Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2018 Đề số 6 ( )

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2018 Đề số 6 ( )

Câu 1 : Đặc điểm thiên nhiên đặc trưng của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là

A nhiệt đới ẩm gió mùa 

B cận xích đạo gió mùa

C nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.   

D  cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.

Câu 2 : Phần lớn lao động nước ta hiện nay hiện tập trung ở khu vực

A nông - lâm - thủy sản. 

B công nghiệp.

C xây dựng.

D dịch vụ.

Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nếu chỉ xét số lượng đô thị loại 2 (năm 2007) thì vùng có ít nhất là

A Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

B Đồng bằng sông Hồng.

C Đồng bằng sông Cửu Long.       

D Tây Nguyên.

Câu 5 : Căn cứ vào Atlat trang 15, cho biết 03 đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở nước ta (năm 2007) là 

A Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh.  

B Hà Nội, Biên Hòa, Tp. Hồ Chí Minh

C Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh. 

D Hà Nội, Hải phòng, Tp. Hồ Chí Minh.

Câu 7 : Căn cứ vào Atlat trang 17, cho biết những vùng nào ở nước ta không có khu kinh tế cửa khẩu (2007) là 

A Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.          

B Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

C Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.            

D Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 8 : Căn cứ vào biểu đồ đường ở Atlat trang 10, cho biết tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là

A tháng 11, tháng 8, tháng 10.                    

B  tháng 10, tháng 8, tháng 10.

C  tháng 10, tháng 8, tháng 11.   

D tháng 9, tháng 8, tháng 11.

Câu 10 : Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, biết nhận định nào sau đây là đúng về diện tích trồng cây công nghiệp trong năm 2000 và năm 2005? 

A Cây công nghiệp lâu năm tăng, cây công nghiệp hàng năm tăng. 

B Cây công lâu năm tăng, cây công nghiệp hằng năm giảm. 

C Cây công nghiệp hằng năm lớn hơn cây lâu năm. 

D Cây công nghiệp lâu năm giảm, cây hằng năm tăng. 

Câu 11 : Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến

A Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.   

B  Sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau.

C Các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn.

D Giảm phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế.

Câu 12 : Kinh tế nhiều quốc gia Mĩ La tinh đang từng bước được cải thiện chủ yếu là do 

A Không còn phụ thuộc vào nước ngoài.        

B Cải cách ruộng đất triệt để.

C Sự giúp đõ của các công ti tư bản nước ngoài   

D Tập trung củng cố bộ máy nhà nước

Câu 13 : Đặc điểm nào sau đây đúng với vùng đặc quyền kinh tế của nước ta 

A vùng biển tiếp giáp với lãnh hải có chiều rộng 12 hải lí.

B trong vùng này nhà nước có quyền kiểm soát thuế quan, y tế, môi trường.

C nhà nước có quyền thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, quốc phòng.

D ở vùng này nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế.

Câu 14 : Khu vực có mức độ tập trung các trung tâm công nghiệp vào loại cao nhất cả nước là

A Đồng bằng sông Cửu Long.               

B Đông Nam Bộ

C Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.

D Duyên hải miền Trung.

Câu 15 : Ngành hàng không nước ta có những bước tiến rất nhanh chủ yếu do

A hệ thống đào tạo phi công và nhân viên có chất lượng cao.

B hình thành được phong cách phục vụ chuyên nghiệp.

C có chiến lược phát triển phù hợp và nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất

D nguồn vốn đầu tư của nước ngoài

Câu 17 : Căn cứ vào Atlat trang 10, hãy cho biết hai hồ nước lớn ở lưu vực sông Đồng Nai là

A hồ Dầu Tiếng, hồ Lắk.  

B hồ Dầu Tiếng, hồ Kẻ Gỗ.

C hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An.   

D hồ Trị An, hồ Thác Bà.

Câu 18 : Cho biểu đồCƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2014Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014?

A Tỉ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm.

B Dịch vụ nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng rất thấp.

C Chăn nuôi có xu hướng tăng tỉ trọng và đã trở thành ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất.

D Sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra chủ yếu giữa hai ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 19 : Địa hình miền Tây Trung Quốc có đặc điểm

A Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.

B Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

C Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.

D Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.

Câu 20 : Các ngành (hoạt động) kinh tế biển ở nước ta bao gồm

A khai thác dầu khí - cát thủy tinh, nuôi trồng thủy - hải sản, làm muối và làm nước mắm.

B du lịch biển - đảo, đánh bắt hải sản xa bờ, chế biến thủy - hải sản.

C khai thác và nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản biển, du lịch biển, giao thông vận tải biển.

D xây dựng cảng biển, khai thác dầu khí - titan, chế biến thủy - hải sản.

Câu 21 : Cho bảng số liệu:DÂN SỐ TRUNG QUỐC NĂM 2016Nhận xét nào sau đây là đúng?

A Tỉ lệ dân thành thị là 45,5%.            

B  Tỉ lệ dân số nam là 48,9%.

C  Tỉ số giới tính là 104,4%.     

D Cơ cấu dân số cân bằng.

Câu 22 : Ý nào không phải là điều kiện thuận lợi của Đông Nam Bộ

A có tiềm năng lớn về đất phù sa    

B  giáp các vùng giàu nguyên liệu.

C  có cửa ngõ thông ra biển.  

D có địa hình bán bình nguyên tương đối bằng phẳng.

Câu 23 : Thế mạnh tương đồng nổi trội của hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là

A phát triển các ngành khai khoáng và thủy điện.   

B phát triển chăn nuôi gia súc, đặc biệt là bò.

C  trồng cây công nghiệp lâu năm.        

D khai thác lâm sản.

Câu 24 : Căn cứ vào Atlat trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp có ngành sản xuất ôtô ở nước ta (năm 2007) là

A  Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh.   

B Hà Nội, Đà Nẵng.

C Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.   

D Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

Câu 25 : Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng

A Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

B Giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực III.

C Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.

D Tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều.

Câu 26 : Đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục, ý thức đổi mới của người lao động

A Là nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển.

B Đã tạo nên sự cách biệt của người Nhật với người dân các nước khác

C Là trở ngại khi Nhật Bản hợp tác lao động với các nước khác

D Là nhân tố tạo nên thị trường với mức tiêu thụ cao.

Câu 27 : Hoạt động nào sau đây không hực hiện trong liên kết vùng ở EU? 

A Tự do di chuyển lao động trong ngày. 

B Xuất bản ấn phẩm với nhiều thứ tiếng.

C Phối hợp tổ chức khóa đào tạo chung.

D Tổ chức các hoạt động chính trị chung.

Câu 28 : Cho biểu đồBiểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A Qui mô và cơ cấu diện tích rừng các loại và độ che phủ rừng của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014.

B Diện tích rừng các loại và độ che phủ rừng của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014

C Tốc độ tăng trưởng diện tích rừng các loại và độ che phủ rừng của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014.

D Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích rừng các loại và độ che phủ rừng của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014

Câu 29 : Các vùng nông nghiệp Trung du và miền Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng đều có

A mật độ dân số cao    

B trình độ thâm canh cao.

C mùa đông lạnh.    

D thế mạnh về cây chè và dược liệu.

Câu 30 : Hướng chuyên môn hóa công nghiệp theo tuyến Hà Nội - Việt Trì - Lâm Thao là

A thủy điện.   

B hóa chất, giấy.

C dệt - may, vật liệu xây dựng.

D vật liệu xây dựng, cơ khí.

Câu 31 : Nhận định nào sau đây chưa chính xác về cơ cấu kinh tế theo thành phần ở nước ta trong những năm gần đây?

A Cơ cấu kinh tế theo thành phần có sự chuyển biến tích cực

B Kinh tế ngoài Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

C Kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm tỉ trọng.             

D Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỉ trọng.

Câu 32 : Hoạt động nào sau đây là của ngành lâm nghiệp? 

A Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

B Phát triển các cây công nghiệp dài ngày.

C Xuất khẩu đồ gỗ mĩ nghệ.

D Chế biến gỗ và lâm sản.

Câu 33 : Hiện nay, hai thị trường nhập khẩu hàng hóa chính của nước ta là

A châu Âu và Bắc Mĩ

B châu Âu và châu Đại Dương.

C châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.

D Bắc Mĩ và Đông Nam Á.

Câu 34 : Hạn chế của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A thiếu lao động có trình độ.              

B sự đầu tư của nước ngoài còn ít.

C tài nguyên thiên nhiên đang bị suy thoái.     

D cơ sở hạ tầng thấp nhất cả nước

Câu 35 : Nguồn than khai thác của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu

A phục vụ cho nhu cầu đời sống nhân dân trong vùng.

B  phụ gia cho công nghiệp hóa chất.

C phục vụ cho ngành luyện kim.

D làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu.

Câu 36 : Ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng đ­ường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là

A đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

B góp phần tạo thế kinh tế liên hoàn theo chiều Bắc - Nam và Đông - Tây.

C thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồi núi phía Tây.

D tạo thế mở cho nền kinh tế, thu hút đầu t­ư.

Câu 37 : Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng là

A tập trung cho các ngành công nghiệp giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.

B hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

C  tập trung hình thành các ngành công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

D đẩy mạnh khai thác dầu mỏ và khí đốt.

Câu 38 : Các tỉnh không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A Quảng Nam, Quảng Ngãi.               

B Ninh Thuận, Bình Thuận.

C Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.            

D  Phú Yên, Khánh Hòa

Câu 39 : Hai nhà máy thủy điện có công suất lớn thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A Hòa Bình, Thác Bà.                    

B Hòa Bình, Sơn La.

C Sơn La, Thác Bà.              

D Sơn La, sông Gâm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247