Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn Sinh năm 2016 Đề số 8 (có video chữa)

Đề thi thử THPT Quốc Gia – ĐH Môn Sinh năm 2016 Đề số 8 (có video chữa)

Câu 3 : Giả sử mạch làm khuôn của một gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit như sau:3’TAXXTAXGXGXGGXTXGAXXXXGXAXGGGAAAAAAXXXA5’Nếu một đột biến xảy ra làm thay thế nuclêôtit thứ 2 kể từ đầu 3’ của mạch làm khuôn bằng một nuclêôtit khác (giả sử thay A bằng G) thì khả năng nào dưới đây có thể xảy ra?

A Chuỗi pôlipeptit không được tổng hợp do đột biến làm mất mã mở đầu.

B Quá trình dịch mã không thể xảy ra do không có tARN vận chuyển axit amin tương ứng với bộ ba sau đột biến.

C Không để lại hậu quả gì nghiêm trọng do tính thoái hóa của mã di truyền nên bộ ba sau đột biến và trước đột biến cùng mã hóa cho một axit amin.

D Quá trình phiên mã không thể xảy ra do đột biến làm mất bộ ba mở đầu.

Câu 4 : Trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, sự hình thành các cấu trúc màng từ các prôtêin và lipit có vai trò gì?

A Làm cho quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn.

B Phân biệt côaxecva với môi trường xung quanh, thông qua màng, côaxecva thực hiện trao đổi chất với môi trường xung quanh.

C Làm xuất hiện khả năng phân bào.

D Chuyển côaxecva từ dạng sống chưa có tế bào thành cơ thể đơn bào.

Câu 7 : Quan hệ giữa 2 loài A và B trong quần xã được biểu diễn bằng sơ đồ sau:Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho mối quan hệ

A cạnh tranh và vật ăn thịt - con mồi.

B kí sinh và ức chế cảm nhiễm.

C kí sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác.

D cộng sinh, hợp tác và hội sinh

Câu 9 : Cơ chế cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này sống cùng một chỗ. Ví dụ nào dưới đây không thuộc dạng cách li sinh sản?

A Các cá thể thuộc hai quần thể chim sẻ sống ở đất liền và quần đảo Galapagos không giao phối với nhau.

B Các cá thể thuộc hai quần thể cá sống ở một hồ Châu Phi có màu đỏ và màu xám không giao phối với nhau.

C Quần thể cây ngô và cây lúa có cấu tạo hoa khác nhau nên không giao phấn với nhau.

D Do khác mùa vụ, các cá thể thuộc hai quần thể mao lương sống ở bãi bồi sông Vônga và ở phía trong bờ sông không giao phấn với nhau.

Câu 10 : Ở một loài bọ cánh cứng, khi lai con cái cánh nâu với con đực cánh xám người ta thu được F1 đều cánh xám. Cho các con F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, người ta thu được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 35 con cái cánh nâu, 38 con cái cánh xám, 78 con đực  cánh xám. Từ kết quả lai này, kết luận nào được rút ra sau đây là đúng?

A Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con cái và gen qui định màu cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường.

B Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái, XY - con đực và gen qui định màu cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường.

C Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái, XY - con đực và gen qui định màu cánh nằm trên nhiễm sắc thể X.

D Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con con cái và gen qui định màu cánh nằm trên nhiễm sắc thể X.

Câu 13 : Trong các hệ sinh thái, thuật ngữ “chu trình” được sử dụng để mô tả sự chuyển đổi vật chất,  còn thuật ngữ “dòng” được sử dụng để mô tả sự chuyển đổi năng lượng.  Lý do có sự khác biệt này là vì:

A cả hai dòng vật chất và năng lượng cùng chảy trong một hệ sinh thái như một dòng suối không bao giờ ngừng.

B cả vật chất và năng lượng đều được tái sử dụng và sau đó được chuyển đến các hệ sinh thái khác.

C vật chất không được tái sử dụng trong khi năng lượng lại được tái sử dụng giữa các bậc dinh dưỡng.

D vật chất được tái sử dụng, còn các dòng chảy năng lượng chỉ xuyên qua hệ sinh thái, đi theo một chiều và ra khỏi các hệ sinh thái.

Câu 14 : Kiểu phân bố ngẫu nhiên của quần thể giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên?

A Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam cực.

B Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều.

C Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới.

D Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ.

Câu 15 : Sự  khác nhau cơ bản trong đặc điểm di truyền qua tế bào chất và di truyền liên kết với giới tính do gen trên nhiễm sắc thể X thể hiện ở điểm nào ?

A Trong di truyền qua tế bào chất vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể mẹ còn gen trên NST giới tính vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể bố.

B Di truyền qua tế bào chất không phân tính theo các tỉ lệ đặc thù như trường hợp gen trên NST giới tính và luôn luôn di truyền theo dòng mẹ.

C Trong di truyền qua tế bào chất tính trạng biểu hiện chủ yếu ở cơ thể cái XX còn gen trên NST giới tính biểu hiện chủ yếu ở cơ thể đực XY.

D Di truyền qua tế bào chất không cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch, gen trên NST giới tính cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch.

Câu 17 : Sự kiện đáng chú ý nhất trong Đại Cổ sinh là gì?

A Thực vật có hạt xuất hiện. 

B Phát sinh lưỡng cư và côn trùng.

C Sự chinh phục đất liền của động vật và thực vật.

D Sự xuất hiện của bò sát.

Câu 20 : Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn.

B Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hoá của gen.

C Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.

D Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử mARN.

Câu 22 : Ở một loài côn trùng, người ta thực hiện một số phép lai và thu được kết quả như bảng sau: Kết luận nào sau đây phù hợp với các thông tin trên?

A Gen quy định mắt đỏ trội so với alen quy định mắt nâu (A, a); gen quy định cánh dài trội so với alen quy định cánh ngắn (B, b).  P3: Aabb × aaBb

B Gen quy định mắt đỏ trội so với alen quy định mắt nâu (A, a); gen quy định cánh ngắn trội so với alen quy định cánh dài (B, b).  P2:  \frac{AB}{ab}×\frac{Ab}{ab} .

C Gen quy định mắt đỏ trội so với alen quy định mắt nâu (A, a); gen quy định cánh dài trội so với alen quy định cánh ngắn (B, b).  P3:  \frac{Ab}{ab}× \frac{aB}{ab}

D Gen quy định mắt đỏ trội so với alen quy định mắt nâu (A, a); gen quy định cánh dài trội so với alen quy định cánh ngắn (B, b).  P2: AaBb × Aabb.

Câu 23 : Lai ruồi giấm đực và cái cùng có kiểu hình thân xám, mắt đỏ, cánh xẻ, người ta thu được đời con gồm: 100 ruồi cái thân xám, mắt đỏ, cánh xẻ; 100 ruồi đực thân xám, trong số đó có 43 ruồi đực mắt đỏ, cánh xẻ; 42 ruồi đực mắt trắng, cánh bình thường, 7 ruồi đực mắt đỏ, cánh bình thường và 8 ruồi đực mắt trắng cánh xẻ.Biết rằng thân xám, mắt đỏ, cánh xẻ là các tính trạng trội và gen quy định màu thân nằm trên NST số 2. Kết luận nào dưới đây là đúng về kiểu gen của ruồi giấm cái trong phép lai trên?

A Ruồi cái là có thể là đồng hợp tử hoặc dị hợp tử về gen quy định màu thân, dị hợp tử đều về gen quy định màu mắt và hình dạng cánh, hai gen này cùng nằm trên NST X và cách nhau 15cM.

B Ruồi cái là dị hợp tử về ba gen phân ly độc lập.

C Ruồi cái là đồng hợp tử về gen quy định màu thân, dị hợp tử đều về hai gen quy định màu mắt và hình dạng cánh, hai gen cùng nằm trên NST X và cách nhau 30 cM.

D Ruồi cái là đồng hợp tử về gen quy định màu thân, dị hợp tử về hai gen quy định màu mắt và hình dạng cánh, hai gen này cùng nằm trên NST X và cách nhau 7,5cM.

Câu 24 : Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)?

A Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.

B Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.

C Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.

D Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.

Câu 25 : Đặc điểm nào sau đây không đúng về mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi?

A Con mồi có số lượng đông hơn vật ăn thịt.

B Sự biến động số lượng con mồi và vật ăn thịt có liên quan chặt chẽ với nhau

C Vật ăn thịt thường có kích thước cơ thể lớn nhưng số lượng ít hơn con mồi

D Trong quá trình tiến hoá vật ăn thịt hình thành đặc điểm thích nghi nhanh hơn con mồi

Câu 30 : Nếu tách một phân tử ADN thành 2 mạch đơn rồi cho vào trong ống nghiệm chứa đầy đủ các loại nuclêôtit cùng với các đoạn mồi và enzim ADN pôlimeraza thì quá trình tổng hợp ADN diễn ra ở hai mạch sẽ như thế nào?

A Trên cả hai mạch khuôn, hai mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục kể từ đầu 3’ của đoạn ADN mồi.

B Trên cả hai mạch khuôn, hai mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục kể từ đầu 5’ của đoạn ADN mồi.

C Trên mạch khuôn có chiều 3’- 5’, mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục kể từ đầu 3’ của đoạn ADN mồi, còn trên mạch khuôn có chiều 5’- 3’, mạch mới sẽ được tổng hợp thành từng đoạn Okazaki.

D Trên mạch khuôn có chiều 5’- 3’, mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục kể từ đầu 5’ của đoạn ADN mồi, còn trên mạch khuôn có chiều 3’-5’ mạch mới sẽ được tổng hợp thành từng đoạn Okazaki

Câu 31 : Nguyên nhân làm cho tính trạng do gen nằm trong tế bào chất di truyền không tuân theo các quy luật di truyền nhiễm sắc thể là do

A giao tử cái đóng góp lượng gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử nhiều hơn so với giao tử đực.

B ADN trong tế bào chất thường là dạng mạch vòng.

C giao tử đực không đóng góp gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử.

D gen nằm trong tế bào chất của giao tử cái luôn trội hơn so với gen trong giao tử đực.

Câu 34 : Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, phát biểu nào dưới đây là không đúng?

A Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương đương trên cơ thể sinh vật.

B Trong quá trình này nếu có sự tham gia của các nhân tố biến động di truyền thì sự phân hoá kiểu gen của loài gốc diễn ra nhanh hơn.

C Khi loài mở rộng khu phân bố, điều kiện khí hậu địa chất khác nhau ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau.

D Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau dần dần tạo thành những nòi địa lí rồi thành loài mới

Câu 36 : Đặc điểm nào sau đây không phải là bằng chứng sinh học phân tử?

A Sự thống nhất về cấu tạo chức năng của prôtêin của các loài.

B Sự thống nhất về chức năng của tất cả các gen của các loài.

C Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền của các loài.

D Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN của các loài.

Câu 40 : Trong các con đường hình thành loài mới, con đường tạo ra kết quả nhanh nhất là hình thành loài bằng

A cách li địa lí.

B cách li tập tính.

C lai xa và đa bội hoá.

D cách li sinh thái

Câu 43 : Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng là rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tuỳ dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT

A là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.

B liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.

C chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.

D không liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể.

Câu 45 : Quá trình tự nhân đôi của ADN cần enzim primaza tạo đoạn mồi và chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì

A enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5’ của pôlinuclêôtit ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’- 3’.

B hai mạch của phân tử ADN mẹ ngược chiều nhau và enzim ADN pôlimeraza chỉ có khả năng gắn nuclêôtit vào đầu 3’OH của mạch mới tổng hợp hoặc đầu 3’OH của đoạn mồi theo nguyên tắc bổ sung.

C enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của pôlinuclêôtit ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’- 3’.

D enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn nuclêôtit vào đầu 3’OH của chuỗi pôlinuclêôtit con và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3’ - 5’.

Câu 47 : Trong vườn cây có múi, người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi (chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy, rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời kiến đỏ cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa:1. quan hệ giữa rệp cây và cây có múi;      2. quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi; 3. quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi;           4. quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây. Câu trả lời theo thứ tự sau :

A  1. Quan hệ kí sinh    2.hội sinh  3.  động vật ăn thịt con mồi.  4. cạnh tranh

B 1. Quan hệ hỗ trợ     2.hội sinh  3.  cạnh tranh.        4. động vật ăn thịt - con mồi.

C 1. Quan hệ kí sinh    2.cộng sinh  3.  cạnh tranh.        4. động vật ăn thịt - con mồi.

D 1. Quan hệ hỗ trợ     2.cộng sinh   3.  cạnh tranh .       4. động vật ăn thịt - con mồi.

Câu 48 : Để tạo động vật chuyển gen, người ta thường dùng phương pháp vi tiêm để tiêm gen vào hợp tử, sau đó hợp tử phát triển thành phôi, chuyển phôi vào tử cung con cái. Việc tiêm gen vào hợp tử được thực hiện khi

A hợp tử đã phát triển thành phôi.

B tinh trùng bắt đầu thụ tinh với trứng.

C nhân của tinh trùng đã đi vào trứng nhưng chưa hòa hợp với nhân của trứng.

D hợp tử bắt đầu phát triển thành phôi.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247