Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2018 Đề số 3 ( )

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2018 Đề số 3 ( )

Câu 1 : Ở nước ta hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở khu vực ven biển của khu vực

A Bắc Bộ.         

B Trung Bộ. 

C Nam Bộ.     

D Vịnh Thái Lan.

Câu 2 : Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng đến vấn đề

A phát triển giáo dục và y tế.

B khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.

C  giải quyết việc làm

D nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. 

Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Viêt Nam trang 26, cho biết các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ 40 nghìn tỉ đồng trở lên là

A Phúc Yên, Bắc Ninh.            

B Hà Nội, Hải Phòng.

C Hải Dương, Hưng Yên.        

D Thái Bình, Nam Định.

Câu 4 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng núi Đông Bắc? 

A Tây Côn Lĩnh.  

B Phu Luông.            

C Kiều Liêu Ti.          

D Pu Tha Ca

Câu 6 : Căn cứ vào Atlat trang 15, cho biết vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

A Đồng bằng sông Hồng.

B Đồng bằng sông Cửu Long.

C  Đông Nam Bộ.          

D Bắc Trung Bộ.

Câu 7 : Căn cứ vào Atlat trang 17, cho biết các trung tâm kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ có qui mô/trung tâm là 

A trên 100 nghìn tỉ đồng.     

B từ trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng.

C  từ 10 đến 15 nghìn tỉ đồng. 

D dưới 10 nghìn tỉ đồng.

Câu 8 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng?

A Chế biến nông sản.         

B Đóng tàu.

C Sản xuất vật liệu xây dựng.  

D Luyện kim màu.

Câu 9 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh/thành phố nào sau đây không giáp với biển Đông? 

A Hải Dương.      

B Quảng Ngãi.  

C Phú Yên.       

D Nam Định

Câu 10 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây chịu ảnh hưởng tần suất bão cao nhất nước ta?

A Bắc Trung Bộ.      

B Nam Trung Bộ.         

C Nam Bộ.   

D Đông Bắc Bộ.

Câu 11 : Nhận xét đúng nhất về đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển là

A nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, chỉ số HDI ở mức thấp.

B nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức thấp.

C nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, chỉ số HDI ở mức cao.

D nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao

Câu 12 : Vùng phía Tây Hoa Kì bao gồm

A Các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên.

B Khu vực gò đồi thấp và các đồng cỏ rộng.

C Đồng bằng phù sa màu mỡ do hệ thống sông Mi-xi-xi-pi bồi đắp và vùng đồi thấp.

D  Các đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương và dãy núi già A-pa-lat.

Câu 13 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

A địa hình núi chủ yếu, hướng vòng cung của các dãy núi.

B  dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

C ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc giảm sút.

D trong miền xuất hiện các thành phần thực vật phương nam.

Câu 14 : Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng

A tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.              

B tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác

C giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước

D giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và chế biến.

Câu 15 : Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng có xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng những năm gần đây là

A cây lương thực và cây công nghiệp.  

B cây rau đậu và cây công nghiệp.

C cây rau đậu và cây ăn quả.    

D cây rau đậu và cây lương thực

Câu 18 : Cho biểu đồ:TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂMỞ NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2014Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây đúng về tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số loại cây công nghiệp lâu năm ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014? 

A Diện tích các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, chè) ở nước ta đều tăng với tốc độ như nhau.

B Diện tích cà phê có tốc độ tăng chậm nhất.

C Diện tích cây cao su có tăng, nhưng không ổn định.

D Tốc độ tăng diện tích chè thấp nhất so với hai loại cây còn lại.

Câu 19 : Ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho LB Nga là 

A Công nghiệp hàng không - vũ trụ.  

B Công nghiệp luyện kim.

C Công nghiệp quốc phòng.                     

D Công nghiệp khai thác dầu khí.

Câu 20 : Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về mặt quốc phòng do

A có biên giới kéo dài với Lào và Campuchia       

B không tiếp giáp với biển.

C có nhiều rừng núi.            

D cửa ngõ ra biển của Campuchia và Lào.

Câu 21 : Cho bảng số liệuDIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 1990 - 2014(Đơn vị: nghìn ha)Theo số liệu ở bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về diện tích cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2014?

A Tổng diện tích cây công nghiệp của nước ta tăng liên tục       

B Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh và liên tục

C Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm nhưng ổn định.   

D Chênh lệch về diện tích giữa cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm có xu hướng ngày càng gia tăng.

Câu 22 : Vùng kinh tế trọng điểm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của nước ta hiện nay là

A vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc          

B vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

C vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 

D vùng kinh tế trọng điểm ĐB sông Cửu Long

Câu 23 : Ngành kinh tế có tác động thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ trong tương lai là 

A công nghiệp điện tử và tin học                     

B trồng, chế biến cây công nghiệp

C dịch vụ tài chính, ngân hàng.  

D kinh tế biển.

Câu 24 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết 2 vùng chuyên canh chè lớn ở nước ta là

A Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.

B Bắc Trung Bộ và Đồng bằng Sông Hồng. 

C Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

D Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

Câu 25 : Tự do di chuyển ở EU bao gồm các nội dung là

A tự do cư trú, lựa chọn nơi làm việc, dịch vụ kiểm toán.

B tự do đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải.

C tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.

D tự do đi lại, cư trú, dịch vụ thông tin liên lạc

Câu 26 : Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là

A  Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.      

B Khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam.

C Nghèo khoáng sản.       

D Lãnh là một quần đảo không tiếp giáp với đất liền

Câu 27 : Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?

A Việt Nam.        

B Lào.          

C Mi-an-ma        

D Thái Lan.

Câu 28 : Cho biểu đồBiểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A Sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo châu lục của nước ta năm 2000  và 2014.

B Sự gia tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo châu lục của nước ta năm 2000  và 2014.

C Tình hình thay đổi  giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo châu lục của nước ta năm 2000  và 2014.

D  Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo châu lục của nước ta năm 2000  và 2014.

Câu 29 : Thuỷ điện có vai trò quan trọng trong việc sản xuất điện của nước ta giai đoạn hiện nay vì

A giá thành xây dựng thấp. 

B nước ta có nguồn thuỷ năng dồi dào.

C không đòi hỏi cao về trình độ khoa học kĩ thuật. 

D ít gây ô nhiễm môi trường.

Câu 30 : Đàn gia cầm ở nước ta có xu hướng không ngừng tăng lên chủ yếu là do

A có nguồn thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt.

B nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng ngày càng tăng.

C dịch vụ thú y được chú trọng phát triển.

D chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước

Câu 31 : Tuyến đường được coi là xương sống của hệ thống đường bộ nước ta là

A quốc lộ 5.      

B quốc lộ 2.    

C quốc lộ 1.  

D quốc lộ 6.

Câu 32 : Một trong những đặc điểm cơ bản của điểm công nghiệp ở nước ta là

A thường hình thành ở các tỉnh miền núi.       

B mới được hình thành ở nước ta

C do Chính phủ quyết định thành lập

D có các ngành chuyên môn hóa cao.

Câu 33 : Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu ở nước ta là

A than nâu.   

B  than bùn

C dầu mỏ.     

D khí đốt.

Câu 34 : Vùng ĐB sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng là do

A có đất phù sa màu mỡ hơn.                

B  có diện tích trồng cây lương thực lớn hơn.

C  có truyền thống trồng cây lương thực lâu đời hơn. 

D có trình độ thâm canh cao hơn.

Câu 35 : Loại khoáng sản có trữ lượng và giá trị kinh tế lớn nhất ở Tây Nguyên là

A than.                

B bôxít.         

C đá quý.  

D sắt.

Câu 36 : Đặc điểm nào sau đây không đúngvới Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A Là vùng có diện tích lớn nhất cả nước

B Là vùng có dân số đông thứ hai cả nước, sau vùng Đồng bằng sông Hồng.

C Có sự phân hoá thành 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc

D Có đường bờ biển với nhiều đảo ven bờ.

Câu 37 : Đặc điểm không phải của vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta là

A bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian.

B hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.

C tập trung các lãnh thổ ở ven biển và biên giới để có thể dễ dàng giao lưu với trong nước và quốc tế.

D có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc

Câu 38 : Tỉnh nào sau đây không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ?

A  Hải Phòng.     

B Hải Dương.    

C Quảng Ninh.   

D Nam Định

Câu 39 : Các huyện đảo Vân Đồn và Phú Quý ở nước ta lần lượt thuộc các tỉnh

A Quảng Trị, Bình Thuận.                   

B Quảng Ngãi, Khánh Hòa

C Quảng Ninh, Bình Thuận.       

D Quảng Bình, Bình Thuận.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247