Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Câu 1 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ? 

A Bình Phước.    

B Tây Ninh.   

C Đồng Nai.  

D Long An.

Câu 2 : Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?

A Có nền kinh tế hàng hóa phát triển muộn hơn so với vùng Đồng bằng sông Hồng.

B Cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước.

C Đang sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.

D Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.

Câu 3 : Đất xám bạc màu trên phù sa cổ của vùng Đông Nam Bộ, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh: 

A Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Phước.

B Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.

C Bình Phước và Đồng Nai. 

D  Tây Ninh và Bình Dương.

Câu 4 : Đặc điểm nổi bật của đất phù sa cổ ở vùng Đông Nam Bộ là:

A Giàu chất dinh dưỡng.

B Thoát nước tốt.

C Có tầng mùn dày.

D Phân bố chủ yếu tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.

Câu 5 : Huyện đảo thuộc vùng Đông Nam Bộ là

A Vân Đồn    

B Phú Quý.  

C Côn Đảo   

D Phú Quốc

Câu 6 : Dầu khí ở  Đông Nam  Bộ được khai thác ở: 

A Thềm lục địa.       

B Vùng ngoài khơi    

C Vùng cửa sông      

D Trên đất liền

Câu 7 : Nguồn nhiệt năng được sản xuất chủ yếu ở Đông Nam Bộ là

A  Nhiệt điện chạy bằng khí thiên nhiên.   

B Thủy điện

C Nhiệt điện chạy bằng than.

D  Điện chạy bằng dầu nhập khẩu

Câu 8 : Cây công nghiệp quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là

A Cà phê     

B Chè

C Cao su   

D  Dừa

Câu 9 : Hồ Thủy lợi lớn nhất Đông Nam Bộ là

A Trị An    

B Dầu Tiếng 

C Kẻ Gỗ    

D Bắc Hưng Hải

Câu 10 : Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ 

A Đất phù sa và đất ferlit.     

B Đất badan và đất feralit.

C Đất xám và đất phù sa       

D Đất badan và đất xám

Câu 11 : Tỉnh có thế mạnh để phát triển du lịch biển ở Đông Nam Bộ là

A Bà Rịa – Vũng Tàu.      

B Bình Dương

C Tây Ninh    

D Bình Phước

Câu 12 : Điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ? 

A Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng

B Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng

C Dẫn đầu cả nước về tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả ngành dịch vụ

D  Các hoạt động dịch vụ thương mại, ngân hàng tín dụng,..phát triển chậm

Câu 13 : Để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm ở Đông Nam Bộ là

A Cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng

B Thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng

C Thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn

D Áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến, thủy lợi

Câu 14 : Biểu hiện của khai thác theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là vấn đề 

A Phát triển cơ sở năng lượng

B Đa dạng hóa các loại hình phục vụ

C Xây dựng các công trình thủy lợi lớn

D Giải quyết tốt vấn đề xã hội.

Câu 15 : Các nhà máy nhiệt điện ở Đông Nam Bộ hoạt động chủ yếu dựa vào nhiên liệu khí tự nhiên là

A Thủ Đức, Hiệp Phước.      

B Bà Rịa, Phú Mĩ

C  Thủ Đức, Phú Mĩ.  

D Bà Rịa, Hiệp Phước

Câu 16 : Các sông lớn ở Đông Nam Bộ không bao gồm 

A Sông Bé

B Sông Đồng Nai

C Sông Vàm Cỏ

D Sông Thu Bồn

Câu 17 : Nhà máy thủy điện Trị An nằm trên sông nào?

A Sông Sài Gòn.     

B Sông Bé.    

C Sông Đồng Nai. 

D Sông Vàm Cỏ 

Câu 18 : Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thuộc tỉnh/ thành phố nào của Đông Nam Bộ?

A Đồng Nai.  

B Bình Phước.          

C TP. Hồ Chí Minh 

D Tây Ninh

Câu 19 : Mùa khô ở vùng Đông Nam Bộ thường kéo dài từ

A Tháng 11 đến hết tháng 3. 

B Tháng 10 đền tháng 3

C Cuối tháng 11 đến hết tháng 4.  

D Cuối tháng 10 đến giữa tháng 4

Câu 20 : Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Bộ là 

A Tài nguyên khoáng sản ít. 

B Đất đai kém màu mỡ

C Tài nguyên rừng nghèo.

D Mùa khô kéo dài

Câu 21 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A Bình Phước. 

B Tây Ninh.       

C  Đồng Nai.   

D  Long An.

Câu 22 : Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?

A Có nền kinh tế hàng hóa phát triển muộn

B Cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước.

C Đang sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.

D Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.

Câu 23 : Đất xám trên phù sa cổ của vùng Đông Nam Bộ, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh:

A Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Phước.

B Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.

C Bình Phước và Đồng Nai.   

D Tây Ninh và Bình Dương.

Câu 24 : Đặc điểm nổi bật của đất phù sa cổ ở vùng Đông Nam Bộ là:

A Giàu chất dinh dưỡng.  

B  Thoát nước tốt.

C Có tầng mùn dày.  

D Phân bố chủ yếu tỉnh Bình Phước và Đồng Nai. 

Câu 25 : Huyện đảo thuộc vùng Đông Nam Bộ là

A Vân Đồn 

B Phú Quý.             

C Côn Đảo         

D Phú Quốc

Câu 26 : Biện pháp quan trọng nhất để tránh mất nước của các hồ chứa ở Đông Nam Bộ

A bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu các sông

B  xây dựng vườn quốc gia

C bảo vệ nghiêm ngặt các khu dự trữ sinh quyển

D  phục hồi và phát triển rừng ngập mặn

Câu 27 : Nguyên liệu để sản xuất nhiệt điện chủ yếu ở Đông Nam Bộ là

A Nhiệt điện chạy bằng khí thiên nhiên.       

B  Thủy điện

C Nhiệt điện chạy bằng than.       

D  Điện nguyên tử

Câu 28 : Cây công nghiệp quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là

A Cà phê  

B  Chè     

C  Cao su    

D  Dừa

Câu 29 : Hồ Thủy lợi lớn nhất Đông Nam Bộ là

A Trị An     

B Dầu Tiếng  

C Kẻ Gỗ   

D Bắc Hưng Hải

Câu 30 : Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ:

A  Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.

B Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.

D  Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.

Câu 31 : Trong quá trình phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề:

A Ô nhiễm môi trường.

B Thu hút đầu tư nước ngoài.

C  Đẩy mạnh xuất khẩu.        

D Mở rộng quan hệ hợp tác.

Câu 32 : Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm địa hình vùng Đông Nam Bộ

A địa hình của vùng Đông Nam Bộ chủ yếu là dạng địa hình đồi trung du

B địa hình của vùng Đông Nam Bộ chủ yếu là dạng địa hình đồng bằng

C  địa hình của vùng Đông Nam Bộ chủ yếu là dạng địa hình bán bình nguyên

D địa hình của vùng Đông Nam Bộ chủ yếu là dạng địa hình đồi núi

Câu 33 : Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong việc phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là

A lao động.

B  thuỷ lợi.       

C giống cây trồng.     

D bảo vệ rừng.

Câu 34 : Tỉnh có thế mạnh để phát triển du lịch biển ở Đông Nam Bộ là

A Bà Rịa – Vũng Tàu

B  Bình Dương

C Tây Ninh      

D  TP. Hồ Chí Minh

Câu 35 : Điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ?

A Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng

B  Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng

C Dẫn đầu cả nước về tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả ngành dịch vụ

D Các hoạt động dịch vụ thương mại, ngân hàng tín dụng,..phát triển chậm

Câu 36 : Ngành nào sau đây đang góp phần làm thay đổi mạnh mẽ nhất cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ?

A Du lịch biển.    

B Công nghiệp dầu khí.

C Công nghiệp đóng tàu.    

D Công nghiệp chế biến thủy sản.

Câu 37 : Biểu hiện của khai thác theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là vấn đề

A Phát triển cơ sở năng lượng         

B Đa dạng hóa các loại hình phục vụ

C Xây dựng các công trình thủy lợi lớn   

D Giải quyết tốt vấn đề xã hội.

Câu 38 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết các khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?

A  Xa Mát, Mộc Bài.       

B Xa Mát, Đồng Tháp

C Đồng Tháp, Mộc Bài.    

D  Mộc Bài, An Giang.

Câu 39 : Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thuộc tỉnh/ thành phố nào của Đông Nam Bộ?

A Đồng Nai.   

B Bình Phước.        

C TP. Hồ Chí Minh

D  Tây Ninh

Câu 40 : Các sông lớn ở Đông Nam Bộ không bao gồm

A Sông Bé    

B Sông Đồng Nai

C Sông Vàm Cỏ     

D Sông Thu Bồn

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247