Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Lý Nhân Tông Bắc Ninh năm 2017 lần 1 ( có lời giải chi tiêt)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Lý Nhân Tông Bắc Ninh năm 2017 lần 1 (...

Câu 3 : Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ thứ hai

A có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn. 

B  có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn.

C  đều có kiểu hình khác bố mẹ. 

D đều có kiểu hình giống bố mẹ.

Câu 6 : Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của mạch nào trong gen?

A  mARN.

B  mạch mã hoá. 

C  mạch mã gốc. 

D  tARN.

Câu 7 : Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử

A prôtêin 

B  AND 

C ARN 

D  ADN và ARN

Câu 9 : Bản chất của mã di truyền là

A một bộ ba mã hoá cho một axit amin.

B ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.

C các axit amin đựơc mã hoá trong gen.

D trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

Câu 10 : Khi nào thì prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac?

A Khi môi trường có lactôzơ. 

B  Khi có hoặc không có lactôzơ.

C  Khi môi trường không có lactôzơ. 

D Khi môi trường có nhiều lactôzơ.

Câu 12 : Đặc điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn?

A  Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp, rất đa dạng và phong phú.

B  Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới.

C Làm hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp

D Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.

Câu 13 : Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là?

A  đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.

B mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên.

C  mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc.

D thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác

Câu 14 : : Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:

A  gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

B  vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

C  vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)

D gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

Câu 16 : Loại đột biến do tác nhân hóa học 5 – Brôm Uraxin gây ra là

A  biến đổi cặp G-X thành cặp A-T 

B  biến đổi cặp A-T thành cặp G-X

C  biến đổi cặp G-X thành cặp T-A 

D biến đổi cặp G-X thành cặp A-U

Câu 20 : Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm ở

A  tâm động. B

B hai đầu mút NST.

C eo thứ cấp. 

D  điểm khởi sự nhân đôi

Câu 24 : Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?

A  Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt.

B Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.

C Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó.

D Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.

Câu 25 : Cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là

A  ARN 

B B. Axit nuclêic 

C  prôtêin. 

D ADN.

Câu 27 : Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào.

A  Phiên mã 

B  Dịch mã

C  Nhân đôi nhiễm sắc 

D Tái bản ADN (nhân đôi ADN)

Câu 29 : Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại

A  Guanin(G). 

B  Uraxin(U) 

C Ađênin. 

D Timin(T)

Câu 30 : Mã di truyền có tính thoái, tức là

A nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

B  tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

C mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

D một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit

Câu 31 : vốn gen của quần thể là:

A Toàn bộ các alen của tất cả các gen có trong quần thể ở 1 thời điểm xác định

B Tất cả các gen nằm trong nhân tế bào của các cá thể trong quần thể đó

C Tất cả các alen nằm trong quần thể không kể đến các alen đột biến

D  Kiểu gen của các quần thể

Câu 34 : Thể đột biến là ?

A  những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình lặn

B những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trội.

C những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trung gian.

D những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

Câu 35 : : Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất là

A  Tác động cộng gộp. 

B Tác động đa hiệu.

C Tác động át chế giữa các gen không alen.

D  Tương tác bổ trợ giữa 2 gen trội

Câu 36 : Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột biến:

A làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN.

B tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

C làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.

D  làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

Câu 38 : Ở sinh vật nhân thực, tâm động của nhiễm sắc thể

A là những điểm mà tại đó phân tử AND bắt đầu được nhân đôi.

B Là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiếm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.

C  Là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.

D  Có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiếm sắc thể không dính vào nhau.

Câu 39 : Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

A Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.

B Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

C Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

D  Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

Câu 40 : Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

A  anticodon. 

B triplet. 

C  axit amin. 

D codon.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247