Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Lịch sử Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 9 năm 2021-2022 Trường THCS Long Điền

Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 9 năm 2021-2022 Trường THCS Long Điền

Câu 1 : Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trên lĩnh vực kinh tế được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới

B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập

C. Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân

D. Các nước Đông Âu bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội

Câu 2 : Một trong những biểu hiện chứng tỏ Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là

A. tích cực giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới

B. trực tiếp đối đầu với các cường quốc phương Tây

C. làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ

D. thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu

Câu 3 : Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) mang ý nghĩa gì quan trọng nhất?

A. Cân bằng lực lượng quân sự giữa Mĩ và Liên Xô

B. Phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ

C. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học – kĩ thuật Xô Viết

D. Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu vũ khí hạt nhân

Câu 4 : Nguyên nhân chủ yếu nào quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?

A. Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô

B. Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh

C. Sự giúp đỡ của các nước tư bản

D. Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc

Câu 6 : Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?

A. Nhà nước Liên Xô tê liệt.

B. Các nước cộng hòa đua nhau giành độc lập.

C. Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập.

D. Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống

Câu 7 : Sự sụp đổ của Liên Xô có tác động như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế giai đoạn này?

A. Kéo theo sự sụp đổ của Mỹ.

B. Kéo theo sự sụp đổ của CNXH trên phạm vi toàn thế giới.

C. Kéo theo sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.

D. Không có ảnh hưởng gì.

Câu 8 : Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới hay không? Vì sao?

A. Có. Vì Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và lớn nhất.

B. Không. Vì đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học.

C. Có. Vì phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa nằm ở khu vực Đông Âu.

D. Có. Vì trên thế giới không còn nước nào đi theo chủ nghĩa xã hội.

Câu 9 : Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?

A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. Chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Chế độ thực dân đế quốc.

Câu 10 : Nhiệm vụ nào được đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập?

A. xây dựng và phát triển đất nước.

B. thực hiện liên kết khu vực.

C. khắc phục hạn chế của xu thế toàn cầu hóa.

D. thắng thế trong cục diện Chiến tranh lạnh.

Câu 11 : Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân cơ bản sụp đổ vào khoảng thời gian nào?  

A. Giữa những năm 50 của thế kỉ XX

B. Giữa những năm 60 của thế kỉ XX

C. Giữa những năm 70 của thế kỉ XX

D. Giữa những năm 80 của thế kỉ XX

Câu 12 : Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những nước nào giành được độc lập sớm nhất?  

A. Indonexia, Việt Nam, Lào.

B. Việt Nam, Myanma, Lào.

C. Indonexia, Lào, Thái Lan.

D. Philippin, Thái Lan, Singapo.

Câu 13 : Trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là gì?  

A. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.

B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

C. Lấy phát triển quốc phòng làm trung tâm.

D. Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm.

Câu 14 : Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) có ý nghĩa như thế nào đối với Trung Quốc?  

A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc

B. Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc

C. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, đi lên xã hội chủ nghĩa

D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.

Câu 15 : Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?  

A. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, các nước châu Á đã giành được độc lập

B. Các nước châu Á đều gia nhập ASEAN

C. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế tài chính của thế giới

D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á ở mức cao nhất thế giới

Câu 16 : Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào được mệnh danh là “Con rồng châu Á”?  

A. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Xingapo

B. Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công, Xingapo

C. Nhật Bản, Đài Loan, Ma Cao, Xingapo

D. Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao, Hàn Quốc

Câu 17 : Mục tiêu lớn nhất của đường lối đổi mới trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc 12-1978 là?

A. Đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh

B. Tập trung phát triển kinh tế

C. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

D. Cải cách mạnh mẽ về chính trị

Câu 18 : Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào?  

A. Hồng Công

B. Ma Cao

C. Đài Loan

D. Bành Hồ

Câu 19 : Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) mang ý nghĩa quốc tế gì quan trọng?

A. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á.

B. Mở rộng không gian địa lý của chủ nghĩa sang hội từ châu Âu sang châu Á

C. Thể hiện sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành  quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.

D. Làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh.

Câu 20 : Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?  

A. Cuối những năm 40 thế kỉ XX

B. Đầu những năm 50 thế kỉ XX

C. Cuối những năm 50 thế kỉ XX

D. Đầu những năm 60 thế kỉ XX

Câu 21 : Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào?  

A. Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc

B. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc

C. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc

D. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc

Câu 22 : Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Inđônêxia và Miến Điện từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX là  

A. Ủng hộ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

B. Ủng hộ Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam

C. Hòa bình, trung lập

D. Đứng về phía Mĩ, tham gia vào khối SEATO

Câu 24 : Ý nào sau đây không chứng minh cho nhận định: “Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?

A. Nền hòa bình đã được xác lập ở khu vực

B. Các nước trong khu vực đều tham gia vào tổ chức ASEAN

C. ASEAN vươn lên trở thành tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh

D. ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế

Câu 26 : Sự kiện đánh dấu bước khởi sắc của ASEAN là

A. Mười nước cùng đứng trong một tổ chức thống nhất (tháng 4-1999) .

B. Tuyên bố Băng Cốc (tháng 8-1967).

C. Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia (tháng 10-1991)

D. Kí hiệp ước thân thiện và hợp tác (tháng 2-1976).

Câu 27 : Từ những năm 90 của thế kỳ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?  

A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch

B. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự

C. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục

D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế

Câu 28 : Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm các quốc gia nào?  

A. Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaysia, Philippin

B. Thái Lan, Mianma, Philippin, Malaysia, Inđônêxia

C. Xingapo, Indonexia, Thái Lan, Brunây, Mianma

D. Philippin, Mianma, Indonexia, Thái Lan, Xingapo

Câu 30 : Vì sao năm 1960 lại được gọi là “Năm châu Phi”?  

A. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập

B. Chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ hoàn toàn

C. Chủ nghĩa thực dân mới bị sụp đổ về cơ bản

D. Chế độ phân biệt chủng tộc bị tiêu diệt

Câu 31 : Anh (chị) hiểu như thế nào là chế độ Apácthai?  

A. Là sự phân biệt con người dựa trên tài sản

B. Là sự phân biệt con người dựa trên chủng tộc (màu da)

C. Là sự phân biệt con người dựa quốc gia

D. Là sự phân biệt con người dựa trên cơ sở văn hóa

Câu 32 : Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc?  

A. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân

B. Cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc là sự tiếp nối của phong trào giải phóng dân tộc

C. Nó là sự áp bức, kì thị của người da trắng với người da màu

D. Nó lật đổ quyền thống trị của thực dân da trắng ở Nam Phi

Câu 33 : Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai? 

A. N. Manđêla

B. Phiđen Cátxtơrô

C. G. Nêru

D. M. Ganđi

Câu 34 : Năm 1961, Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố với toàn thế giới, Cuba sẽ tiến lên 

A. Chủ nghĩa tư bản

B. Chủ nghĩa xã hội

C. Quân chủ lập hiến

D. Cộng hòa Tổng thống

Câu 35 : Những quốc gia nào ở khu vực Mĩ Latinh đã được xếp vào nhóm các nước công nghiệp mới (NICs)?  

A. Braxin, Áchentina, Mêhicô

B. Braxin, Mêhicô, Chilê

C. Braxin, Áchentina, Côlômbia

D. Mêhicô, Áchentina, Cuba

Câu 36 : Điểm nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc.

B. Chống phong trào công nhân và Đảng cộng sản Mỹ hoạt động.

C. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ.

D. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen.

Câu 37 : Chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ trong giai đoạn 1991-2000 là 

A. Cố gắng thiết lập trật tự thế giới đơn cực

B. Tìm cách tiêu diệt Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa

C. Thiết lập chế độ thực dân kiểu mới ở châu Á

D. Nới lỏng sự kiểm soát đối với Đảng Cộng sản ở Mĩ

Câu 38 : Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai?  

A. Không bị chiến tranh tàn phá.

B. Bán vũ khí cho các nước tham chiến.

C. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.

Câu 39 : Điểm nổi bật của tình hình kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là  

A. Bị tàn phá và thiệt hại nặng nề về người và của.

B. Phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu.

C. Thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.

D. Nhanh chóng khôi phục kinh tế và phát triển.

Câu 40 : Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì nổi bật?

A. Phát triển chậm chạp

B. Phát triển nhanh chóng

C. Phát triển không ổn định

D. Khủng hoảng, suy thoái kéo dài

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247