Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPTQG môn Địa lý năm 2017 THPT Hàn Thuyên-Bắc Ninh (Có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết)

Đề thi thử THPTQG môn Địa lý năm 2017 THPT Hàn Thuyên-Bắc Ninh (Có đáp án và hướng dẫn giải...

Câu 1 : Hệ sinh thái ven biển có diện tích lớn nhất và giá trị quan trọng của nước ta là:

A Hệ sinh thái trên các đảo. 

B Hệ sinh thái đầm lầy.

C Hệ sinh thái trên đất phèn.  

D Hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Câu 2 : Biểu hiện để chứng tỏ nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn là:

A Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

B Lượng mưa trung bình năm từ 1500 đến 2000mm; độ ẩm cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương

C Trong năm có một mùa mưa, một mùa khô.

D Lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí cao.

Câu 3 : Đồng bằng châu thổ sông của nước ta được hình thành do nguyên nhân chủ yếu nào?   

A Do tác động của các chu kì tạo núi.

B Do tác động của biển.

C Do kết quả các quá trình xâm thực.

D Do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng

Câu 4 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết diện tích lưu vực hệ thống sông nào của nước ta lớn nhất?

A Sông Mê Công (Việt Nam).   

B Sông Hồng

C Các sông khác.

D Sông Đồng Nai.

Câu 5 : Vùng núi Trường Sơn Bắc thuộc vùng nào của nước ta?

A Vùng Bắc Trung Bộ.    

B Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

C Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.  

D Vùng Tây Nguyên.

Câu 6 : Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ của nước ta là?

A Hoạt động của gió mùa Tây Nam.

B Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.

C Hoạt động của gió mùa.

D Hoạt động của gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 7 : Núi cao ở nước ta được xác định từ độ cao nào?

A 3000m.              

B 1500m.  

C 2000m.

D 2500m.

Câu 8 : Ranh giới tự nhiên của 2 vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là:

A Sông Hồng.  

B Sông Chảy

C Dãy núi Hoàng Liên Sơn. 

D Dãy núi Sông Gâm

Câu 9 : Hai vịnh biển lớn nhất nước ta nằm trong biển Đông là:

A Vịnh Bắc Bộ và vịnh Hạ Long      

B Vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong

C Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.  

D Vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong.

Câu 11 : Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở, là bộ phận vùng biển nào?

A Vùng nội thủy. 

B Vùng Lãnh hải.

C Vùng đặc quyền kinh tế. 

D Vùng tiếp giáp lãnh hải.

Câu 12 : Vùng núi Đông Bắc có 4 cánh cung núi lớn là: 

A Sông Gâm, Ngân Sơn, Hoàng Liên Sơn, Yên Tử.

B Sông Gâm, Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn.

C Sông Gâm, Sông Chảy, Sông Hồng, Sông Thao.

D Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

Câu 14 : Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là khu vực:

A Dải bờ biển Trung Bộ.   

B Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

C Ven biển Đông Nam Bộ.  

D Ven biển đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 15 : Đặc điểm hoạt động của gió Tín Phong ở nước ta là:

A Gây ra hiện tượng mưa ngâu ở đồng bằng Bắc Bộ.

B Thổi xen kẽ với gió mùa và chỉ có tác động rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió.

C Gây ra thời tiết lạnh khô ở nước ta

D Gây mưa cho vùng ven biến Trung Bộ.

Câu 16 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, đất Feralit trên đá badan có diện tích lớn nhất ở vùng:

A Trung du miền núi Bắc Bộ.           

B Đông Nam Bộ.

C Tây Nguyên.         

D Bắc Trung Bộ.

Câu 17 : Nhiệt độ trung bình năm của nước ta là:

A Trên 18°C.            

B Trên 20°C.

C Trên 25°C. 

D Trên 15°C.

Câu 18 : Thiên tai lớn nhất ở Biển Đông, gây thiệt hại nặng nề cho nước ta về người và tài sản là?

A Bão  

B Cát bay, cát chảy

C Sóng thần, sóng lừng.     

D Sạt lở bờ biển.

Câu 19 : Thời gian hoạt động chủ yếu của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là:

A Từ tháng XII đến tháng IV năm sau.

B Từ tháng V đến tháng XII.

C Từ tháng XI đến tháng IV năm sau.     

D Từ tháng IV đến tháng XI.

Câu 20 : Ngoài gió mùa, nước ta còn chịu tác động của một loại gió hoạt động quanh năm là:

A Gió Tín phong.   

B Gió Phơn Tây Nam.

C Gió Tây Ôn đới.  

D Gió biển

Câu 21 : Phần đất liền của nước ta nằm trong hệ tọa độ lí là:

A 8°30’ B - 23°23’B và 102°09’Đ - 109°20’ Đ.

B 8°34’ B - 23°23’B và 102°09’Đ - 109°24’ Đ.

C 8°30’ N - 23°23’B và 102°09’Đ - 109°20’ T.

D 8°30’ B - 23°23’B và 102°09’Đ - 109°24’ Đ.

Câu 24 : Địa hình núi nước ta chia thành 4 vùng núi là:

A Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

B Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Trường Sơn Tây, Trường Sơn Đông,

C Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

D Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Nam, Trương Sơn Tây.

Câu 25 : Sự khác biệt cơ bản về thời tiết giữa đầu mùa và cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là:

A Đầu mùa lạnh, cuối mùa ấm.       

B Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm.

C Đầu mùa lạnh ẩm, cuối mùa lạnh khô.        

D Đầu mùa mưa, cuối mùa khô.

Câu 26 : Địa hình nước ta có tính phân bậc, nguyên nhân chủ yếu là:

A Kết quả của nhiều chu kì tạo núi yếu.

B Quá trình tạo núi diễn ra sớm.

C Vận động tạo núi Anpơ ở Tân kiến tạo.

D Do tác động của ngoại lực.

Câu 27 : Nhân tố đã quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là?

A Nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc.

B Gần xích đạo.

C Giáp biển Đông.

D Nằm trong vùng chịu tác động của gió mùa.

Câu 29 : Ý nào không đúng khi nói về khả năng thế hiện của các loại biếu đồ?

A Biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng theo thời gian.

B Biểu đồ kết hợp thế hiện qui mô và cơ cấu của đối tượng theo thời gian

C Biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu của đối tượng theo thời gian.

D Biểu đồ tròn thể hiện qui mô và cơ cẩu của đối tượng.

Câu 30 : Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở:

A Dãy núi Hoành Sơn.          

B Dãy núi Hoàng Liên Sơn

C Dãy núi Trường Sơn.     

D Dãy núi Bạch Mã.

Câu 33 : Đặc điểm nào sau, không phải là đặc điếm chung của sông ngòi nước ta?

A Chế độ nước theo mùa.

B Mạng lới sông ngòi dày đặc.

C  Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

D Nhiều sông lớn, sồng chảy theo hướng tây bắc- đông nam.

Câu 34 : Vùng nội thủy của nước ta được xác định là vùng:

A Ở phía trong đường cơ sở.

B Tiếp giáp với đất liền.

C Ở phía ngoài đường cơ sở.

D Tiếp giáp với đất liền và ở phía trong đường cơ sở

Câu 35 : Đặc điểm nào sau, không phải_là đặc điếm tự nhiên cơ bản của Biến Đông?  

A Là một biển rộng, có diện tích gần 3,5 triệu km2.

B Có vị trí địa - chính trị quan trong của thế giới.

C Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.

D Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 36 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào sau đây?

A Cao Nguyên Đắk Lắk.

B Cao nguyên Kon Tum.

C Cao nguyên Di Linh.  

D Cao nguyên Lâm Viên.

Câu 37 : Cho bảng số liệu dưới đây:Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểmNhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A Nhiệt độ trung bình của các địa điếm trong tháng 1 thấp hon tháng 7.

B Nhiệt độ trung bình của các địa điểm trong tháng 7 cao.

C Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm nước ta thấp.

D Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm tăng dần từ Bắc vào Nam.

Câu 38 : Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta là:

A Nam Bộ.    

B Bắc Trung Bộ.       

C Nam Trung Bộ.     

D Bắc Bộ.

Câu 39 : Đỉnh núi Phanxipăng ( cao 3143m ) thuộc vùng núi nào của nước ta?

A Đông Bắc.    

B Tây Bắc.   

C Trường Sơn Bắc.  

D Trường Sơn Nam.

Câu 40 : Địa hình núi cao trên 2000m của vùng núi Đông Bắc tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

A Khu vực trung tâm.                

B Giáp biên giới Việt- Trung

C Khu vực phía Nam của vùng.

D Vùng Thượng nguồn sông Chảy.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247