Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2017 Đề số 5 ( )

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2017 Đề số 5 ( )

Câu 1 : Gió mùa mùa Đông Bắc ở miền Bắc nước ta có đặc điểm là 

A kéo dài liên tục trong 3 tháng.

B kéo dài liên tục trong 2 tháng.

C mạnh vào nửa đầu mùa đông, bị suy yếu vào nửa cuối mùa đông.

D không kéo dài liên tục mà chỉ xuất hiện từng đợt. 

Câu 4 : Phần lớn người Việt đang sinh sống ở nước ngoài tập trung ở

A Hoa Kì, Ôxtrâylia và một số nước châu Âu.

B Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á.

C Canađa, Hàn Quốc và một số nước Nam Mĩ.

D Nga, Đức và một số nước châu Phi.

Câu 5 : Nguyên nhân chủ yếu khiến mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta còn chậm phát triển là do:

A địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.      

B thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai.

C thiếu nguồn vốn đầu tư.       

D chất lượng nguồn lao động còn thấp.

Câu 6 : Trong tổng diện tích rừng ở nước ta, chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất là:        

A rừng giàu.    

B rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

C rừng trồng.    

D rừng phòng hộ.

Câu 7 : Hạn chế của vùng Đồng bằng sông Hồng là 

A thiếu lao động có trình độ.         

B sự đầu tư của nước ngoài còn ít.

C tài nguyên thiên nhiên đang bị suy thoái.  

D cơ sở hạ tầng thấp nhất cả nước.

Câu 8 : Căn cứ vào Atlat trang 15, hãy cho biết 03 đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở nước ta (năm 2007) là:  

A Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh.

B Hà Nội, Biên Hòa, Tp. Hồ Chí Minh.

C Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh. 

D Hà Nội, Hải phòng, Tp. Hồ Chí Minh.

Câu 10 : Căn cứ vào Atlat trang 17, hãy cho biết những vùng nào ở nước ta không có khu kinh tế cửa khẩu (năm 2007)? 

A Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.   

B Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

C Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.            

D Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 11 : Cho biểu đồCƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN2005 - 2014Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014?

A Tỉ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm

B Dịch vụ nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng rất thấp.

C Chăn nuôi có xu hướng tăng tỉ trọng và đã trở thành ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất.

D Sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra chủ yếu giữa hai ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 12 : Nguồn than khai thác của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu:

A phục vụ cho nhu cầu đời sống nhân dân trong vùng.

B phụ gia cho công nghiệp hóa chất.

C phục vụ cho ngành luyện kim.

D làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu.

Câu 13 : Trong những năm gần đây, mạng lưới đường bộ của nước ta đã được mở rộng và hiện đại hóa, nguyên nhân chủ yếu là do

A huy động được các nguồn vốn, tập trung đầu tư phát triển.

B nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh nên nhu cầu vận chuyển lớn.

C điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển giao thông đường bộ.

D dân số đông, tăng nhanh nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng.

Câu 14 : Các dãy núi ở nước ta chạy theo hai hướng chính là:  

A hướng vòng cung và hướng đông bắc - tây nam.

B hướng tây nam - đông bắc và hướng vòng cung.

C hướng vòng cung và đông nam - tây bắc.

D hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. 

Câu 15 : Nhận định không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta là:

A phân bố không đồng đều giữa đồng bằng với trung du và miền núi.

B mật độ dân số ở nông thôn cao hơn so với đô thị.

C dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.

D tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng cao.

Câu 16 : Hiện nay, hai thị trường nhập khẩu hàng hóa chính của nước ta là 

A châu Âu và Bắc Mĩ.    

B châu Âu và châu Đại Dương.

C châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.     

D Bắc Mĩ và Đông Nam Á.

Câu 17 : Hướng chuyên môn hóa công nghiệp theo tuyến Hà Nội - Việt Trì - Lâm Thao là: 

A thủy điện.       

B hóa chất, giấy.

C dệt - may, vật liệu xây dựng.     

D vật liệu xây dựng, cơ khí.

Câu 18 : Ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng đ­ường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là: 

A đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

B góp phần tạo thế kinh tế liên hoàn theo chiều Bắc - Nam và Đông - Tây.

C thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồi núi phía Tây.

D tạo thế mở cho nền kinh tế, thu hút đầu t­ư.

Câu 19 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Tây Nguyên?

A Dạng địa hình phổ biến ở Tây Nguyên là các cao nguyên xếp tầng.

B Có nhiều thế mạnh về kinh tế - xã hội để phát triển công nghiệp và nông nghiệp.

C Là vùng thưa dân do có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.

D Trữ năng thủy điện trong vùng tương đối lớn.

Câu 20 : Cho biểu đồBiểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A Qui mô và cơ cấu diện tích rừng các loại và độ che phủ rừng của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014.

B Diện tích rừng các loại và độ che phủ rừng của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014.

C Tốc độ tăng trưởng diện tích rừng các loại và độ che phủ rừng của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014.

D Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích rừng các loại và độ che phủ rừng của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014.

Câu 21 : Mưa vào mùa hạ ở cả hai miền Nam, Bắc và tháng 9 ở miền Trung nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của:        

A gió mùa Tây Nam và Tín phong.  

B gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.

C Tín phong và dải hội tụ nhiệt đới.   

D gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.

Câu 23 : Đông Nam Bộ đang trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta với những sản phẩm chuyên môn hóa là: 

A bông, lạc, đậu tương.

B cao su, hồ tiêu, điều.

C ca cao, chè, dừa.            

D mía, dâu tằm, thuốc lá.

Câu 24 : Nhận định nào sau đây chưa chính xác về cơ cấu kinh tế theo thành phần ở nước ta trong những năm gần đây?

A Cơ cấu kinh tế theo thành phần có sự chuyển biến tích cực.

B Kinh tế ngoài Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

C Kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm tỉ trọng. 

D Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỉ trọng.

Câu 25 : Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng là:

A tập trung cho các ngành công nghiệp giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.

B hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

C tập trung hình thành các ngành công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

D đẩy mạnh khai thác dầu mỏ và khí đốt.

Câu 26 : Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta hiện nay tập trung chủ yếu ở:          

A Bắc Bộ.      

B Bắc Trung Bộ.                   

C Nam Trung Bộ.         

D Nam Bộ.

Câu 27 : Các tỉnh không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là  

A Quảng Nam, Quảng Ngãi.             

B Ninh Thuận, Bình Thuận.

C Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.       

D  Phú Yên, Khánh Hòa.

Câu 29 : Hai nhà máy thủy điện có công suất lớn thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:  

A  Hòa Bình, Thác Bà.       

B Hòa Bình, Sơn La.

C Sơn La, Thác Bà.     

D Sơn La, sông Gâm.

Câu 30 : Căn cứ vào biểu đồ đường ở Atlat trang 10, hãy cho biết tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là: 

A  tháng 11, tháng 8, tháng 10.       

B  tháng 10, tháng 8, tháng 10.

C tháng 10, tháng 8, tháng 11.         

D tháng 9, tháng 8, tháng 11.

Câu 31 : Ở nước ta, tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao là ở khu vực: 

A đồng bằng. 

B nông thôn

C thành thị.

D miền núi.

Câu 32 : Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động du lịch biển diễn ra quanh năm ở nước ta là: 

A  Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ.     

B Bắc Bộ, Nam Bộ.

C  Nam Trung Bộ, Nam Bộ.            

D Bắc Trung Bộ, Nam Bộ.

Câu 33 : Hoạt động nào sau đây là của ngành lâm nghiệp? 

A Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

B Phát triển các cây công nghiệp dài ngày.

C Xuất khẩu đồ gỗ mĩ nghệ.

D Chế biến gỗ và lâm sản.

Câu 34 : Ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu là do: 

A đẩy mạnh áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật trong trồng và chế biến. 

B chất lượng nguồn lao động được cải thiện.

C điều kiện tự nhiên thuận lợi. 

D thị trường tiêu thụ mở rộng.

Câu 35 : Thế mạnh nổi bật về hoạt động thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long so với các vùng khác là:  

A khai thác thủy sản.      

B  chế biến thủy sản.

C nuôi trồng thuỷ sản.       

D bảo quản thủy sản.

Câu 36 : Thế mạnh phát triển cây vụ đông của Đồng bằng sông Hồng dựa trên điều kiện:  

A đất đai màu mỡ.          

B ít có thiên tai.

C có một mùa đông lạnh.         

D nguồn nư­ớc dồi dào.

Câu 37 : Các đồng bằng mà đất phần lớn là cát pha ở Bắc Trung Bộ thuận lợi cho việc phát triển: 

A cây lương thực, thực phẩm.    

B cây công nghiệp hàng năm.

C cây công nghiệp lâu năm.                    

D cây ăn quả.

Câu 38 : Việc nuôi thủy sản nước lợ và nước mặn đang làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn Bắc Trung Bộ vì: 

A tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa.    

B giải quyết được nhiều việc làm.

C phát huy được thế mạnh ở tất cả các tỉnh.    

D tận dụng được thời gian rảnh rỗi.

Câu 39 : Cho bảng số liệuMỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG Ở NƯỚC TATRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014 Theo số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014?

A  Sản lượng các sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng đều có xu hướng tăng.

B Sản lượng điện có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (5,3 lần).

C Sản than sạch tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2010.

D Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên tăng không ổn định. 

Câu 40 : Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là: 

A khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm.

B Khí hậu có sự phân mùa mưa khô rõ rệt.

C mạng lưới sông ngòi dày đặc.

D diện tích đất đỏ badan và đất xám phù sa cổ lớn, tập trung thành vùng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247