Đề thi HK2 môn GDCD 8 năm 2021

Câu 1 : Người đứng đầu Nhà nước thay mặt nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại là?

A. Chủ tịch nước

B. Chủ tịch Quốc hội

C. Tổng Bí thư

D. Thủ tướng Chính phủ

Câu 2 : Trong các tài sản dưới đây, tài sản không thuộc quyền sỡ hửu của công dân là?

A. Tiền lương ,tiền thưởng

B. Xe máy,máy giặt cá nhân được trúng thưởng.

C. Cổ vật cá nhân khi đào móng làm nhà.

D. Tiền tiết kiện của công dân gửi trong ngân hàng.

Câu 3 : Việc làm nào sau đây vi phạm pháp luật?

A. Không giúp người cao tuổi lúc sang đường.

B. Gây gỗ đánh nhau với người trong xóm

C. Trả lại của rơi cho người mất.

D. Cãi vã với anh chị em trong gia đình

Câu 4 : Quyền nào sau đây không phải là quyền tự do ngôn luận?

A. Góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi hiến pháp.

B. Học sinh góp ý kiến vào phương hướng, nhiệm vụ năm học của lớp mình.

C. Chất vấn đại biểu Hội đồng nhân dân trong các kì họp tiếp xúc cử tri.

D. Báo cho cơ quan có thẩm quyền biết một tụ điểm tiêm chích ma túy.

Câu 5 : Ngày Pháp luật nước Việt nam là?

A. 11/9

B. 2/9

C. 9/11

D. 9/2

Câu 6 : Pháp luật nước ta ra đời khi nào?

A. Có nhà nước phong kiến

B. Nhân dân ta giành được độc lập

C. Khi có nhà nước

D. Thành lập Quốc hội

Câu 7 : Pháp luật do ai ban hành ?

A. Nhân dân

B. Chính phủ

C. Quốc hội

D. Thủ tướng

Câu 8 : Pháp luật có mấy đặc điểm ?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 9 : Pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng ?

A. Giáo dục thuyết phục

B. Thuyết phục, cưỡng chế

C. Giáo dục , cưỡng chế

D. Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế

Câu 10 : Những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến là thuộc đặc điểm?

A. Quy phạm phổ biến

B. Tính cưỡng chế

C. Xác định chặt chẽ

D. Thuộc tính giai cấp

Câu 11 : Pháp luật là công cụ để quản lí nhà nước , kinh tế và xã hội thuộc?

A. Bản chất

B. Đặc điểm

C. Bản chất , đặc điểm

D. Vai trò

Câu 12 : Phát huy quyền làm chủ , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thể hiện ?

A. Bản chất

B. Đặc điểm

C. Bản chất , đặc điểm

D. Vai trò

Câu 13 : Các điều luật  được quy định rõ ràng , chính xác , chặt chẽ thể hiện tính?

A. Quy phạm phổ biến

B. Tính cưỡng chế

C. Xác định chặt chẽ

D. Thuộc tính giai cấp

Câu 15 : HIV/AIDS lây qua con đường?

A. Quan hệ tình dục an toàn.

B. Dùng chung bơm, kim tiêm.

C. Muỗi đốt.

D. Dùng chung bát đũa.

Câu 16 : Nhóm người dễ bị nhiễm HIV/AIDS là?

A. Gái mại dâm, người nghiện ma túy.

B. Người hay đau ốm.

C. Lái xe, thủy thủ.

D. Người hay tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

Câu 17 : Con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS là những tệ nạn xã hội......

A. Mại dâm và ma túy.

B. Ma túy và trộm cướp.

C. Trộm cướp và mại dâm.

D. Cờ bạc và ma túy.

Câu 18 : Ý kiến sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội là?

A. Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.

B. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

C. Sống giản dị, lành mạnh.

D. Chú trọng công việc làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.

Câu 19 : Pháp luật không nghiêm cấm hành vi ..................

A. Mua dâm, bán dâm.

B. Tiêm chích ma túy.

C. Các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS.

D. Gần gũi và giúp đỡ người bị nhiễm HIV/AIDS hòa nhập với cộng đồng.

Câu 20 : Chất sau đây không nguy hiểm cho người là?

A. Bom, mìn.

B. Thuốc trừ sâu.

C. Lương thực, thực phẩm.

D. Chất phóng xạ.

Câu 21 : Công dân không có quyền sở hữu những tài sản?

A. Của cải để dành.

B. Tư liệu sinh hoạt.

C. Vốn trong doanh nghiệp mà mình tham gia.

D. Các bảo vật có giá trị văn hóa – lịch sử được phát hiện tình cờ.

Câu 22 : Hành vi thể hiện sự vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác?

A. Nhặt của rơi trả lại cho chủ sở hữu.

B. Khi vay nợ tuy trả không đúng hẹn nhưng đầy đủ.

C. Giữ gìn cẩn thận khi mượn tài sản người khác.

D. Bồi thường theo quy định của pháp luật khi làm hư hỏng tài sản được mượn.

Câu 23 : Hành vi thể hiện sự vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng?

A. Không lãng phí điện nước.

B. Lấy tiền nhà nước cho vay để lấy lãi cho mình.

C. Trồng cây gây rừng.

D. Tham gia lao động công ích.

Câu 25 : Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định tại?

A. Điều 58 Hiến pháp 1992.

B. Điều 64 Hiến pháp 1992.

C. Điều 74 Hiến pháp 1992.

D. Điều 78 Hiến pháp 1992.

Câu 26 : Việc làm nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận?

A. Phao tin đồn nhảm trong khu vực dân cư.

B. Tuyên truyền mê tín dị đoan.

C. Cho đăng bài viết nhằm vu khống người khác.

D. Phổ biến kinh nghiệm của mình trong sản xuất để trao đổi, học tập. 

Câu 27 : Cơ quan có quyền lập hiến và lập pháp là?

A. Hội đồng nhân dân

B. Chính phủ.

C. Quốc hội

D. Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Câu 28 : Đặc điểm sau đây không phải của pháp luật là?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính thống nhất.

C. Tính bắt buộc.

D. Tính xác định chặt chẽ.

Câu 29 : HIV lây truyền qua con đường nào sau đây? 

A. Muỗi đốt

B. Bắt tay

C. Truyền máu

D. Dùng chung bát đũa

Câu 30 : Nguyên nhân dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

A. Tài nguyên cạn kiệt

B. Vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy

C. Ô nhiễm môi trường

D. Dùng súng truy bắt tội phạm

Câu 31 : Trường hợp nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận?

A. Chất vấn đại biểu Quốc hội.

B. Tham gia dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ.

C. Tham gia trộm cướp.

D. Phóng xe nhanh, vượt ẩu gây tai nạn.

Câu 32 : Điểm khác nhau cơ bản giữa khiếu nại và tố cáo là?

A. Về quyền chính trị của công dân được quy định trong Hiến pháp

B. Công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

C. Phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội

D. Đối tượng đi khiếu nại, tố cáo.

Câu 33 : Người đi tố cáo cần có trách nhiệm gì?

A. đảm bảo lợi ích cho người mình thân

B. báo cáo vấn đề theo chủ quan của mình

C. báo cáo vấn đề mình được nghe kể lại

D. trình bày trung thực về nội dung tố cáo.

Câu 34 : Hiến pháp là?

A. luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

B. luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam

C. qui định những vấn đề nền tảng, nguyên tắc mang tính định hướng đường lối của đất nước

D. văn bản luật buộc tất cả công dân nước Việt Nam phải nghiêm chỉnh chấp hành

Câu 35 : Trình tự ban hành và sửa đổi Hiến pháp được qui định tại điều?

A. 117 của Hiến pháp 2013

B. 118 của Hiến pháp 2013

C. 119 của Hiến pháp 2013

D. 120 của Hiến pháp 2013

Câu 36 : Cơ quan nào có quyền ban hành, sửa đổi và bổ sung Hiến pháp?

A. Chính phủ

B. Quốc hội

C. Viện kiểm sát nhân dân tối cao

D. Toà án nhân dân tối cao

Câu 37 : Các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013 là bản Hiến pháp được.....................

A. bổ sung

B. làm mới

C. sửa đổi

D. sửa đổi và bổ sung

Câu 38 : Từ năm 1945 đến nay nước ta đã ban hành bao nhiêu bản Hiến pháp?

A. 5 bản Hiến Pháp

B. 4 bản Hiến pháp

C. 3 bản Hiến pháp

D. 2 bản Hiến pháp

Câu 41 : Tài sản nào sau đây thuộc sở hữu của nhà nước?

A. Phần vốn do cá nhân, tổ chức đầu tư vào doanh nghiệp

B. Phần vốn do doanh ngiệp nhà nước đầu tư vào các công ty nước ngoài

C. Phần vốn do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

D. Phần vốn do cá nhân, tổ chức gửi tiết kiệm trong ngân hàng

Câu 42 : Lợi ích công cộng là lợi ích dành cho.................

A. các cơ quan nhà nước

B. các cá nhân xuất sắc

C. mọi người và xã hội

D. các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Câu 43 : Hiến Pháp 2013 của nước ta gồm có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?

A. 10 chương 150 điểu

B. 15 chương 110 điều

C. 11 chương 120 điều

D. 14 chương 127 điều

Câu 44 : Nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ tài sản của nhà nước?

A. Không được dùng đến tài sản của nhà nước

B. Chỉ sử dụng khi có nhu cầu riêng cá nhân.

C. Sử dụng khi có nhu cầu chung cho xã hội.

D. Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, không lãng phí

Câu 45 : Nhà nước quản lý tài sản của mình bằng cách?

A. cử bảo vệ trông giữ hàng ngày đối với các tài sản của nhà nước.

B. bằng các qui định pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản.

C. cất giữ cẩn thận trong các kho bạc của nhà nước.

D. cho người dân tại tổ dân phố quản lý.

Câu 46 : Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?

A. Bài kiểm tra bị cộng nhầm điểm.

B. Vi phạm nội quy bị nhà trường kỷ luật

C. Bị bạn cùng lớp đánh gây thương tích

D. Phát hiện người có hành vi cướp đoạt tài sản

Câu 47 : Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?

A. Tham gia đánh bạc.                                         

B. Vận chuyển  ma túy.

C. Chặt phá cây chứa chất ma túy.

D. Tham gia đua xe.

Câu 48 : Ý kiến nào sau đây không phải  biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?

A. Làm giàu bằng mọi hình thức.

B. Biết được tác hại của tệ nạn xã hội.

C. Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

D. Sống giản dị, lành mạnh.

Câu 49 : Nguyên nhân cơ bản  nào sau đây dẫn đến các tệ nạn xã hội?

A. Không làm chủ được bản thân

B. Không được đi học

C. Gia đình có hoàn cảnh khó khăn

D. Học lực yếu

Câu 50 : Theo em, ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Phải xa lánh người nhiễm HIV/AIDS.

B. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

C. Hút thuốc lá không có hại cho trẻ em.

D. HIV/AIDS chỉ lây qua đường máu.

Câu 51 : Công dân có quyền khiếu nại khi nào?

A. Biết về vụ việc vi phạm pháp luật.                 

B. Chứng kiến hành vi nhũng nhiễu dân.

C. Bản thân bị kỉ luật oan.

D. Biết về vụ việc tham nhũng. 

Câu 52 : Khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, công dân cần...............

A. sắp xếp thời gian của mình.

B. tích cực, năng động, sáng tạo.

C. nắm được điểm yếu của đối phương.

D. trung thực, khách quan, thận trọng.

Câu 53 : Các việc làm sau đây , việc làm nào thể hiện quyền tự do ngôn luận?

A. Thảo luận phương pháp để học tập tốt.

B. Gửi đơn kiện ra tòa đòi quyền thừa kế.

C. Tố cáo hành vi trộm cắp tài sản của Nhà nước.

D. Im lặng, nghe theo ý của mọi người.

Câu 54 : Tự do ngôn luận là...................

A. tự do đem chuyện của người khác ra bàn tán và đánh giá.

B. tự do thảo luận các vấn đề chung của đất nước và xã hội.

C. tự do xuyên tạc chính sách của Đảng.

D. tự do nói xấu cán bộ nhà nước.

Câu 55 : Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về quyền tự do ngôn luận? 

A. Học ăn, học nói, học gói học mở.

B. Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.

C. Giàu vì bạn, sang vì vợ.

D. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Câu 56 : Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của .................

A. mọi tầng lớp trong xã hội.

B. Đảng Cộng Sản Việt Nam.

C. giai cấp tư sản.

D. giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Câu 59 : Đối với mỗi công dân thì nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc phải được thực hiện.................

A. khi Tổ quốc thực sự lâm nguy

B. khi Tổ quốc bị xâm lăng

C. khi nổ ra chiến tranh

D. cả trong thời chiến và thời bình

Câu 60 : Công dân nam, nữ trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự phải.............

A. đăng kí nghĩa vụ quân sự

B. nhập ngũ

C. tham gia huấn luyện quân sự

D. phục vụ trong quân đội

Câu 61 : Công dân nam giới ở độ tuổi nào phải đăng kí nghĩa vụ quân sự? 

A. Từ đủ 16 tuổi đến hết 30 tuổi

B. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi

C. Từ đủ 17 tuổi đến hết 50 tuổi

D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 45 tuổi

Câu 63 : Nội dung nào sau đây thuộc về qui định của Hiến pháp?

A. Chế độ chính trị, kinh tế nhà nước.

B. Các quyền dân sự của công dân.

C. Chế độ chính trị, chế độ kinh tế,quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.

D. Quản lí sử dụng ngân sách nhà nước

Câu 65 : Những hành vi, việc làm nào dưới đây không vi phạm quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ.

B. Cho người khác mượn vũ khí.

C. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.

D. Báo cháy giả.

Câu 66 : Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân?

A. Tiền lương, tiền công lao động.

B. Xe máy, ti vi cá nhân trúng thưởng.

C. Cổ vật được tìm thấy khi đào móng làm nhà.

D. Tiền tiết kiệm của người dân gửi trong ngân hàng nhà nước.

Câu 67 : Hiến pháp do ai ban hành ?

A. Nhân dân

B. Chính phủ

C. Quốc hội

D. Thủ tướng

Câu 68 : Quốc hội  là cơ quan ..............

A. Hành chính nhà nước

B. Quyền lực

C. Xét xử

D. Kiểm sát

Câu 69 : Việt Nam có mấy Hiến pháp?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 71 : Quốc hội  có nhiệm vụ ...............

A. Ban hành Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp

B. Ban hành Pháp luật, sửa đổi Pháp luật

C. Ban hành Hiến pháp, pháp luật

D. Ban hành Hiến pháp, pháp luật; sửa đổi Hiến pháp, pháp luật

Câu 72 : Công dân có quyền  và nghĩa vụ học tập, thuộc nội dung nào của Hiến pháp?

A. Chính trị

B. Thông tin văn hóa

C. Quyền và nghĩa vụ của công dân

D. Tổ chức bộ máy nhà nước

Câu 73 : Tệ nạn xã hội bao gồm ? 

A. Ma túy, cờ bạc, cá độ

B. Ma túy, mại dâm, cờ bạc

C. Ma túy, mại dâm, đá gà

D. Ma túy, mại dâm, cờ bạc, cá độ, đá gà.

Câu 74 : Tệ nạn xã hội ảnh hưởng ................

A. Sức khỏe, tinh thần

B. Sức khỏe, suy thoái giống nòi, tan vỡ hạnh phúc gia đình.

C. Sức khỏe, tinh thần, rối loạn xã hội, suy thoái giống nòi.

D. Sức khỏe, rối loạn xã hội.

Câu 75 : Con đường lây truyền HIV/AIDS ?

A. Máu, mẹ sang con

B. Máu, tình dục

C. Mẹ sang con, tình dục

D. Máu, tình dục, mẹ sang con

Câu 76 : Đối với tài sản người khác cần................

A. Tôn trọng tài sản người khác

B. Không tham lam trộm cắp

C. Sống ngay thẳng, thật thà

D. Đăng ký quyền sở hữu

Câu 77 : Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?

A. Do hoàn cảnh gia đình

B. Đua đòi ăn chơi thích hưởng thụ

C. Muốn có nhiều tiền, lười lao động

D. Do hoàn cảnh gia đình,đua đòi ăn chơi thích hưởng thụ, lười lao động

Câu 78 : Công dân có quyền sở hữu?

A. Thu nhập hợp pháp

B. Nhà ở, của cải để dành

C. Tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất

D. Thu nhập hợp pháp, nhà ở, của cải, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất

Câu 79 : Đối tượng thực hiện quyền khiếu nại là ai?

A. Mọi công dân

B. Cơ quan Nhà nước

C. Người bị thiệt hại

D. Người bị thiệt hại , người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước

Câu 80 : Đối tượng thực hiện quyền  tố cáo là ai? 

A. Mọi công dân

B. Cơ quan Nhà nước

C. Người bị thiệt hại

D. Người bị thiệt hại ; người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước

Câu 81 : Quyền khiếu nại và tố cáo giống nhau là?

A. Công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội.

B. Khôi phục lại quyền và lợi ích của mình

C. Thực hiện quyền làm chủ của mình

D. Khôi phục lại lợi ích của mình

Câu 82 : Thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo bằng hình thức?

A. Gọi điện thoại

B. Trực tiếp và gián tiếp

C. Viết thư , đơn

D. Đến chất vấn

Câu 83 : Theo em, hành vi nào dưới đây có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS?

A. Nói chuyện

B. Ho, hắt hơi

C. Truyền máu

D. Dùng chung nhà vệ sinh

Câu 84 : Chất nào dưới đây không gây tai nạn nguy hiểm cho con người?

A. Thuốc bảo vệ thực vật

B. Xăng dầu

C. Lúa gạo

D. Thuốc trừ sâu

Câu 85 : Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất..............

A. Làm lây truyền HIV/ AIDS.

B. Dẫn đến phạm tội.

C. Dẫn đến tệ nạn xã hội.

D. Dẫn đến vi phạm pháp luật.

Câu 86 : Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi vi phạm………, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.

A. Chuẩn mực đạo đức.

B. Đạo đức và pháp luật.

C. Quy định của pháp luật .

D. Chuẩn mực của xã hội.

Câu 87 : Những hiện tượng xã hội nào sau đây không được coi là tệ nạn xã hội?

A. Đánh bạc

B. HIV/ AIDS.

C. Mê tín dị đoan

D. Sử dụng ma túy.

Câu 88 : Để phòng, chống các tệ nạn xã hội chúng ta cần thực hiện và ủng hộ những việc làm nào sau đây?

A. Đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào.

B. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển và buôn bán ma túy.

C. Mua, bán dâm.  

D. Sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao.

Câu 89 : HIV không lây truyền qua con đường nào sau đây ?

A. Qua đường máu.

B. Qua giao tiếp thông thường.

C. Từ mẹ sang con.

D. Qua quan hệ tình dục.

Câu 90 : Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội được gọi là?

A. Lợi ích tập thể

B. Lợi ích toàn dân

C. Lợi ích quốc gia

D. Lợi ích công cộng

Câu 91 : Lợi ích công cộng gắn liền với công trình nào sau đây?

A. Căn hộ của người dân

B. Đường quốc lộ

C. Khách sạn tư nhân

D. Phòng khám tư

Câu 92 : Việc làm nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận?

A. Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội

B. Đưa thông tin sai sự thật để bôi nhọ người khác.

C. Tuyên truyền đoàn kết trong nhân dân.

D. Tuyên truyền vận động nhân dân không mê tín dị đoan.

Câu 93 : Để đảm bảo quyền khiếu nại và tố cáo của công dân, nhà nước cần có trách nhiệm gì?

A. Xử lý và truy tố đến tất cả các trường hợp bị khiếu nại tố cáo.

B. Công dân có thể sử dụng quyền tố cáo để vu khống người khác.

C. Xử lý nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của nhà nước và công dân.

D. Không bảo vệ người khiếu nại, tố cáo.

Câu 94 : Ý kiến nào sau đây là đúng với quyền tự do ngôn luận?

A. Là quyền của công dân phê phán những việc làm sai trái của cơ quan nhà nước.

B. Là quyền của công dân tố cáo trước cơ quan nhà nước về những tệ nạn xã hội.

C. Là quyền của công dân được tự do nói lên suy nghĩ của mình ở mọi nơi, mọi lúc.

D. Là quyền của công dân đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.

Câu 95 : Công dân thực hiện quyền khiếu nại cần..................

A. nắm vững qui định của cơ quan.

B. tích cực năng động, sáng tạo.

C. trung thực, khách quan, thận trọng.

D. nắm vững điểm yếu của đối phương.  

Câu 96 : Hành vi nào thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận?

A. Các đại biểu chất vấn các bộ trưởng tại Quốc hội.

B. Phát ngôn thoải mái không cần nghĩ đến hậu quả.

C. Cãi nhau, lăng mạ, xúc phạm nhau trên Facebook.

D. Trao đổi thông tin không đúng về người khác

Câu 97 : Trong những trường hợp sau, trường hợp nào được sử dụng quyền tố cáo?

A. Sau khi nghỉ sinh con, chị Bình nhận được giấy báo của giám đốc công ty cho nghỉ việc.

B. Hoàng tình cờ phát hiện một ổ đánh bạc.

C. Gia đình Lan nhận được giấy thông báo mức đền bù đất giải phóng mặt bằng thấp hơn những gia đình cùng diện đền bù .

D. Thành đi xe máy vào đường ngược chiều và bị cảnh sát giao thông viết giấy phạt quá mức quy định.

Câu 98 : Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Học sinh lớp 8 chỉ có thể phòng, chống tệ nạn xã hội cho bản thân.

B. Học sinh lớp 8 còn nhỏ chỉ nên tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội ở trường học.

C. Học sinh lớp 8 còn nhỏ chưa thể tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội ở cộng đồng dân cư .

D. Học sinh lớp 8 có thể tham gia mọi hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội phù hợp với lứa tuổi.

Câu 99 : Nếu tình cờ phát hiện có kẻ buôn bán ma tuý, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Lờ đi coi như không biết vì sợ bị trả thù.

B. Phân tích cho người đó hiểu việc làm đó là vi phạm pháp luật và là tội ác.

C. Bí mật theo dõi kẻ đó, khi phát hiện ra chứng cứ sẽ báo công an để góp phần phòng, chống ma tuý.

D. Báo ngay cho cha mẹ, hoặc thầy cô giáo hay người có trách nhiệm biết.

Câu 100 : Quyền sở hữu bao gồm các quyền nào?

A. Quyền chiếm hữu.

B. Quyền sử dụng.

C. Quyền định đoạt.

D. Cả A,B,C.

Câu 101 : Quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản được gọi là?

A. Quyền chiếm hữu.

B. Quyền sử dụng.

C. Quyền định đoạt.

D. Quyền tranh chấp.

Câu 102 : Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là?

A. Quyền sử dụng.

B. Quyền định đoạt.

C. Quyền chiếm hữu.

D. Quyền tranh chấp.

Câu 103 : Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là ?

A. Quyền định đoạt.

B. Quyền khai thác.

C. Quyền chiếm hữu.

D. Quyền tranh chấp.

Câu 104 : Việc ông D cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào?

A. Quyền sử dụng.

B. Quyền định đoạt.

C. Quyền chiếm hữu.

D. Quyền tranh chấp.

Câu 105 : Chiếm hữu bao gồm ?

A. Chiếm hữu của chủ sở hữu.

B. Chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu.

C. Chiếm hữu hoàn toàn và chiếm hữu không hoàn toàn.

D. Cả A,B.

Câu 107 : Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Mời bạn bè mua pháo.

D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.

Câu 108 : Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Sử dụng súng tự chế.

B. Cưa mìn để lấy thuốc nổ.

C. Dùng dao để đánh nhau.

D. Cả A,B,C.

Câu 109 : Hành động nào sau đây thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.

B. Sử dụng súng AK để tập huấn quân sự.

C. Nhà máy do Bộ Công an quản lý sản xuất pháo hoa để bắn chào mừng dịp tết nguyên đán.

D. Cả A,B,C.

Câu 110 : HIV/AIDS lây qua con đường nào?

A. Quan hệ tình dục.

B. Từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

C. Dùng chung ống kim tiêm.

D. Cả A,B,C.

Câu 112 : Công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan nào ?

A. Cơ quan điều tra.

B. Viện Kiểm sát.

C. Tòa án nhân dân.

D. Cả A,B,C.

Câu 114 : Ở Việt Nam hiện nay, xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS có thể tiến hành khi nào?

A. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

B. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.

C. Trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên.

D. Trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.

Câu 115 : Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội được gọi là ?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Câu 116 : Các loại tệ nạn xã hội là?

A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh.

B. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảo.

C. Ma túy, mại dâm.

D. Cả A,B,C.

Câu 117 : Trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật áp dụng hình thức nào?

A. Đưa vào trường giáo dưỡng 1 năm kể từ ngày vi phạm.

B. Cảnh cáo.

C. Phạt tù.

D. Khuyên răn.

Câu 118 : Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 20 tuổi trở lên.

Câu 120 : Tài sản của nhà nước gồm có?

A. Tài nguyên đất.

B. Tài nguyên nước.

C. Tài nguyên khoáng sản.

D. Cả A,B,C.

Câu 121 : Tệ nạn nguy hiểm nhất là?

A. Cờ bạc.

B. Ma túy.

C. Mại dâm.

D. Cả A,B,C.

Câu 122 : Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng được gọi chung là?

A. Điều kiện cơ bản.

B. Điều kiện cần thiết.

C. Điều kiện tối ưu.

D. Cơ sở vật chất.

Câu 123 : Đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, công dân cần có trách nhiệm gì?

A. Tôn trọng và bảo vệ.

B. Khai thác và sử dụng hợp lí.

C. Chiếm hữu và sử dụng.

D. Tôn trọng và khai thác.

Câu 124 : Biểu hiện bảo vệ lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước là?

A. Báo với công an có đối tượng đập phá trường học.

B. Ngăn chặn nạn phá rừng.

C. Ngăn chặn nạn khai thác cát bừa bãi ven sông Hồng.

D. Cả A,B,C.

Câu 125 : Điểm khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở đặc điểm nào?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A,B,C.

Câu 127 : Luật hôn nhân và gia đình quy định nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn, điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A,B,C.

Câu 128 : Nội dụng hiến pháp bao gồm ?

A. Bản chất nhà nước.

B. Chế độ chính trị.

C. Chế độ kinh tế.

D. Cả A,B,C.

Câu 129 : Đặc điểm của pháp luật là?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A,B,C.

Câu 132 : Tại Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định quyền và nghĩa vụ của công dân điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A,B,C.

Câu 134 : Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?

A. Quốc hội.

B. Chủ tịch nước.

C. Tổng Bí thư.

D. Chính phủ.

Câu 136 : Theo Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 gồm các cơ quan nào?

A. Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lí nhà nước.

B. Cơ quan xét xử.

C. Cơ quan kiểm sát.

D. Cả A,B,C.

Câu 137 : Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Câu 139 : Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội được gọi là ?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Câu 140 : Biểu hiện việc thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là?

A. Phát biểu ý kiến về việc đóng quỹ của thôn.

B. Phát biểu ý kiến trong họp tiếp xúc cử tri về vấn đề ô nhiễm môi trường.

C. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thanh niên.

D. Cả A,B,C.

Câu 141 : Biểu hiện việc thực hiện sai quyền tự do ngôn luận là?

A. Tung tin đồn nhảm về dịch lợn tại địa phương.

B. Nói xấu Đảng, Nhà nước trên facebook.

C. Viết bài tuyên truyền Đạo Thánh Đức chúa trời trên faecbook.

D. Cả A,B,C.

Câu 142 : Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Từ đủ 13 tuổi.

B. Từ đủ 14 tuổi.

C. Từ đủ 15 tuổi.

D. Từ đủ 16 tuổi.

Câu 144 : Phát hiện công ty X nhiều lần xả nước thải và khí độc ra môi trường gần khu dân cư chúng ta cần làm gì ?

A. Làm đơn tố cáo với cơ quan chức năng.

B. Làm đơn khiếu nại với cơ quan chức năng.

C. Mặc kệ coi như không biết.

D. Nhắc nhở công ty X.

Câu 145 : Khi thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo công dân cần lưu ý điều gì?

A. Trung thực.

B. Khách quan.

C. Thận trọng.

D. Cả A,B,C.

Câu 146 : Lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước có ý nghĩa là?

A. Để phát triển kinh tế đất nước.

B. Nâng cao đời sống vật chất.

C. Nâng cao đời sống tinh thần.

D. Cả A,B,C.

Câu 147 : Trên báo có đăng tin, tại tỉnh Bình Thuận xảy ra việc một số người quá khích đã đập phá tài sản, phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước. Hành vi này gọi là?

A. Phá hoại lợi ích công cộng.

B. Phá hoại tài sản của nhà nước.

C. Phá hoại tài sản.

D. Phá hoại lợi ích.

Câu 148 : Biểu hiện bảo vệ lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước là?

A. Báo với công an có đối tượng đập phá trường học.

B. Ngăn chặn nạn phá rừng.

C. Ngăn chặn nạn khai thác cát bừa bãi ven sông Hồng.

D. Cả A,B,C.

Câu 149 : Người ký bản Hiến pháp là?

A. Chủ tịch Quốc hội.

B. Chủ tịch nước.

C. Tổng Bí thư.

D. Phó Chủ tịch Quốc hội.

Câu 150 : Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm chiếm đoạt chất ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm?

A. Từ 1 năm đến 3 năm.

B. Từ 3 năm đến 5 năm.

C. Từ 2 năm đến 7 năm.

D. Từ 2 năm đến 5 năm.

Câu 151 : Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là?

A. Tử hình.

B. Chung thân.

C. Phạt tù.

D. Cảnh cáo

Câu 152 : Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS?

A. Ma túy,mại dâm.

B. Cờ bạc, rượu chè.

C. Xâm hại tình dục, bạo lực gia đình.

D. Cả A,B,C.

Câu 153 : Tác hại của AIDS/HIV là?

A. Nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người.

B. Ảnh hưởng đến tương lai nòi giống của dân tộc.

C. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội đất nước.

D. Cả A,B,C.

Câu 154 : Thời gian dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tốt nhất là trong thời gian nào?

A. 1 tiếng.

B. 1 tuần.

C. Ngay sau 2-3 giờ đầu.

D. 1 tháng.

Câu 155 : Dấu hiệu lâm sàng chính khi mắc HIV/AIDS là?

A. Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể.

B. Sốt kéo dài trên 1 tháng.

C. Ỉa chảy kéo dài trên 1 tháng.

D. Cả A,B,C.

Câu 156 : Thời gian điều trị thuốc kháng vi rút HIV/AIDS bao lâu?

A. 10 năm.

B. 15 năm.

C. 20 năm.

D. Suốt đời.

Câu 157 : HIV/AIDS không lây qua con đường nào?

A. Giao tiếp : bắt tay, vỗ vai.

B. Hiến máu.

C. Quan hệ tình dục.

D. Dùng chung ống kim tiêm.

Câu 158 : Số lượng buôn pháo nổ từ 10 kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền ?

A. 10 triệu đến 100 triệu đồng.

B. 10 triệu đến 50 triệu đồng.

C. 10 triệu đến 150 triệu đồng.

D. 10 triệu đến 20 triệu đồng.

Câu 159 : Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là?

A. Quân đội nhân dân.

B. Dân quân tự vệ.

C. Kiểm lâm.

D. Cả A,B,C.

Câu 160 : Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự là ?

A. Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.

B. Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

C. Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

D. Cả A,B,C.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247