Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý trường THPT Trần Hưng Đạo lần 2 , TPHCM (Có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết)

Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý trường THPT Trần Hưng Đạo lần 2 , TPHCM (Có đáp án...

Câu 2 : Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 ở Trung Bộ là:

A gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới.  

B gió Tây Nam cùng với bão.

C gió Đông Bắc cùng với dải hội tụ nhiệt đới. 

D gió Tây Nam cùng với Biển Đông.

Câu 3 : Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm, vì:

A gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn.

B gió thổi qua biển Nhật Bản và biển Hoàng Hải.

C gió di chuyển về phía đông.     

D gió càng về gần phía nam.

Câu 4 : Cho biểu đồ sau:Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A Lượng bốc hơi trung bình tháng của Thành phố Hồ Chí Minh. 

B Nhiệt độ trung bình tháng của Thành phố Hồ Chí Minh.

C Cân bằng ẩm trung bình tháng của Thành phố Hồ Chí Minh.

D Lượng mưa trung bình tháng của Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 5 : Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là:

A có địa hình cao nhất nước ta.        

B gồm các dãy núi và các cao nguyên.

C đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. 

D có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Câu 6 : Điểm giống nhau về tự nhiên của vùng ven biển phía Đông Trường Sơn Nam và vùng Tây Nguyên là:

A có một mùa khô sâu sắc.     

B mùa mưa vào thu đông (từ tháng IX, X – I,II).

C mùa mưa vào hạ thu (từ tháng V – X). 

D về mùa hạ có gió Tây khô nóng.

Câu 7 : Đặc điểm nào sau đây đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc (từ 160B trở ra)?

A Về mùa khô có mưa phùn.

B Quanh năm nóng.

C Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C. 

D Có hai mùa mùa và khô rõ rệt.

Câu 8 : Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta:

A thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác hữu nghị, chung sống hòa bình với các nước láng giềng.

B thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

C thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của biển, thềm lục địa với tất cả các nước trên thế giới.

D thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.

Câu 9 : Cho bảng số liệu:LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI, CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂMNƯỚC TA (Đơn vị: mm)Giải thích nào sau đây đúng nhất về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm qua bảng số liệu trên?

A Cân bằng ẩm cao nhất ở Huế do lượng bốc hơi thấp nhất.

B Cân bằng ẩm ở các địa điểm trên cao (dương) do nước ta nước ta nằm trong vùng nhiệt đới.

C Lượng mưa cao nhất ở Huế do ảnh hưởng mạnh của bão.

D Lượng bốc hơi cao nhất ở thành phố Hồ Chí Minh do nằm gần xích đạo, nhiệt độ cao.

Câu 10 : Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa, do:

A trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.

B bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.

C đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.

D các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa.

Câu 11 : Ở ven biển, dạng địa hình nào thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản?

A Các đảo ven bờ.  

B Vịnh cửa sông.

C Các tam giác châu với bãi triều rộng lớn.   

D Các rạn san hô.

Câu 12 : Ở đồng bằng ven biển miền Trung, từ phía biển vào, lần lượt có các dạng địa hình:

A vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng, cồn cát và đầm phá, vùng thấp trũng.

B vùng thấp trũng, cồn cát và đầm phá, vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

C cồn cát và đầm phá, vùng thấp vũng, vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

D cồn cát và đầm phá, vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng, vùng thấp trũng.

Câu 13 : Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm nào?

A Mùa đông bớt lạnh, nhưng khô hơn.

B Mùa đông lạnh đến sớm hơn ở các vùng núi thấp.

C Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió tây, lượng mưa giảm.

D Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.

Câu 14 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng?

A Do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ; khai phá từ lâu và biến đổi mạnh.

B Vùng trong đê không được phù sa bồi tụ, gồm các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước. Vùng ngoài đê được phù sa bồi hàng năm.

C Chịu tác động mạnh của thủy triều.

D Rộng khoảng 15 nghìn km2, cao ở rìa tây và tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô.

Câu 15 : Căn cứ vào Atlat trang 13, ở vùng núi Đông Bắc, lần lượt từ Đông sang Tây là các cánh cung núi

A Đông Triều, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm.

B Sông Gâm, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều.

C Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.

D Sông Gâm, Bắc Sơn, Đông Triều, Ngân Sơn.

Câu 16 : Sông ngòi nhiều nước giàu phù sa do:

A diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều.

B mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn.

C khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

D trong năm có hai mùa khô, mưa đắp đổi nhau.

Câu 17 : Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam?

A Trăn, rắn, cá sấu.           

B Thú lớn (voi, hổ, báo)

C Thú có móng vuốt.      

D Thú có lông dày (gấu, chồn .. )

Câu 18 : Căn cứ vào Atltat Việt Nam trang 4-5, nước ta là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho các nước:

A Lào, Đông Nam Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc.

B Lào, Đông Nam Thái Lan, Campuchia và Đông Nam Trung Quốc.

C Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Đông Nam Trung Quốc.

D Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc.

Câu 19 : Cho biểu đồ sau:Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về nhiệt độ ở Hà Nội?

A Nhiệt độ không đều qua các tháng.

B Hà Nội có 4 tháng lạnh.

C Nhiệt độ cao nhất ở tháng VI, thấp nhất ở tháng II, biên độ nhiệt lớn.

D Hà Nội có mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp và mùa hạ nóng, nhiệt độ cao

Câu 20 : Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?

A Cho năng suất sinh vật cao.   

B Giàu tài nguyên động vật.

C Có nhiều loài cây gỗ quý.   

D Phân bố ven biển.

Câu 21 : Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta có đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa là

A trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á.

B nước ta ở trong vùng nội khí tuyến, nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.

C trong năm Mặt Trời hai lần đi qua thiên đỉnh và vị trí nước ta tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.

D vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á và tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.

Câu 22 : Căn cứ vào Atlat trang 13-14, theo thứ tự từ Nam ra Bắc lần lượt là các vịnh biển

A Hạ Long, Cam Ranh, Vân Phong, Xuân Đài, Diễn Châu.

B Cam Ranh, Vân Phong, Diễn Châu, Xuân Đài, Hạ Long.

C Cam Ranh, Vân Phong, Xuân Đài, Diễn Châu, Hạ Long.

D Hạ Long, Diễn Châu, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh.

Câu 23 : Đặc điểm chung của vùng núi Trường Sơn Bắc là:

A gồm các khối núi và cao nguyên xếp tầng đất đỏ ba dan.

B gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

C có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông.

D địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam

Câu 24 : Cho bảng số liệu sau:ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP Ở VIỆT NAMĐể thể hiện số dự án và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1991 - 2006, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A Biểu đồ đường.                                               

B Biểu đồ miền.

C Biểu đồ kết hợp cột và đường.   

D Biểu đồ cột.

Câu 25 : Đây không phải là một trong những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.

A Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng thêm sức mạnh quốc gia.

B Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

C Phát triển nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc.

D Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức.

Câu 26 : Cho bảng số liệu sau:TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2006 – 2010Đơn vị: %Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta giai đoạn 2006 – 2010?

A Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta không đều qua các năm.

B Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta cao nhưng không ổn định.

C Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta không cao và có xu hướng giảm.

D Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta cao nhất ở năm 2007, thấp nhất vào năm 2009.

Câu 28 : Giới hạn nước ta trên biển là:

A Khoảng 8o34’B, và từ khoảng 101oĐ đến trên 119o20’Đ.

B Khoảng 6o50’B, và từ khoảng 101oĐ đến trên 118o20’Đ.

C Khoảng 8o34’B, và từ khoảng 101oĐ đến trên 117o20’Đ.

D Khoảng 6o50’B, và từ khoảng 101oĐ đến trên 117o20’Đ.

Câu 29 : Qúa trình hóa học tham gia vào việc làm biến đối bề mặt địa hình hiện tại được biểu hiện ở:

A thành tạo địa hình cacxtơ.       

B hiện tượng xâm thực.

C hiện tượng bào mòn, rửa tôi đất.       

D đất trượt, đá lở ở sườn dốc.

Câu 30 : Theo chiều từ Bắc vào Nam nước ta là các con sông:

A Hồng, Cả, Trà Khúc, Vàm Cỏ Đông.

B Hồng, Trà Khúc, Vàm Cỏ Đông, Cả.

C Cả, Trà Khúc, Vàm Cỏ Đông, Hồng.    

D Vàm Cỏ Đông, Hồng, Cả, Trà Khúc.

Câu 31 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, đi từ Bắc vào Nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:

A Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.  

B Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.

C Cầu Treo, Tây Trang, Lao Bảo, Bờ Y.

D Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.

Câu 32 : Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở núi là:

A tổng lượng cát bùn lớn.         

B dòng chảy mạnh.

C hệ số bào mòn nhỏ.    

D  tạo thành nhiều phụ lưu.

Câu 33 : Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ rõ rệt địa hình núi Việt Nam đa dạng?

A Bên cạnh các dãy núi đồ sộ, ở miền núi có nhiều núi thấp.

B Miền núi có các cao nguyên ba dan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.

C Bên cạnh núi, miền nui còn có đồi.

D Miền núi có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên . . 

Câu 34 : Khí hậu có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam ở nước ta là do:

A càng vào Nam, càng gần xích đạo đồng thời với sự tác động mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam.

B góc nhập xạ tăng đồng thời với sự giảm sút ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, đặc biệt từ 160B trở vào.

C sự tăng lượng bức xạ mặt trời đồng thời với sự giảm sút ảnh hưởng của khối phía lạnh về phía Nam.

D sự di chuyển của dải hội tụ từ Bắc vào Nam đồng thời cùng với sự suy giảm ảnh hưởng của khối khí lạnh.

Câu 35 : Điểm nào sau  đây không đúng khi nói khi về biển đông đối khí hậu nước ta?

A Biển Đông làm tăng độ ẩm của không khí.

B Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa đông bắc.

C Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước.

D Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn.

Câu 36 : Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:

A khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều.

B có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.

C nền nhiệt độ cao, cán cân bức xạ quanh năm dương.

D có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt.

Câu 37 : Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?

A Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng.

B Vùng biển lớp gấp 3 lần diện tích phần đất liền.

C Thềm lục địa phía bắc và phía nam có đáy nông, mở rộng.

D Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu.

Câu 38 : Câu nào sau đây không đúng với Biển Đông?

A Biển Đông làm cho thiên nhiên nước ta không có sự thống nhất giữa đất liền và biển.

B Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và khép kín của Biển Đông thể hiện qua các yếu tố hải văn.

C Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Sinh vật đa dạng về thành phần loài và có năng suất sinh học cao.

D Biển Đông rộng (3,447 triêụ km2), tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 39 : Địa hình đồi núi nước ta bị xói mòn, cắt xẻ rất mạnh do: 

A nhiệt độ cao, mưa nhiều.      

B hoạt động sản xuất của con người.

C vận động Tân kiến tạo.    

D  lượng mưa lớn, tập trung theo mùa.

Câu 40 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?

A Rộng khoảng 40 nghìn km2, địa hình cao và phẳng hơn đồng bằng sông Hồng.

B Không có đê, mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

C Mùa lũ, nước ngập trên diện rộng. Mùa cạn, thuỷ triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.

D Có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247