Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 GDCD Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 5 Pháp luật và kỷ luật

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 5 Pháp luật và kỷ luật

Câu 1 : Câu ca dao thể hiện tôn trọng pháp luật và kỉ luật

A. Đất có lề, quê có thói

B. Phép vua thua lệ làng

C. Thương em anh để trong lòng Việc quan anh cứ phép công anh làm

D. A, B, C

Câu 2 : Pháp luật là

A. Các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành

B. Dùng để thuyết phục

C. Dùng để cưỡng chế

D. A, B, C

Câu 3 : Hành vi thể hiện tôn trọng kỉ luật và pháp luật.

A. Đi học đúng giờ

B. Trốn tiết học đi chơi

C. Thường xuyên đi muộn

D. Vượt đèn đỏ

Câu 4 : Pháp luật dùng để

A. Bảo vệ quyền lợi của con người

B. Bảo vệ quyền lợi người bị tội

C. Bảo vệ quyền lợi những người có tiền 

D. A, B đúng

Câu 5 : Pháp luật chỉ cần đối với những người có tính kỉ luật, tự giác.

A. Quan điểm đó là đúng. Vì pháp luật không cần cho tất cả mọi người. 

B. Quan điểm đó không đúng. Vì pháp luật cần cho tất cả mọi người kể cả người có tính tự giác thực hiện pháp luật vì đó là những quy định để tạo ra sự thống nhất trong xã hội tạo ra chất lượng của cuộc sống.

C. Quan điểm đó đúng

D. Quan điểm đó sai

Câu 7 : Biểu hiện của kỉ luật là?

A. Nội quy lớp học.

B. Quy chế thi cử.

C. Điều lệ của làng, xã do mọi người đặt ra.

D. Cả A, B, C.

Câu 8 : Các hành động : Coi cóp trong thi cử, nói chuyện riêng trong giờ vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm quy chế.

D. Vi phạm quy định.

Câu 9 : Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.

B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo.

C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.

D. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247