Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (đề số 2) (Có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết)

Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (đề số 2) (Có đáp án...

Câu 1 : Trên các đỉnh núi có các đai rừng ôn đới núi cao là:

A Phanxipăng, Rào Cỏ, Chư Yang Sin. 

B Đông Triều, Bắc Sơn, Sông Gâm.

C Ngọc Linh, Phanxipăng, Pu Si Lung. 

D Bạch Mã, Hoành Sơn, Vọng Phu.

Câu 2 : Khu vực từ dãy Hoành Sơn đến dãy Bạch Mã, khí hậu có đặc điểm:

A không có mùa đông rõ rệt.   

B chỉ có hai tháng nhiệt độ dưới 200C.

C không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C.

D nhiệt độ trung bình năm dưới 200C

Câu 3 : Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng góp phần làm cho địa hình hai đồng bằng châu thổ lớn của nước ta:

A có đất phù sa màu mỡ, được bồi đắp thường xuyên.

B có địa hình thấp và khá bằng phẳng.

C có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

D hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần 100m.

Câu 4 : Đặc trưng khí hậu từ Bạch Mã trở vào là:

A có hai mùa: một mùa nóng và một mùa lạnh.

B nhiệt độ trung bình năm trên 250C và không có tháng nào dưới 200C.

C có hai mùa: mùa mưa ít và mùa mưa nhiều.

D không có mùa đông rõ rệt, chỉ có hai thời kỳ chuyển tiếp.

Câu 5 : Đây là các cao nguyên đá vôi ở miền Bắc:

A Lục Yên, Đoan Hùng, Tuyên Quang, Mường Thanh, Đồng Văn.

B Đồng Văn, Quản Bạ, Mộc Châu, Mường Thanh, Đoan Hùng.

C Quản Bạ, Đoan Hùng, Tuyên Quang, Mường Thanh, Đồng Văn.

D Đồng Văn, Quản Bạ, Bắc Hà, Mộc Châu, Sơn La.

Câu 6 : Trong các loại đất được cải tạo ở nước ta hiện nay, chiếm tỷ lệ lớn nhất là:

A đất xám bạc màu.

B đất than mùn.  

C đất mặn.    

D đất phèn.

Câu 7 : Cho biểu đồ sau:Biểu đồ trên thể hiện nội dung:

A Cán cân xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 2000-2007.

B Tình hình xuất, nhập khẩu nước ta giai đoạn 2000-2007.

C Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu nước ta giai đoạn 2000-2007.

D So sánh giá trị xuất khẩu và nhập khẩu nước ta giai đoạn 2000-2007

Câu 8 : Nằm trên biên giới Việt Nam – Lào là cửa khẩu:

A Mộc Bài.      

B Móng Cái.   

C Lào Cai.     

D Lao Bảo.

Câu 9 : Ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm:

A có các địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau.

B các dạng địa hình cồn cát, đầm phá khá phổ biến.

C bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ.

D mở rộng với các bãi triều thấp, phẳng.

Câu 10 : Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của biển Đông là:

A Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.

B Nhiệt độ nước biển khá cao và thay đổi theo mùa.

C Có các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm.

D Có các luồng gió thổi theo hướng Đông Nam thổi vào nước ta gây mưa.

Câu 11 : Đối với nước ta, độ che phủ của rừng phải đạt trên 45% thì mới bảo đảm cân bằng sinh thái vì:

A nước ta có địa hình ¾ diện tích là đồi núi, mưa lại tập trung vào một mùa.

B nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

C địa hình đồi núi nước ta chiếm ¾ diện tích, phần lớn là đồi núi thấp.

D nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng.

Câu 12 : Kiểu hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nước ta là:

A rừng gió mùa thường xanh.   

B rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

C rừng gió mùa nửa rụng lá.       

D rừng thưa khô rụng lá.

Câu 13 : Địa hình trung du ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng ven biển miền Trung có điểm giống nhau là:

A đều là các bậc thềm phù sa cổ khoảng 100m.

B đều là các sườn đồi badan cao dưới 200m.

C đều là các bậc thềm phù sa cổ bị các dòng chảy chia cắt.

D đều là những địa hình được mở rộng và nâng cao.

Câu 14 : Ven biển Nam Trung Bộ là nơi thuận lợi nhất nước để phát triển nghề làm muối vì:

A có nhiệt độ cao, nhiều nắng và chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.

B không có bão, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

C có thềm lục địa thoai thoải, kéo dài tận các quần đảo ngoài khơi.

D nơi có khí hậu bán hoang mạc, lượng mưa rất thấp.

Câu 15 : Hệ thống núi ở Bắc Trường Sơn có đặc điểm:

A chạy dài từ biên giới Việt – Trung đến dãy Bạch Mã.

B gồm các dãy núi song song, so le, thấp, hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu.

C gồm các dãy núi cao và trung bình nằm kẹp các sơn nguyên đá vôi hùng vĩ.

D các khối núi nghiêng dần về phía đông, nhiều đỉnh núi cao nằm sát biển.

Câu 16 : Khí hậu vùng Tây Bắc lạnh chủ yếu do:

A địa hình núi cao.          

B hướng núi Tây Bắc – Đông Nam.

C nằm hoàn toàn trong lúc địa.        

D chịu ảnh hưởng của cao nguyên Vân Qúy.

Câu 17 : Hậu quả của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường là:

A khả năng tái sinh không còn, môi trường bị hủy diệt.

B nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm.

C thiên tai gia tăng, biến đổi thất thường về thời tiết và khí hậu.

D mất cân bằng các chu trình tuần hoàn.

Câu 18 : Nước ta có thể chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực là do:

A có những điểm tương đồng về văn hóa – xã hội và có mối giao lưu lâu đời.

B nước ta và các nước đều nằm trong vùng có nền kinh tế phát triển năng động.

C nước ta là cửa ngõ ra mở lối ra biển thuận lợi cho các nước láng giềng.

D có những điểm tương đồng về vị trí địa lý.

Câu 19 : Ở nước ta, hệ sinh thái xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô tập trung ở vùng:

A Nam Bộ.     

B Nam Trung Bộ. 

C Cực Nam Trung Bộ.

D Tây Nguyên.

Câu 20 : “Gió mùa Đông Nam” hình thành vào mùa hạ ở miền Bắc là do: 

A áp thấp Bắc Bộ hút gió Tây Nam từ cao áp Ấn Độ Dương.

B áp thấp Bắc Bộ hút gió nên khối khí tây nam di chuyển theo hướng đông nam vào miền Bắc.

C Tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động mạnh vào thời kỳ chuyển tiếp.

D Tín phong ở nửa cầu Nam hoạt động mạnh vào thời kỳ chuyển tiếp.

Câu 21 : Cho bảng số liệu về lượng mưa và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh:Nhận định đúng là:

A lượng mưa và lượng bốc hơi giảm dần theo vĩ độ.

B Huế luôn dẫn đầu trong ba thành phố về cả ba chỉ tiêu.

C TP. Hồ Chí Minh mưa nhiều nhưng lượng bốc hơi quá lớn nên cân bằng ẩm rất thấp.

D Hà Nội là nơi có các chỉ số thấp nhất trong ba thành phố.

Câu 22 : Ở khu vực Đông Bắc nước ta, mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn Tây Bắc vì:

A địa hình núi thấp, có cấu trúc cánh cung.

B nằm trước các sườn đón gió mùa mùa đông.

C chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc.

D nhiệt độ có sự phân hóa theo độ cao địa hình.

Câu 23 : Hậu quả của việc đắp đê ngăn lũ ở đồng bằng sông Hồng là:

A đất ở đồng bằng chủ yếu là loại đất bị bạc màu.

B vào mùa cạn, nước triều lấn mạnh, nhiều diện tích bị nhiễm mặn.

C địa hình cao ở phía Tây, Tây Bắc và thấp dần ra biển.

D trên đồng bằng có các bậc thang ruộng cao bạc màu và các ô trũng.

Câu 24 : Không phải là biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ trong công cuộc Đổi mới của nước ta là:

A phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn.

B đầu tư mạnh cho các đô thị.

C đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.

D ưu tiên phát triển vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Câu 25 : Một trong 6 định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới ở nước ta là:

A đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế lên mức 8,5% - 9%/năm.

B tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên Thế giới.

C phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

D đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia.

Câu 26 : Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ từ năm:

A 1995.   

B 1996. 

C 1994. 

D 1997.

Câu 27 : Ngập lụt ở đồng bằng ven biển miền Trung ít nghiêm trọng hơn đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là nhờ:

A có hệ thống rừng phi lao ven biển bảo vệ.

B địa hình dốc ra biển, không có đê nên dễ thoát nước.

C mưa ít, lại có độ che phủ của rừng cao.

D ở đây ít có sông lớn, lại có thềm lục địa sâu.

Câu 28 : Nội dung không nói lên được ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là:

A tạo cơ hội để ta thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật – công nghệ từ nước ngoài nhằm tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

B tạo điều kiện cho việc bình thường hóa và đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực và Thế giới.

C Có cơ hội phát triển các ngành kỹ thuật cao và chuyển giao kỹ thuật lạc hậu sang các nước khác.

D tạo thời cơ và thuận lợi để nước ta hội nhập vào nền kinh tế Thế giới và khu vực.

Câu 29 : Dãy Trường Sơn làm cho dải đồng bằng ven biển miền Trung:

A chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các vùng khác.

B có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió Tây khô nóng.

C có hai mùa gió nghịch hướng là Đông Bắc và Tây Nam.

D biển có nhiều cồn cát, đầm phá ven biển.

Câu 30 : Trong đai nhiệt đới gió mùa chân núi, loại đất chiếm diện tích lớn nhất là:

A feralit nâu đỏ.    

B đất xám phù sa cổ. 

C phù sa.

D phèn, mặn.

Câu 31 : Thuộc vùng biển nước ta, các nước khác được cho phép đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm ở vùng:

A nội thủy.     

B lãnh hải.       

C tiếp giáp lãnh hải.      

D đặc quyền kinh tế.

Câu 32 : Những cơn bão đổ bộ vào dải đồng bằng ven biển miền Trung có đặc điểm:

A thường có cường độ yếu, lượng mưa bão ít.

B có diện mưa bão hẹp nhưng lượng mưa bão rất lớn.

C có diện mưa bão rộng và lượng mưa rất lớn.

D có diện mưa bão hẹp và lượng mưa bão rất ít.

Câu 33 : Sự giàu có về khoáng sản, sinh vật không phải do nước ta có vị trí nằm ở:

A trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.

B trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương.

C trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á.

D nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương.

Câu 34 : Loại thiên tai bất thường và khó phòng tránh của nước ta hiện nay là:

A bão.  

B lũ quét.  

C hạn hán.

D động đất.

Câu 35 : Một trong những đặc điểm cơ bản của gió mùa Đông Bắc là:

A có thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn và chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc.

B có thời tiết lạnh khô và chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc.

C càng vào Nam độ lạnh và độ ẩm càng giảm.

D vào nước ta thành từng đợt và chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc.

Câu 36 : Nước ta có đường bờ biển dài:

A 3620 km.     

B 3206 km.       

C 2360 km.

D 3260 km.

Câu 38 : Gió Tây khô nóng có thể xuất hiện ở đồng bằng Bắc Bộ vào đầu mùa hạ khi:

A gió mùa Tây Nam từ Ấn Độ Dương hoạt động.

B áp thấp Bắc Bộ khơi sâu hút gió Tây Nam từ cao áp Thái Bình Dương.

C hoạt động của hội tụ nhiệt đới kết hợp cùng áp thấp Bắc Bộ.

D có lực hút của áp thấp Bắc Bộ.

Câu 39 : Đặc điểm nổi bật của địa hình Việt Nam là:

A các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.

B địa hình có tính phân bậc, đồi núi thấp chiếm ưu thế.

C địa hình nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp.

D đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng nhỏ hẹp

Câu 40 : Hạn chế lớn nhất của biển Đông đối với nước ta là:

A hàng năm có 3-5 cơn bão qua biển Đông trực tiếp đổ vào nước ta.

B các cồn cát ven biển thường xuyên di chuyển vào đất liền.

C nhiều nơi bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng, nhất là ở Trung Bộ.

D thủy triều xâm nhập sâu vào đất liền gây nhiễm mặn ở nhiều nơi.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247