Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý Phòng KT&KĐ Sở GDĐT Bắc Ninh (có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết)

Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý Phòng KT&KĐ Sở GDĐT Bắc Ninh (có đáp án và hướng dẫn...

Câu 1 : Việc làm nào sau đây không góp phần bảo vệ đa dạng sinh học nước ta?

A Xây dựng và mở rộng các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.

B Ban hành sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm.

C Du nhập các giống ngoại lai từ nước ngoài.

D Quy định việc khai thác nhằm đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật.

Câu 2 : Ở nước ta, vùng nào xảy ra lụt úng nghiêm trọng nhất ?

A Đồng bằng sông Hồng.      

B  Bắc Trung Bộ.

C Duyên hải Nam Trung Bộ.         

D Đông Nam Bộ.

Câu 3 : Biện pháp mang tính nguyên tắc để bảo vệ rừng đặc dụng ở nước ta là

A bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, các khu bảo tồn.

B trồng rừng trên đất trống đồi trọc.     

C đảm bảo duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng.

D có kế hoạch, biện pháp bảo vệ và nuôi dưỡng rừng.

Câu 4 : Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là

A  hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất phù sa.

B hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.

C hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất mùn.

D hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit.

Câu 5 : Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển ở nước ta là

A Bắc Trung Bộ.    

B Duyên hải Nam Trung Bộ.

C Nam Bộ.     

D Bắc Bộ.

Câu 6 : Đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là

A núi cao chiếm ưu thế; hướng núi vòng cung; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.

B đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng núi tây bắc - đông nam; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.

C đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng núi vòng cung; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.

D núi cao chiếm ưu thế; hướng núi đông -  tây; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.

Câu 7 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết vùng nào sau đây tập trung nhiều đất mặn nhất?

A Đồng bằng sông Hồng.         

B Bắc Trung Bộ.

C Duyên hải Nam Trung Bộ.   

D Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 8 : Những khối núi đá vôi đồ sộ của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở

A khu vực trung tâm của vùng.     

B khu vực phía Nam của vùng.

C thượng nguồn sông Chảy.           

D giáp biên giới Việt - Trung.

Câu 9 : Nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão ở nước ta là

A Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.  

B Khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

C  Khu vực Bắc Trung Bộ.     

D  Khu vực ven biển đồng bằng sông Hồng.

Câu 10 : Gió Tín phong Bắc bán cầu khi thổi vào nước ta có hướng

A đông bắc.     

B tây nam.  

C đông nam.       

D tây bắc.

Câu 11 : Khu vực nào sau đây của nước ta có tình trạng hạn hán kéo dài 6 -7 tháng?

A Ven biển Bắc Trung Bộ.    

B Ven biển đồng bằng sông Cửu Long.

C Ven biển vùng Đông Nam Bộ.    

D Ven biển cực Nam Trung Bộ.

Câu 12 : Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây?

A Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, ít phù sa, chế độ nước thất thường.

B Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa.

C Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước ổn định.

D  Sông ngòi dày đặc, chủ yếu là hướng tây bắc - đông nam.

Câu 13 : Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do 

A phá rừng để lấy đất ở.

B phá rừng để khai thác gỗ củi.

C ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.

D phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.

Câu 14 : Cho biểu đồNhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

A  Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều nhỏ hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng.

B Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều nhỏ hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Hồng.

C Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng.

D Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Hồng.

Câu 15 : Khu vực đồng bằng nước ta không có thế mạnh nào sau đây?

A Khoáng sản.  

B Thủy điện.    

C Du lịch.    

D Thủy sản.

Câu 17 : Biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất nhằm giảm thiệt hại do lũ quét gây ra ở nước ta?

A Bảo vệ tài nguyên rừng.

B Quản lí, sử dụng đất đai hợp lí.

C Thực hiện các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng hợp lí, bảo vệ rừng

D Quy hoạch các vùng dân cư tránh lũ.

Câu 18 : Cấu trúc địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A Qúa trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

B Địa hình gồm hai hướng chính, hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

C Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.

D Địa hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.

Câu 19 : Thành phần loài sinh vật nào chiếm ưu thế ở nước ta?

A Các loài cận nhiệt đới.  

B Các loài cận xích đạo.

C Các loài ôn đới.   

D  Các loài nhiệt đới.

Câu 20 : Đặc điểm khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là

A nhiệt độ trung bình năm trên 250C.

B không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

C  có mùa đông lạnh, mưa ít.

D biên độ nhiệt độ năm nhỏ.

Câu 22 : Đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước ta có loại đất chủ yếu là

A đất feralit có mùn. 

B đất feralit.    

C đất mùn.     

D đất mùn thô.

Câu 23 : Đặc điểm nào sau đây không phải của Biển Đông?

A Là biển rộng thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương.

B Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa.

C Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.

D Là biển nóng, nhiệt độ hầu như không thay đổi trong năm.

Câu 24 : Đường biên giới trên đất liền của nước ta phần lớn nằm ở

A khu vực miền núi.          

B  khu vực cao nguyên.

C khu vực đồng bằng.     

D khu vực trung du.

Câu 27 : Quá trình feralit diễn ra mạnh ở khu vực nào của nước ta?

A Khu vực đồi núi thấp.    

B Khu vực đồi núi thấp trên đá mẹ axít.

C Khu vực đồng bằng.         

D Khu vực núi cao, địa hình dốc.

Câu 28 : Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do

A nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch.

B nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

C tiếp giáp Biển Đông và nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu Á.

D nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của Bắc bán cầu.

Câu 29 : Nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Nam lên cao hơn so với miền Bắc vì

A  có nền nhiệt độ thấp hơn.       

B  có nền nhiệt độ cao hơn.

C có nền địa hình thấp  hơn.      

D có nền địa hình cao hơn.

Câu 30 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Hồng?

A Sông Chảy. 

B Sông Mã.       

C Sông Cả.   

D Sông Cầu.

Câu 31 : Cấu trúc địa hình nước ta gồm các hướng chính nào?

A Hướng vòng cung và hướng tây – đông.

B Hướng tây bắc – đông nam và hướng tây – đông.

C Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.

D Hướng bắc – nam và hướng vòng cung.

Câu 32 : Tài nguyên đất nông nghiệp vùng đồng bằng ở nước ta vốn đã ít nên cần phải

A chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư.

B quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích hợp lí.

C  trong canh tác cần trồng cây theo băng và làm ruộng bậc thang.

D thực hiện các biện pháp nông - lâm kết hợp

Câu 33 : Ở đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là

A các ô trũng ngập nước.      

B vùng ngoài đê.

C rìa phía tây và tây bắc.           

D vùng trong đê.

Câu 34 : Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta chủ yếu là do

A tác động của độ cao địa hình, gió mùa và hướng của các dãy núi.

B tác động của độ cao địa hình với ảnh hưởng của Biển Đông.

C tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.

D tác động của gió mùa với ảnh hưởng của Biển Đông.

Câu 36 : Địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc - đông nam.

B Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây, hướng vòng cung.

C  Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc - đông nam.

D Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa, hướng tây bắc - đông nam.

Câu 37 : Ngành sản xuất nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta?

A Ngành nông nghiệp.        

B Ngành công nghiệp.

C Ngành du lịch.   

D Ngành thương mại.

Câu 39 : Đất trong đê của đồng bằng sông Hồng bị bạc màu do

A chịu ảnh hưởng của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn vào đồng bằng.

B vào mùa mưa thường xuyên bị ngập trên diện rộng.

C nước mặn xâm nhập sâu vào trong đồng bằng.

D khai thác lâu đời và không được bồi đắp phù sa hàng năm.

Câu 40 : Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là do nguyên nhân nào sau đây?

A Nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu Á và tiếp giáp Biển Đông.

B Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh năm nhận lượng bức xạ lớn.

C Nằm trong vùng gió mùa, giữa hai đường chí tuyến nên có lượng mưa lớn và góc nhập xạ lớn.

D Nằm ở vùng vĩ độ thấp nên nhận được nhiều nhiệt và tiếp giáp Biển Đông nên mưa nhiều.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247