của Mĩ và quân đội Sài Gòn trong mùa khô 1965-1966 là

A. Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

C. Đông Nam Bộ và Liên khu V.

D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Câu 76 : Sự kiện nào đánh dấu khối liên minh công - nông được hình thành?  

A. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

B. Các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5 (1930)

C. Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên

D. Chính quyền Xô Viết được thành lập

Câu 77 : Khả năng đánh thắng quân Mĩ của quân dân miền Nam tiếp tục được thể hiện trong trận chiến nào sau chiến thắng Vạn Tường (1965)?

A. Trận Núi Thành (1965)

B. Cuộc phản công hai mùa khô 1965-1966 và 1966-196

C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

D. Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1968-1969

Câu 78 : Điểm khác nhau cơ bản của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về 

A. loại hình chiến dịch.

B. địa hình tác chiến

C. đối tượng tác chiến

D. lực lượng chủ yếu

Câu 79 : Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định mở chiến dịch Điên Biên Phủ không nhằm mục tiêu gì? 

A. Tiêu diệt lực lượng địch ở Điên Biên Phủ

B. Giải phóng Tây Bắc

C. Giải phóng toàn bộ phía Bắc

D. Tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào

Câu 80 : Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?  

A. Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển

B. Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệ

C. Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh

D. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ

Câu 81 : Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1954 là gì?  

A. Kháng chiến chống Pháp

B. Xây dựng chế độ mới ở Việt Nam

C. Kháng chiến- kiến quốc

D. Bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám

Câu 82 : Đâu không phải là những khó khăn và tồn tại của Việt Nam sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000)  

A. Kinh tế phát triển chưa bền vững

B. Một số vấn đề văn hóa, xã hội bức xúc chưa được giải quyết 

C. Tình trạng quan liêu, tham nhũng

D. Sự chia rẽ khối đoàn kết dân tộc

Câu 83 : Đâu không phải là điểm chung về ý nghĩa giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976?  

A. Phản ánh ý thức làm chủ và trách nhiệm công dân của mỗi người Việt Nam

B. Giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ, xâm lược của các thế lực thù địch

C. Góp phần nâng cao uy tín của quốc gia trên trường quốc tế

D. Góp phần hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Câu 84 : Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định sau: “thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của nhân dân, vừa là quy luật khách quan của lịch sử Việt Nam”  

A. Sai, vì thực tế có hàng loạt người dân miền Nam đã di cư ra nước ngoài do không muốn thống nhất đất nước

B. Đúng, vì thống nhất đất nước là nguyện vọng của những người lãnh đạo miền Bắc Việt Nam

C. Sai, vì xu thế phát triển của Việt Nam trong lịch sử là phân tán

D. Đúng, vì thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh quy luật thống nhất là đúng và đa số người dân đều ủng hộ thống nhất khi 98,8% cử tri đi bỏ phiếu

Câu 85 : Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954- 1975)?

A. Sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương

B. Sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ nhất là Liên Xô và Trung Quốc

C. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ

D. Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam

Câu 86 : Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ mang ý nghĩa gì quan trọng nhất?  

A. Thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ của quân dân ta.

B. Làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ.

C. Bảo vệ thành quả chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

D. Đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, đảm bảo sự chi viện cho miền Nam

Câu 87 : Lý do chính khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có quy định về vấn đề thống nhất đất nước là

A. Tác động của cục diện hai cực, hai phe

B. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của thực dân Pháp.

C. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

D. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

Câu 88 : Đâu không phải là nội dung của kế hoạch Rơve do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1949?

A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4

B. Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La)

C. Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần 2 để nhanh chóng kết thúc chiến tranh

D. Gấp rút tập trung quân Âu - Phi để xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh

Câu 89 : Tại sao trong kế hoạch Rơve, thực dân Pháp lại phải tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4?

A. Để ngăn chăn sự chi viện từ liên khu 3 - 4 cho Việt Bắc

B. Để ngăn chặn sự liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa

C. Để cô lập Việt Bắc, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta

D. Để mở rộng phạm vi chiếm đóng của quân Pháp

Câu 92 : Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 do Đảng và Chính phủ Việt Nam đề ra không nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?  

A. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch

B. Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới

C. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên

D. Làm phá sản âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp

Câu 93 : Mĩ thay chân Pháp ở miền Nam sau năm 1954 không nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?

A. Chia cắt lâu dài Việt Nam

B. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương

C. Làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản

D. Thúc đẩy sự giàu mạnh của miền Nam để đối trọng với miền Bắc

Câu 94 : Hiệp định Giơnevơ (1954) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia bao gồm  

A. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

B. Độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

C. Độc lập, chủ quyền, tự do và toàn vẹn lãnh thổ

D. Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

Câu 95 : Nhiệm vụ cơ bản, đầy đủ của miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 là  

A. Kháng chiến chống Mĩ cứu nước

B. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa

D. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa

Câu 96 : Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) không mang ý nghĩa nào sau đây?  

A. Xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến

B. Đưa nông dân trở thành người làm chủ nông thôn

C. Khối liên minh công- nông được củng cố

D. Củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ

Câu 97 : Nguyên nhân chính nào dẫn đến hạn chế trong quá trình cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1953-1957)?  

A. Đấu tố tràn lan, thô bạo

B. Sai lầm trong việc đánh giá, quy kết địa chủ không bám sát thực tế

C. Do sự chống phá của các thế lực thù địch

D. Do trình độ của những người tham gia đấu tố còn hạn chế

Câu 98 : Nguyên nhân sâu xa để Đảng và Chính phủ Việt Nam cần phải hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) là  

A. Để củng cố khối liên minh công- nông

B. Để mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất

C. Thực hiện “khẩu hiệu người cày có ruộng”

D. Để giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến

Câu 99 : Nguyên nhân quyết định tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam? 

A. Sự chi viện của hậu phương miền Bắc 

B. Sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương và sự giúp đỡ của các nước XHCN

C. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam

D. Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam

Câu 100 : Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) là  

A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước

B. Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

C. Là nguồn cổ vũ với phong trào cách mạng thế giới

D. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

Câu 101 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976-1985 là  

A. Do tác động của cuộc cải cách giá lương tiền

B. Do ta mắc phải những sai lầm trong chủ trương, chính sách lớn 

C. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

D. Do chính sách bao vây, cấm vận của Mĩ

Câu 102 : Tình hình Việt Nam sau hiệp đinh Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có điểm gì nổi bật?  

A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước

B. Mĩ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam

C. Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau

D. Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

Câu 103 : Nhân tố khách quan nào tác động khiến Việt Nam bị chia cắt sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

A. Do tác động của cục diện hai cực, hai phe

B. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm

C. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

D. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

Câu 104 : Trong những năm 1954- 1975, Việt Nam là một trong những trọng điểm trong chiến lược nào của đế quốc Mĩ? 

A. Chiến lược toàn cầu

B. Thực dân kiểu mới

C. Trả đũa ồ ạt

D. Phản ứng linh hoạt

Câu 105 : “Cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ, Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa...” Hai câu thơ trên nhắc đến hiện tượng gì trong lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975

A. Đất nước bị chia cắt thành hai miền

B. Kháng chiến chống Mĩ trên cả nước

C. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước

D. Cuộc tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực sau chiến tranh

Câu 106 : Từ năm 1958-1959, mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam có sự thay đổi như thế nào?  

A. Tiếp tục đấu tranh chính trị, hòa bình đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

B. Đấu tranh chính trị, hòa bình chống chính sách khủng bố, tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm

C. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang chống khủng bố, tố cộng, diệt cộng, đòi quyền tự do dân chủ, giữ gìn phát triển lực lượng

D. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

Câu 107 : Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam được xác định tại Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1959) là  

A. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân

B. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị quần chúng

C. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng vũ trang nhân dân

D. Đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường chính trị hòa bình

Câu 108 : Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu- đông năm 1950 là

A. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc

B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rơve

C. Ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ

D. Khai thông con đường liên lạc quốc tế

Câu 109 : Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi được Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện trong bối cảnh lịch sử như thế nào?  

A. Quân Pháp mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ

B. Ngân sách cho chiến tranh Đông Dương bị cắt giảm

C. Kế hoạch “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” bị phá sản

D. Phạm vị chiếm đóng của quân Pháp được mở rộng

Câu 110 : Công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam từ năm 1950 không nhằm thực hiện phương châm nào?  

A. Phục vụ kháng chiến

B. Phục vụ dân sinh

C. Phục vụ sản xuất

D. Phục vụ dân tộc

Câu 112 : Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ đánh cho Ngụy nhào?

A. Chiến dịch Tây Nguyên

B. Hiệp định Pari

C. Chiến dịch Huế Đà Nẵng

D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975

Câu 114 : Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) quân dân miền Bắc đã thể hiện chân lý  

A. Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ

B. Không gì quý hơn độc lập tự do

C. Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh

D. Tất cả vì miền Nam ruột thịt

Câu 116 : Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng  

A. quân Pháp rút hết khỏi Việt Nam

B. chính phủ mới được thành lập ở Việt Nam

C. cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7-1956

D. ngay khi hiệp định Giơnevơ có hiệu lực

Câu 117 : Nhiệm vụ tập hợp, xây dựng lực lượng khối đoàn kết dân tộc từ năm 1951 đến năm 1954 do mặt trận nào đảm nhiệm

A. Mặt trận Việt Minh

B. Hội Liên Việt

C. Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào

D. Mặt trận Liên Việt

Câu 118 : Sự phát triển của hậu phương (1950-1953) có tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam? 

A. Đặt cơ sở cho sự xây dựng chế độ mới sau này

B. Tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để cuộc kháng chiến nhanh chóng đi đến thắng lợi

C. Tạo bước ngoặt của cho cuộc kháng chiến chống Pháp

D. Cho thấy sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc kháng chiến do Đảng lãnh đạo

Câu 119 : Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai khi đang tiến hành chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?  

A. Chiến tranh đặc biệt

B. Chiến tranh cục bộ

C. Việt Nam hóa chiến tranh

D. Đông Dương hóa chiến tranh

Câu 120 : Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 là gì?  

A. Đè bẹp ý chí xâm lược của Mĩ

B. Buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán, kí hiệp định Pari

C. Bảo vệ được miền Bắc xã hội chủ nghĩa

D. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra

Câu 121 : Để bồi dưỡng sức dân trước hết là nông dân, đầu năm 1953 Đảng và Chính phủ đã có chủ trương gì?

A. Chấn chỉnh chế độ thuế khoá

B. Cuộc vận động lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm

C. Xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp

D. Phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất

Câu 123 : Chiến dịch mở màn cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là 

A. Huế- Đà Nẵng

B. Tây Nguyên

C. Sài Gòn- Gia Định

D. Quảng Trị

Câu 124 : Vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975) là

A. Nhất trí chủ trương thống nhất đất nước về mặt nhà nước

B. Đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

C. Chuẩn bị kế hoạch tổng tuyển cử trong cả nước

D. Chuẩn bị nội dung cơ bản cho kì họp Quốc hội khóa mới

Câu 125 : Vấn đề đổi mới về kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào với nhau?  

A. Tách bạch với nhau

B. Gắn liền với nhau

C. Chính trị quyết định hơn

D. Chính trị là trọng tâm

Câu 126 : Hội nghị nào đã nhất trí về các chủ trương biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước?  

A. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)

B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975)

C. Hội nghị lần thứ 25 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)

D. Hội nghị lần thứ 26 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975)

Câu 128 : 11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?  

A. Toàn bộ nội các Sài Gòn bị bắt sống

B. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố từ chức

C. Toàn bộ miền Nam được giải phóng

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Câu 129 : Ngày 16-4-1972 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

A. Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi thuộc liên khu V

B. Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai

C. Mĩ cho phong tỏa toàn bộ các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc

D. Mĩ đánh phá cảng Hải Phòng

Câu 130 : Văn kiện lịch sử nào không phản ánh đường lối kháng chiến của Việt Nam trong những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?  

A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến

B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

C. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

D. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

Câu 131 : Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam được xác định trong Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh năm 1951 là  

A. Đánh đổ thực dân Pháp, giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho dân tộc

B. Đánh đổ thực dân Pháp, giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho dân tộc, bảo vệ hòa bình thế giới

C. Tiêu diệt thực dân Pháp, can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới

D. Tiêu diệt thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

Câu 132 : Đâu không phải là nhiệm vụ của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?

A. Giam chân địch trong thành phố

B. Tạo điều kiện di chuyển cơ quan đầu não, cơ sở vật chất về chiến khu an toàn

C. Hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến

D. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp

Câu 133 : Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ Chính trị đã có chủ trương gì?

A. Quyết định thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn

B. Quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975

C. Quyết định giải phóng toàn miền Nam, trước hết là giải phóng Huế- Đà Nẵng

D. Quyết định hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1976

Câu 135 : Tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng năm 1975 là  

A. Đồng Nai thượng

B. Hà Tiên

C. Kiên Giang

D. Châu Đốc

Câu 136 : Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Phước Long đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ là gì?  

A. Làm lung lay ý chí chiến đấu của quân đội Sài Gòn

B. Chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta, giúp Bộ chính trị hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam

C. Giáng đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn

D. Tạo tiền đề thuận lợi để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam

Câu 137 : Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi nào?  

A. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976)

B. Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976)

C. Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975)

D. Trong “Tuyên ngôn độc lập” (02/09/1945)

Câu 138 : Ngày 25/4/1976, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung

B. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước

C. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI

D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 139 : Đâu không phải là nội dung của Ba chương trình kinh tế được thực hiện trong kế hoạch 5 năm 1986-1990?

A. Lương thực- thực phẩm

B. Hàng nội địa

C. Hàng tiêu dùng

D. Hàng xuất khẩu

Câu 140 : Công cuộc đổi mới ở Việt Nam (12-1986) không chịu tác động của vấn đề gì trên thế giới cuối thế kỉ XX?  

A. Cuộc cách mạng khoa học- công nghê

B. Cuộc khủng hoảng của Liên Xô và các nước Đông Âu

C. Quan hệ giữa các quốc gia được điều chỉnh theo hướng đối thoại, thỏa hiệp

D. Mĩ gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam

Câu 141 : Trong những năm 1965-1968, hoạt động sản xuất của miền Bắc có điểm gì nổi bật?  

A. Công nghiệp hóa quy mô lớn

B. Chuyển từ thời bình sang thời chiến

C. Điện khí hóa sản xuất

D. Cơ giới hóa sản xuất

Câu 142 : Phương châm tác chiến của ta trong Đông - xuân 1953 -1954 là gì?  

A.  “Đánh nhanh, thắng nhanh”.

B. “Đánh chắc, thắng chắc”.

C. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.

D. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.

Câu 143 : Mặt trận nào là biểu tượng của khối đoàn kết 3 nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A. Liên minh nhân dân Đông Dương

B. Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào

C. Liên minh Việt- Miên- Lào

D. Mặt trận nhân dân Việt- Miên- Lào

Câu 144 : Từ cuối 1953 đến đầu 1954, khối cơ động chiến lược của quân Pháp đã bị phân tán ra những vị trí nào?  

A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông- pha-băng 

B. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâyku, Luông-pha-băng

C. Điện Biên Phù, Thà khẹt, Plâyku, Luông-pha-băng

D. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâyku, Luông-pha-băng

Câu 145 : Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam?  

A. Vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam

B. Khẳng định con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền

C. Xác định đươc kẻ thù của nhân dân miền Nam

D. Củng cố tinh thần, thúc đẩy nhân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam

Câu 146 : Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế của nền kinh tế miền Nam trong những năm 1954-1975?  

A. Vẫn mang tính chất nông nghiệp

B. Phát triển không cân đối

C. Lệ thuộc nặng nền vào viện trợ bên ngoài

D. Công, thương nghiệp quy mô lớn phát triển

Câu 147 : Những thành tựu Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến 2000 chứng tỏ điều gì?  

A. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp

B. Việt Nam đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội

C. Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn cần phải có những bước đi phù hợp

D. Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế

Câu 148 : Đâu là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?  

A. Phong trào cách mạng 1930-1931

B. Cuộc vận động dân chủ 1936- 1939

C. Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945

D. Cao trào kháng Nhật cứu nước

Câu 149 : Ngày 7-5-1954, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?  

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu

B. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi

C. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc

D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết

Câu 150 : Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) không có ý nghĩa quốc tế nào sau đây?

A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

B. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới

C. Là nguồn cổ vũ đối với phong trào cách mạng thế giới

D. Góp phần làm xói mòn và sụp đổ trật tự hai cực Ianta

Câu 151 : Nguyên nhân chính để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn dân là  

A. Vận dụng kinh nghiệm đánh giặc của cha ông trong lịch sử

B. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”

C. Để làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của kẻ thù

D. Để huy động sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám (1945)

Câu 152 : Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước không xuất phát từ vấn đề nào sau đây?  

A. Hai miền vẫn còn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau

B. Nguyện vọng của nhân dân cả nước là sớm có một chính phủ thống nhất

C. Quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam là thống nhất

D. Để thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào”

Câu 153 : Tác động lớn nhất của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến tình hình Việt Nam là  

A. Đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội

B. Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

C. Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển.

D. Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ chủ nghĩa xã hội.

Câu 154 : Đâu là nội dung của chương trình “ba mục tiêu”  trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc giai đoạn 1965-1968?

A. 5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động trên 1ha diện tích gieo trồng trong một năm

B. Lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

C. 5 tấn thóc trên 1ha, 2 đầu lợn trong một năm

D. 5 tấn thóc trên 1ha, 90% nông dân tham gia vào hợp tác xã, cơ giới hóa sản xuất

Câu 155 : Đâu không phải là nguyên nhân để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn diện?  

A. Để chống lại cuộc chiến tranh quy mô lớn của thực dân Pháp

B. Để phát huy tối đa sức mạnh của mỗi người dân trong cuộc kháng chiến

C. Để tạo điều kiện kháng chiến lâu dài.

D. Để tạo cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự

Câu 156 : Đặc điểm của hoạt động sản xuất công nghiệp ở miền Bắc trong giai đoạn 1965-1968 là  

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

B. Chú trọng cộng nghiệp hàng tiêu dùng

C. Phát triển công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng

D. Phát triển các khu công nghiệp tập trung

Câu 157 : Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam?  

A. Thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ đánh cho Ngụy nhào

B. Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

C. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

D. Đáp ứng được yêu cầu lịch sử và nguyện vọng của quần chúng

Câu 158 : Điều kiện khách quan thuận lợi để nhân dân Việt Nam nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 là khi nào?

A. Nhật đầu hàng đồng minh

B. Nhật đảo chính Pháp

C. Đức đầu hàng đồng minh

D. Quân đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật

Câu 159 : Nội dung nào của hiệp định Pari được nhân dân Việt Nam hiện thực hóa sau đại thắng mùa xuân năm 1975?  

A. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt

B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử tự do không có sự can thiệp của nước ngoài

C. Các bên công nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị

D. Hoa Kì cam kết rút quân và không tiếp tục dính líu đến công việc của miền Nam

Câu 160 : Khẩu hiện được thực hiện qua các đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc (cuối 1953 -1956) là

A. "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người".

B. “Người cày có ruộng”.

C. "Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày"

D. "Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghè, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công"

Câu 161 : Sự kiên nào đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?  

A. Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản

B. Phong trào vô sản hóa

C. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

D. Sự ra đời của liên minh công nông

Câu 162 : Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam trước khi tiến hành công cuộc đổi mới (từ năm 1986) là  

A. Khủng hoảng trầm trọng

B. Phát triển nhanh

C. Phát triển không ổn định

D. Chậm phát triển

Câu 163 : Đại thắng mùa xuân 1975 đã đưa Việt Nam bước vào thời kì   

A. Độc lập, tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

B. Hòa bình, thống nhấ

C. Hòa bình, tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

D. Độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Câu 164 : Mĩ và chính quyền Sài Gòn có hành động gì sau khi kí kết hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?  

A. Nghiêm túc thực thi hiệp định

B. Ngang nhiên phá hoại hiệp định

C. Yêu cầu đồng minh phủ nhận hiệp định

D. Kêu gọi cộng đồng quốc tế không thừa nhận hiệp định

Câu 165 : Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam  

A. Chiến tranh đặc biệt

B. Chiến tranh cục bộ

C. Việt Nam hóa chiến tranh

D. Đông Dương hóa chiến tranh

Câu 166 : Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương?  

A. Chiến thắng Điện Biên Phủ

B. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954

C. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ

D. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương

Câu 167 : Sự kiện nào đánh dấu việc Mĩ bắt đầu dính líu và can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương?

A. Kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương

B. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơve

C. Kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mĩ

D. Giúp Pháp thực hiện kế hoạch Đờlát đơTátxinhi

Câu 168 : Mục tiêu cơ bản của thực dân Pháp trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch Nava là gì?  

A. Giành lại thế chủ động trên chiến trường

B.  Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Minh

C. Mở rộng bình định vùng chiếm đóng

D. Xoay chuyển cục diện chiến tranh, kết thúc chiến tranh trong danh dự

Câu 169 : Sau khi kí hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) thực dân Pháp có thái độ và hành động như thế nào?  

A. Nghiêm chỉnh thi hành hiệp định

B. Chuẩn bị rút quân về nước

C. Tiếp tục câu kết với Trung Hoa Dân Quốc chống phá cách mạng Việt Nam

D. Tìm cách phá hoại hiệp định, gây xung đột vũ trang

Câu 170 : Ngày 19-12-1946, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?  

A. Ban thường vụ trung ương Đảng ra bản chỉ thị toàn dân kháng chiến

B. Ban thường vụ trung ương Đảng ra bản chỉ thị kháng chiến- kiến quốc

C. Hồ Chí Minh đọc "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến".

D. Chính phủ Việt Nam thương lượng với chính phủ Pháp về vấn đề đình chiến ở Việt Nam

Câu 173 : “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong văn kiện lịch sử nào?  

A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến

B. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

D. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

Câu 174 : Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra tại đại hội nào?

A. Đại hội V

B. Đại hội VI

C. Đại hội VII

D. Đại hội VIII

Câu 175 : Tình hình miền Bắc sau cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ có đặc điểm gi nổi bật?

A. vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả to lớn

B. bị tàn phá nặng nề

C. không bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh phá hoại

D. chịu ảnh hưởng không đáng kể của cuộc chiến tranh phá hoại

Câu 176 : Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973) đã xác định kẻ thù của nhân dân miền Nam là  

A. Đế quốc Mĩ

B. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu

C. Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu

D. Chính quyền Dương Văn Minh

Câu 177 : Duyên cớ chiến tranh đầu tiên Mĩ dựng lên trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là  

A. Trả đũa cuộc tiến công của quân Giải phóng vào doanh trại quân Mĩ ở Plâyku

B. Trả đũa cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân dân miền Nam

C. Trả đũa sự kiện Vịnh Bắc Bộ

D. Trả đũa cho sự thất bại của Mĩ ở trận Vạn Tường

Câu 178 : Ngày 10 – 10 – 1954 diễn ra sự kiện quan trọng gì ở Việt Nam?  

A. Pháp rút khỏi Hà Nội, bộ đội ta vào tiếp quản thủ đô

B. Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô

C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng

D. Pháp rút quân khỏi miền Nam

Câu 179 : Hướng tiến công chiến lược của Nava trong thu - đông 1953 và xuân 1954 là 

A. Bắc Bộ

B. Trung Bộ và Nam Bộ

C. Trung Bộ và Nam Đông Dương

D. Bắc Bộ và Bắc Đông Dương

Câu 181 : Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là 

A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

B. Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

C. Trường kì,tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

D. Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

Câu 182 : Cuộc chiến đấu nào của quân nhân Việt Nam đã tạo điều kiện để cả nước đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài?  

A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

B. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông

C. Chiến dịch Biên giới thu- đông

D. Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ

Câu 183 : Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 – 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên mới là  

A. Đảng Cộng sản Đông Dương

B. Đảng Lao động Việt Nam

C. Đảng Lao động Đông Dương

D. Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 184 : Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội cần được hiểu như thế nào? 

A. Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước

B. Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH

C. Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những quan điểm đúng đắn và biện pháp phù hợp

D. Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Câu 185 : Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương kiên quyết đấu tranh trên những mặt trận nào?  

A. Quân sự, chính trị, ngoại giao

B. Chính trị, ngoại giao

C. Quân sự, ngoại giao

D. Chính trị, quân sự

Câu 186 : Sau năm 1975 tình hình miền Nam có điểm gì nổi bật?  

A. Hậu quả của chiến tranh, tàn dư của chế độ thực dân mới còn tồn tại nặng nề

B. Tàn dư của chế độ thực dân cũ còn nặng nề, công nhân thất nghiệp

C. Chính quyền cũ chỉ mới bị xóa bỏ ở các trung tâm thành phố

D. Lực lượng tay sai chống phá cách mạng vẫn liên tục gây bạo loạn

Câu 187 : Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là  

A. Đế quốc Mĩ

B. Thực dân Pháp

C. Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

D. Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm

Câu 189 : Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954 là  

A. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch tương đối yếu

B. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch mạnh nhất

C. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi có vị trí quan trong mà địch tương đối yếu

D. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi bố phòng sơ hở của địch

Câu 190 : Từ thu - đông 1954, hướng tiến công của quân Pháp theo kế hoạch Nava sẽ có sự thay đổi như thế nào? 

A. Chuyển hướng tiến công ra Bắc Bộ

B. Chuyển hướng tiến công lên Tây Nguyên

C. Chuyển hướng tiến công lên Bắc Đông Dương

D. Tiếp tục tiến công ở Trung Bộ và Nam Đông Dương

Câu 191 : Hai báo cáo được nêu ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) là  

A. Báo cáo chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

B. Cương lĩnh chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

C. Báo cáo chính trị và cương lĩnh cách mạng Việt Nam

D. Cương lĩnh chính trị và cương lĩnh cách mạng Việt Nam

Câu 192 : Binh đoàn nào của quân đội Pháp đảm nhận nhiệm vụ đổ bộ bất ngờ, đánh chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới cuối năm 1947?  

A. Binh đoàn bộ binh

B. Binh đoàn thủy quân lục chiến

C. Binh đoàn dù

D. Binh đoàn hỗn hợp bộ binh và thủy quân lục chiến

Câu 193 : Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam được Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) xác định là gì?  

A. Giải phóng miền Nam trong năm 1975

B. Chỉ đấu tranh chính trị để thống nhất đất nước

C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

D. Tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất

Câu 194 : Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp đã chuyển sang thực hiện âm mưu gì?

A. “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

B. tiếp tục chiến lược đánh nhanh thắng nhanh.

C. tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.

D. kí với Mĩ hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.

Câu 196 : Cơ sở nào để Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam cuối năm 1974 - đầu năm 1975?  

A. Sự suy yếu của chính quyền Sài Gòn

B. Sự lớn mạnh của quân Giải phóng miền Nam

C. Khả năng quay trở lại hạn chế của Mĩ

D. So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng

Câu 197 : Trong giai đoạn 1954-1975, nền kinh tế miền Nam phát triển theo hướng nào?  

A. Xã hội chủ nghĩa

B. Tư bản chủ nghĩa

C. Công- thương nghiệp tư nhân

D. Nông nghiệp hàng hóa

Câu 198 : Ngày 1-11-1968 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?  

A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra

B. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc

C. Mĩ bắt đầu nói đến vấn đề đàm phán với Việt Nam

D. Cuộc đàm phán chính thức giữa Hoa Kì và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Câu 199 : Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là  

A. Người cày có ruộng

B. Không một tấc đất bỏ hoang

C. Tăng gia sản xuất

D. Tấc đất, tấc vàng

Câu 200 : Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là

A. Trung Quốc

B. Liên Xô

C. Cộng hòa Dân chủ Đức

D. Tiệp Khắc

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247