Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2018 Đề số 13 ( )

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2018 Đề số 13 ( )

Câu 1 : Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải đó là

A vùng biển và thềm lục địa; vùng đồng bằng; vùng đồi núi

B vùng thềm lục địa; vùng ven biển; vùng đồng bằng; vùng đồi núi.

C vùng ven biển; vùng đồng bằng; vùng đồi núi.

D vùng biển và thềm lục địa; vùng đồng bằng châu thổ, vùng đồi núi.

Câu 2 : Đặc điểm nào dưới đây không đúng với quá trình đô thị hoá ở nước ta?

A Diễn ra chậm.     

B Trình độ đô thị hóa còn thấp.

C Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng.  

D Tỉ lệ dân thành thị lớn hơn tỉ lệ dân số nông thôn

Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là

A đất feralit trên đá badan, đất xám trên phù sa cổ 

B đất phù sa sông, đất xám trên phù sa cổ.

C đất phèn, đất feralit trên đá badan. 

D đất xám trên phù sa cổ, đất phèn, đất mặn.

Câu 5 : Căn cứ vào Atlat trang 23, hãy cho biết sân bay nào sau đây không phải là sân bay quốc tế (năm 2007)?

A Cát Bi     

B Đà Nẵng.          

C Tân Sơn Nhất 

D Pleiku

Câu 6 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió Đông Nam tác động chủ yếu đến vùng khí hậu

A Tây Bắc      

B Bắc Trung Bộ.

C Đồng bằng sông Hồng    

D Nam Trung Bộ.

Câu 8 : Căn cứ vào Atlat trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số lớn nhất

A  Biên Hòa  

B Thanh Hóa    

C Vinh.    

D Nha Trang.

Câu 10 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, biểu đồ GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng KTTĐ miền Trung và vùng KTTĐ phía Nam, cho biết nhận xét  nào sau đây là chính xác nhất ? 

A Cả hai vùng đều có tỉ trọng GDP ngành công nghiệp và xây dựng cao nhất. 

B Tổng số GDP phân theo khu vực kinh tế của hai vùng bằng nhau. 

C Tỉ trong GDP nông lâm thủy sản của hai vùng thấp nhất

D Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có tổng GDP lớn hơn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Câu 11 : Dân cư Hoa Kì hiện nay đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang

A Phía Nam và ven bờ Đại Tây Dương.   

B Phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương

C Phía Bắc và ven bờ Thái Bình Dương.            

D Phía Tây và ven bờ Đại Tây Dương.

Câu 12 : Hiện nay, GDP của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây lớn nhất thế giới?

A Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

B Liên minh châu Âu           

C Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á      

D Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.

Câu 13 : Đặc điểm không đúng với vùng núi Tây Bắc ở nước ta là

A  vị trí nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Cả.

B có các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

C địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi hướng tây bắc - đông nam.

D các thung lũng sông có hướng vòng cung là chủ yếu

Câu 14 : Ý nghĩa quan trọng nhất của tuyến đường Hồ Chí Minh là

A giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa miền Bắc và miền Nam.

B thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở dải phía Tây của nước ta

C thay thế quốc lộ 1A đang bị xuống cấp và cần sửa chữa

D kết nối nước ta với các nước bạn trong khu vực Đông Dương.

Câu 15 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành viễn thông ở nước ta hiện nay ?

A Số lượng thuê bao điện thoại di động tăng nhanh.

B Công nghệ còn lạc hậu

C Có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc

D Tương đối đa dạng và không ngừng phát triển.

Câu 16 : Cho bảng số liệu:QUY MÔ VÀ CƠ CẤU SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAMPHÂN THEO PHƯƠNG TIỆN ĐẾN TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014Nhận định nào sau đây là không chính xác với quy mô và sự thay đổi cơ cấu số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện đến trong giai đoạn 2000 - 2014?

A Cơ cấu khách du lịch đến bằng đường hàng không luôn lớn nhất  

B Tổng số lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta không ngừng tăng.

C Cơ cấu số lượng khách du lịch đến bằng đường hàng không tăng nhanh, trong khi cơ cấu số lượng khách đến bằng đường thủy giảm mạnh.

D Tỉ trọng khách du lịch đến bằng đường bộ và đường hàng không có xu hướng giảm.

Câu 17 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết nhận xét nào sau đây chính xác về qui mô các trung tâm công nghiệp của Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long? 

A Các trung tâm công nghiệp của Đông Nam Bộ đều có qui mô trên 120 nghìn tỉ đồng. 

B Các trung tâm công nghiệp của ĐB sông Cửu Long đều có qui mô lớn hơn 120 nghìn tỉ đồng. 

C Qui mô các trung tâm công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn các trung tâm công nghiệp của Đông Nam Bộ. 

D Các trung tâm công nghiệp của Đông Nam Bộ có qui mô lớn hơn các trung tâm công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long

Câu 18 : Cho biểu đồ:MẬT ĐỘ DÂN SỐ THEO VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2014Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta vào năm 2014?

A Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là 2 vùng có mật độ dân số cao nhất.

B Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước

C Mật độ dân số giữa hai vùng thuộc duyên hải miền Trung có sự chênh lệch rất lớn

D Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số thấp hơn Đông Nam Bộ.

Câu 21 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất lúa ở Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do

A cơ sở hạ tầng tốt, khí hậu thuận lợi.       

B  trình độ thâm canh cao, người dân có kinh nghiệm sản xuất      

C  lịch sử khai thác lâu đời, địa hình bằng phẳng.     

D nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ.

Câu 22 : Về tự nhiên, Đông Nam Bộ là vùng có nhiều thế mạnh cho việc đánh bắt hải sản chủ yếu là do

A ít chịu ảnh hư­ởng của bão.    

B có phương tiện đánh bắt hiện đại.

C có ng­ư tr­ường lớn giàu tiềm năng     

D có thị tr­ường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 23 : Tài nguyên thiên nhiên nổi trội để phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

A các mỏ dầu khí ở thềm lục địa       

B hệ sinh thái rừng ngập mặn lớn nhất cả nước

C mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.    

D nguồn lợi thủy sản đa dạng, phong phú

Câu 24 : Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng về diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm? 

A Diện tích tăng, sản lượng tăng.             

B Diện tích tăng, sản lượng giảm. 

C Diện tích giảm, sản lượng tăng 

D Diện tích giảm, sản lượng giảm. 

Câu 25 : Kinh tế nhiều quốc gia Mĩ La tinh đang từng bước được cải thiện chủ yếu là do

A không còn phụ thuộc vào nước ngoài.

B cải cách ruộng đất triệt để.

C san sẻ quyền lợi của các công ti tư bản nước ngoài.

D tập trung củng cố bộ máy nhà nước

Câu 26 : Ý nào sau đây là đúng khi nói về nền kinh tế Hoa Kì?

A Nền kinh tế không có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

B Nền kinh tế có tính chuyên môn hóa cao

C Nền kinh tế bị phụ thuộc nhiều vào xuất, nhập khẩu.

D Nền kinh tế có quy mô nhỏ.

Câu 27 : Đặc điểm nào sau đây là không đúng với phần phía Đông của LB Nga?

A Phần lớn là núi và cao nguyên.     

B Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn

C Có trữ năng thủy điện lớn.             

D Đại bộ phận là đồng bằng

Câu 28 : Đặc điểm nào sau đây đúng với hình thức tổ chức khu công nghiệp tập trung ở nước ta

A Gắn liền với các đô thị vừa và lớn.    

B Phạm vi bao gồm nhiều tỉnh và thành phố.

C Không có dân cư sinh sống               

D Có nhiều ngành chuyên môn hóa

Câu 29 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi ở nước ta?

A Tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.

B Sản xuất hàng hóa là xu hướng nổi bật trong chăn nuôi.

C Số lượng tất cả các loại vật nuôi ở nước ta liên tục tăng qua các năm

D Hình thức chăn nuôi trang trại ngày càng phổ biến.

Câu 30 : Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ

A Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

B Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.

C Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản

D Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng

Câu 31 : Các cảng biển quan trọng hàng đầu với khối lượng vận chuyển lớn nhất của nước ta tập trung ở

A Đồng bằng sông Hồng và Trung Bộ.    

B Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ.

C Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ   

D Trung Bộ và Đồng bằng  sông Cửu Long.

Câu 32 : Cho biểu đồ:Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A  Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm trong giai đoạn 1990 - 2014.

B Qui mô và cơ cấu diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm trong giai đoạn 1990 - 2014.

C Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm trong giai đoạn 1990 - 2014

D Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm trong giai đoạn 1990 - 2014.

Câu 33 : Hướng chuyên môn hóa cây thực phẩm vụ đông, đặc biệt là các loại rau quả cao cấp là của vùng

A Trung du và miền núi Bắc Bộ.               

B Đồng bằng sông Hồng

C Đông Nam Bộ.              

D Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 34 : Đặc điểm nào sau đây đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

A Có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước

B Có nhiều trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước

C Có mật độ dân số thấp nhất cả nước        

D Giáp với cả Trung Quốc, Lào và Campuchia

Câu 35 : Nguyên nhân cơ bản làm Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn đồng bằng sông Cửu Long là do

A đất đai màu mỡ, phì nhiêu hơn.             

B  khí hậu thuận lợi hơn.

C năng suất lúa cao hơn.                

D lịch sử định cư sớm hơn

Câu 36 : Vùng bờ biển có giá trị khai thác cao nhất với hoạt động tắm biển ở nước ta là

A Đồng bằng sông Hồng.               

B Bắc Trung Bộ.       

C DH Nam Trung Bộ        

D Đông Nam Bộ.

Câu 37 : Các loại khoáng sản chính của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A than, sắt, đồng, apatit, đá vôi                        

B than, sắt, dầu khí, đồng, apatit.

C than, sắt, crôm, vàng, titan.  

D than, dầu khí, sắt, thiếc, than bùn.

Câu 38 : Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ đều có thế mạnh về

A chế biến lương thực, thực phẩm. 

B sản xuất hàng tiêu dùng.

C tiềm năng thuỷ điện         

D sản xuất vật liệu xây dựng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247