Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Câu 1 : Đặc trưng khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc:

A Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

B Cận xích đạo gió mùa

C Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh

D Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

Câu 2 : Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc:

A Có một mùa đông lạnh.  

B Có một mùa hạ có gió phơn Tây Nam

C Gần chí tuyến.

D Câu A + C đúng

Câu 3 : Nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ (Bắc – Nam) là sự phân hóa của: 

A Địa hình.   

B Khí hậu.   

C Đất đai.  

D Sinh vật.

Câu 5 : Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là:

A Đới rừng gió mùa cận xích đạo.  

B  Đới rừng xích đạo

C Đới rừng nhiệt đới gió mùa. 

D Đới rừng nhiệt đới

Câu 6 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam lãnh thổ (từ 16°B trở vào):

A  Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C.

B Quanh năm nóng

C  Về mùa khô có mưa phùn.

D Có hai mùa mưa và khô rõ rệt

Câu 7 : Điểm giống nhau về tự nhiên của vùng ven biển phía Đông Trường Sơn Nam và vùng Tây Nguyên là:

A Mưa và thu đông (từ tháng IX, X – I, II).

B Có một mùa khô sâu sắc

C Mùa mưa vào hạ thu (từ tháng V – X).   

D Về mùa hạ có gió Tây khô nóng.

Câu 8 : Đai nhiệt đới gió mùa chân núi ở miền Bắc có độ cao trung bình từ dưới(m):

A  500 – 600m

B 600 – 700m

C 700 – 800m

D 800 – 900m

Câu 9 : Ranh giới phân chia miền Tây Bắc và Băc Trung Bộ với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A Sông Hồng

B Dãy Hoàng Liên Sơn

C Dãy Tam Đảo

D Sông Mã

Câu 10 : Khí hậu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm:

A Mát mẻ, không có tháng nào trên 25°C

B Tổng nhiệt độ năm trên 5400°C

C Lượng mưa giảm khi lên cao

D Độ ẩm giảm rất nhiều so với ở chân núi

Câu 11 : Sông ngòi ở Tây Nguyên và Nam Bộ lượng dòng chảy kiệt rất nhỏ vì :

A Phần lớn sông ở đây đều ngắn, độ dốc lớn.

B Phần lớn sông ngòi ở đây đều nhận nước từ bên ngoài lãnh thổ.

C Ở đây có mùa khô sâu sắc, nhiệt độ cao, bốc hơi nhiều.

D Sông chảy trên đồng bằng thấp, phẳng lại đổ ra biển bằng nhiều chi lưu.

Câu 12 : Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là :

A Độ vĩ.    

B  Độ lục địa.

C Địa hình.   

D Mạng lưới sông ngòi.

Câu 13 : Sự phân mùa của khí hậu nước ta chủ yếu là do :

A Ảnh hưởng của các khối không khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tính chất.

B Ảnh hưởng của khối không khí lạnh (NPc) và khối không khí Xích đạo (Em).

C Ảnh hưởng của khối không khí từ vùng vịnh Bengan (TBg) và Tín phong nửa cầu Bắc (Tm).

D Ảnh hưởng của Tín phong nửa cầu Bắc (Tm) và khối không khí Xích đạo (Em).

Câu 14 : Từ vĩ độ 160B trở vào nam, do tính chất khá ổn định về thời tiết và khí hậu, việc bố trí cây trồng thích hợp là : 

A Các loại cây trồng phù hợp với từng loại đất.

B Cây ngắn ngày ở những vùng có mùa khô kéo dài.

C Cây trồng thích hợp với một mùa mưa cường độ cao.

D Các loại cây ưa nhiệt của vùng nhiệt đới gió mùa.

Câu 15 : Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành: 

A vùng biển và thềm lục địa; vùng đồng bằng; vùng đồi núi.

B vùng thềm lục địa; vùng ven biển; vùng đồng bằng; vùng đồi núi.

C vùng ven biển; vùng đồng bằng; vùng đồi núi.

D vùng biển và thềm lục địa; vùng đồng bằng châu thổ, vùng đồi núi.

Câu 16 : Đặc điểm nào sau đây là của miền Bắc và Đông Bắc Bắc  bộ nước ta:

A địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế với các hướng vòng cung của các dãy núi và thung lũng sông.

B trong vùng có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo.

C địa hình bờ biển đa dạng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

D trong vùng xuất hiện thành phần thực vật phương nam.

Câu 18 : Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần phía Nam lãnh thổ?

A Thú lớn (Voi, hổ, báo,...).

B Cá, tôm

C Thú có lông dày (gấu, chồn,...).  

D Trăn, rắn, cá sấu

Câu 19 : Cho bảng số liệu sau:Bảng số liệu nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng nóng, tháng lạnh và biên độ nhiệt trung bình năm của 3 địa điểm Hà Nội, Huế, TP HCM. Nhận xét nào sau đây không đúng:

A  Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam

B Biên độ nhiệt trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam

C Nhiệt độ trung bình tháng nóng của Thành phố Hồ Chí Minh cao nhất

D Nhiệt độ trung bình tháng lạnh giảm dần từ Nam ra Bắc

Câu 20 : Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm nào không đúng:

A Có mối quan hệ mật thiết với Hoa Nam (Trung Quốc) về cấu trúc địa chất- kiến tạo

B Chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc

C Có mối quan hệ với Vân Nam (Trung Quốc) về cấu trúc địa chất - kiến tạo

D Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247