Cơ cấu ngành công nghiệp

Câu 1 : Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu ngành công nghiệp nước ta không bao gồm  nhóm ngành lớn nào:

A Nhóm ngành công nghiệp khai thác

B Nhóm ngành công nghiệp chế biến

C Nhóm ngành công nghiệp dệt may

D Nhóm ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước

Câu 2 : Đặc điểm chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta

A Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước, giảm tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.

B Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp nhóm ngành công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

C  Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp nhóm ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước, giảm tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác.

D Giảm tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp nhóm ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Câu 3 : Đây là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.

A Hoá chất - phân bón - cao su.

B  Luyện kim.

C Chế biến gỗ và lâm sản.   

D Sành - sứ - thuỷ tinh.

Câu 4 : Hướng chuyên môn hoá của tuyến công nghiệp Hạ Long- Cẩm Phả là :

A Vật liệu xây dựng,  khai thác than và cơ khí.   

B Hoá chất và vật liệu xây dựng.

C Cơ khí và luyện kim.     

D Dệt may, xi măng và hoá chất.

Câu 5 : Năm 2005, khu vực hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp của nước ta là : 

A Quốc doanh.   

B Tập thể.

C Tư nhân và cá thể.   

D Có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 6 : Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ :

A Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.

B Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C Khai thác một cách có hiệu quả các thế  mạnh vốn có.

D Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.

Câu 7 : Đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung.

A Thanh Hoá.     

B Vinh. 

C Đà Nẵng.   

D Quy Nhơn.

Câu 8 : Đây là một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta. 

A  Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp theo chiều rộng.

B Tăng nhanh tỉ tr ọng các ngành công nghiệp nhóm A.

C Cân đối tỉ trọng giữa nhóm A và nhóm B.

D  Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.

Câu 9 : Đây không phải là một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay : 

A Có thế mạnh lâu dài để phát triển.

B Đem lại hiệu quả kinh tế cao.

C Có tác động đến sự phát triển các ngành khác.

D Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

Câu 10 : Công nghiệp phân bố rời rạc ở Tây Nguyên do: 

A Vùng này thưa dân.   

B  Trình độ phát triển kinh tế thấp

C  Địa hình khó khăn, hạn chế GTVT.

D  Tất cả các ý trên

Câu 11 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, Các trung tâm công nghiệp nằm ở phía tây bắc Hà Nội có hướng chuyên môn hoá về: 

A Luyện kim, cơ khí. 

B Dệt may, vật liệu xây dựng.

C Năng lượng. 

D Hoá chất, giấy.

Câu 12 : Công nghiệp khai thác dầu khí nằm trong nhóm ngành :

A Công nghiệp năng lượng. 

B Công nghiệp vật liệu.

C Công nghiệp sản xuất công cụ.

D Công nghiệp nhẹ.

Câu 13 : Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là :

A Chế biến nông, lâm, thuỷ sản. 

B Sản xuất hàng tiêu dùng.

C Điện năng.

D Khai thác và chế biến dầu khí.

Câu 14 : Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước được thể hiện ở :

A Là vùng có tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất trong các vùng.

B Là vùng có các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất cả nước.

C Là vùng tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp nhất cả nước.

D Là vùng có những trung tâm công nghiệp cơ cấu đa dạng nhất cả nước

Câu 15 : Công nghiệp giấy- in – văn phòng phẩm thuộc nhóm ngành :

A Công nghiệp năng lượng.

B Công nghiệp vật liệu.

C Công nghiệp sản xuất công cụ lao động.

D Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 16 : Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở:

A Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp.

B Số lượng các ngành công nghiệp.

C Sự phân loại các ngành công nghiệp theo từng nhóm.

D Tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

Câu 17 : Theo cách phân loại hiện hành nước ta có:

A 2 nhóm với 28 ngành.

B 3 nhóm với 29 ngành.

C  3 nhóm với 30 ngành.

D 5 nhóm với 31 ngành.

Câu 18 : Nước mắm là sản phẩm của ngành công nghiệp : 

A Năng lượng.   

B Vật liệu xây dựng.

C Sản xuất công cụ lao động. 

D Chế biến lương thực thực phẩm

Câu 19 : Ngành công nghiệp nào sau đây không được coi là ngành công nghiệp trọng điểm của nước  ta hiện nay?

A Công nghiệp cơ khí- điện tử.

B Công nghiệp luyện kim đen, màu.

C Công nghiệp hóa chất-phân bón-cao su.

D Công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm.

Câu 20 : Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch theo hướng:

A Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác.

B Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.

C Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

D Tất cả các ý trên.

Câu 21 : Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu ngành công nghiệp nước ta không bao gồm  nhóm ngành lớn nào:

A Nhóm ngành công nghiệp khai thác             

B Nhóm ngành công nghiệp chế biến

C  Nhóm ngành công nghiệp dệt may  

D Nhóm ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước

Câu 22 : Đây là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.

A Hoá chất - phân bón - cao su.     

B Luyện kim.

C Chế biến gỗ và lâm sản.             

D Sành - sứ - thuỷ tinh.

Câu 23 : Trong cơ cấu sản xuất công nghiệp theo ngành ở nước ta, ngành nào chiếm tỷ trọng cao nhất?

A Công nghiệp năng lượng

B Công nghiệp khai thác

C Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước

D Công nghiệp chế biến

Câu 24 : Công nghiệp dầu khí nằm trong nhóm ngành :

A Công nghiệp năng lượng.    

B Công nghiệp vật liệu.

C Công nghiệp sản xuất công cụ.           

D Công nghiệp nhẹ.

Câu 25 : Ở nước ta, vùng có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất là:

A Tây Nguyên       

B Đồng bằng sông Hồng và vùng lân cận

C Duyên hải miền Trung  

D Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 26 : Theo cách phân loại hiện hành cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có:

A 2 nhóm với 28 ngành. 

B 3 nhóm với 29 ngành.

C 3 nhóm với 30 ngành.

D 5 nhóm với 31 ngành

Câu 27 : Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ :

A Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.

B Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C Khai thác một cách có hiệu quả các thế  mạnh vốn có.

D Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.

Câu 28 : Đây là một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.

A Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp theo chiều rộng.

B Tăng nhanh tỉ trọng các ngành công nghiệp khai thác

C Cân đối tỉ trọng giữa công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

D Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.

Câu 29 : Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là :

A  Chế biến nông, lâm, thuỷ sản. 

B Sản xuất hàng tiêu dùng.

C Điện năng.     

D Khai thác và chế biến dầu khí.

Câu 30 : Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở: 

A Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp.

B Số lượng các ngành công nghiệp

C Sự  phân loại các ngành công nghiệp theo từng nhóm.

D Tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp

Câu 31 : Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng

A giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

B tăng tỉ trọng khu vực nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

C giảm tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

D tăng tỉ trọng khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 32 : Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm

A tiết kiệm tài nguyên thiên thiên.    

B giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.

C hội nhập vào thị trường thế giới.    

D đổi mới trang thiết bị và công nghệ.

Câu 34 : Đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung.

A  Thanh Hoá.       

B Vinh.    

C Đà Nẵng.     

D Quy Nhơn.

Câu 35 : Đây không phải là một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay :

A Có thế mạnh lâu dài để phát triển.

B Đem lại hiệu quả kinh tế cao.

C Có tác động đến sự phát triển các ngành khác. 

D Sản xuất phục vụ xuất khẩu

Câu 36 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, Các trung tâm công nghiệp hướng Việt Trì – Lâm Thao có hướng chuyên môn hoá về:

A Luyện kim, cơ khí.     

B Dệt may, vật liệu xây dựng.

C Năng lượng.    

D  Hoá chất, giấy

Câu 37 : Công nghiệp giấy- in – văn phòng phẩm thuộc nhóm ngành :

A Công nghiệp năng lượng.     

B Công nghiệp vật liệu.

C Công nghiệp hóa chất            

D Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 38 : Nước mắm là sản phẩm của ngành công nghiệp :

A Năng lượng.    

B  Vật liệu xây dựng.

C Sản xuất công cụ lao động.       

D Chế biến lương thực thực phẩm

Câu 39 : Đặc điểm nào không thuộc hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta

A  xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt, thích nghi cơ chế thị trường

B đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để đảm bảo tốt nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến

C đẩy mạnh các ngành mũi nhọn, trọng điểm, đưa CN năng lượng đi trước một bước. Các ngành khác điểu chỉnh theo nhu cầu thị trường

D đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm

Câu 40 : Cho bảng số liệu:Giá trị sản xuất các nhóm ngành công nghiệp của nước ta, giai đoạn 2000-2010(Đơn vị: tỉ đồng, giá thực tế)( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011; NXB thống kê Việt Nam năm 2012)Nhận xét nào sau không đúng với bảng số liệu:

A Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp ở nước ta đều tăng liên tục.

B Nhóm ngành công nghiệp chế biến có giá trị sản xuất tăng nhanh nhất.

C Nhóm ngành công nghiệp khai thác có giá trị sản xuất tăng chậm nhất

D Tỉ trọng của các nhóm ngành công nghiệp đều tăng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247