Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Lịch sử Đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Quyền

Đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Quyền

Câu 1 : Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại được hình thành trên những vùng đất nào?

A. Núi và cao nguyên.

B. Cao nguyên. 

C. Đồng bằng. 

D. Núi. 

Câu 2 : Nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C?

A. Ai Cập.   

B. Ai Cập, Ấn Độ.    

C. Hi Lạp. 

D. Hi Lạp, Rô-ma. 

Câu 3 : Dưới thời Tần - Hán, Trung Quốc đã phát động các cuộc chiến tranh xâm lược nào?

A. Việt Nam, Ấn Độ.

B. Triều Tiên, Ấn Độ, Việt Nam. 

C. Mông Cổ, Cham-pa.

D. Bán đảo Triều Tiên, các nước phương Nam và Nam Việt. 

Câu 4 : Được gọi là xã hội chiếm nô, xã hội có phải có đặc trưng tiêu biểu nhất là gì?

A. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.

B. Xã hội chỉ có hoàn toàn chủ nô và nô lệ.

C. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ. 

D. Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ. 

Câu 5 : Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn dưới thời nào ở Trung Quốc?

A. Thời nhà Đường. 

B. Thời nhà Hán. 

C. Thời nhà Tần.   

D. Thời nhà Tống. 

Câu 6 : Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn được gọi là thời kì gì?

A. Thời kì thịnh đạt.  

B. Thời kì Bay-on. 

C. Thời kì hoàng kim. 

D. Thời kì Ăng-co. 

Câu 8 : Nước Lan Xang ở Lào được thành lập vào năm nào?

A. 1533.  

B. 1363. 

C. 1353.     

D. 1336. 

Câu 9 : Trong thị tộc, quan hệ giữa các thành viên trong lao động là

A. phân công lao động luân phiên. 

B. hợp tác lao động. 

C. hưởng thụ bằng nhau. 

D. lao động độc lập theo hộ gia đình. 

Câu 10 : Vai trò của người đàn ông thay đổi thế nào khi gia đình phụ hệ xuất hiện?

A. Vai trò của đàn ông và đàn bà như nhau. 

B. Đàn bà có vai trò quyết định trong gia đình. 

C. Đàn ông có vai trò trụ cột và giành lấy quyền quyết định trong gia đình. 

D. Đàn ông không có vai trò gì. 

Câu 11 : Các quốc gia cổ đại phương Tây thường được gọi là

A. Thị quốc.    

B. Tiểu quốc. 

C. Vương quốc.     

D. Bang. 

Câu 12 : Bản chất nền dân chủ cổ đại phương Tây là

A. Dân chủ chủ nô. 

B. Dân chủ tư sản. 

C. Dân chủ nhân dân. 

D. Dân chủ quý tộc. 

Câu 13 : Thế kỉ XII, đạo nào có ảnh hưởng lớn ở Cam-pu-chia?

A. Đạo Phật.   

B. Ấn Độ giáo. 

C. Đạo Hin-đu. 

D. Đạo Ki-tô. 

Câu 15 : Cơ sở nào để mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập?

A. Mỗi lãnh địa có một lãnh chúa cai trị.

B. Mỗi lãnh địa có quân đội, tòa án, luật pháp, chế độ thuế khóa và tiền tệ riêng. 

C. Nền kinh tế của các lãnh địa là nền kinh tế tự nhiên, đóng kín. 

D. Mỗi lãnh địa là một vùng đất riêng biệt. 

Câu 16 : Từ năm 1519 đến năm 1522, Ph. Ma-gien-lan đã 

A. dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. 

B. dẫn đầu đoàn thủy thủ đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê. 

C. chỉ huy đoàn thuyền đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. 

D. thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển. 

Câu 17 : Người thiết lập vương triều Môgôn ở Ấn Độ là ai?

A. Timua Leng.    

B. Acơba. 

C. Babua.  

D. Giahanghia. 

Câu 18 : Loại cây lương thực được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á?

A. Lúa nước.   

B. Lúa mạch. 

C. Ngô.   

D. Ngô, kê. 

Câu 19 : Quốc gia cổ hình thành nên nước Việt Nam ngày nay?

A. Âu Lạc, ChămPa, Phù Nam.

B. Chămpa.    

C. Âu Lạc, ChămPa, Chân Lạp. 

D. Phù Nam. 

Câu 20 : Nét nổi bật của nền văn hóa Đông Nam Á?

A. Mang tính bản địa sâu sắc.

B. Chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ. 

C. Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. 

D. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa nên ngoài, xây dựng nền văn hóa riêng và độc đáo 

Câu 21 : Tộc người chiếm đa số ở Campuchia?

A. Môn.  

B. Khơme. 

C. Chăm.      

D. Thái. 

Câu 22 : Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên Campuchia?

A. Nằm trên một cao nguyên rộng lớn.

B. Địa hình giống như một lòng chảo khổng lồ.   

C. Xung quanh là rừng và cao nguyên.  

D. Giữa là Biển Hồ với những cánh đồng phì nhiêu. 

Câu 23 : Đế quốc Roma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của

A. chế độ chiếm nô.

B. chế độ nô lệ. 

C. thời kì phát triển của đế quốc Rôma.

D. cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột. 

Câu 24 : Nguồn gốc hình thành giai cấp nông nô?

A. Nông dân và nô lệ.

B. Chủ nô Rôma. 

C. Nô lệ. 

D. Nông dân công xã. 

Câu 25 : Hãy tìm hiểu và cho biết vương quốc Phrăng chính là tiền thân của các quốc gia nào hiện nay?

A. Anh, Pháp, Đức.

B. Pháp, Đức, Italia. 

C. Pháp, Hi Lạp, Italia. 

D. Pháp, Đức, Ba Lan 

Câu 26 : Ai là người đầu tiên đi vòng quanh thế giới?

A. Magienlang.   

B. Côlombo. 

C. Điaxo.         

D. Vasco đờ Gama. 

Câu 27 : Ai là người phát hiện châu Mĩ?

A. Magienlăng.   

B. Côlômbô. 

C. Điaxơ.      

D. Vascô đờ Gama. 

Câu 28 : Hệ quả tiêu cực do phát kiến địa lí đem lại?

A. Buôn bán nô lệ.

B. Chế độ nô lệ. 

C. Sự giao lưu văn hóa. 

D. Buôn bán vũ khí. 

Câu 29 : Phong trào văn hóa phục hưng là cuộc đấu tranh của giai cấp nào chống lại chế độ phong kiến?

A. Tư sản. 

B. Lãnh chúa. 

C. Nông nô.    

D. Nông dân. 

Câu 30 : Các giai cấp chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm

A. Quý tộc, quan lại, nông dân công xã.

B. Vua, quý tộc, nô lệ. 

C. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ. 

D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ. 

Câu 31 : Sản xuất nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải chủ yếu là

A. Trồng trọt lương thực, thực phẩm.

B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm. 

C. Trồng những cây lưu niên có giá trị cao như nho, ô lia, cam chanh. 

D. Trồng cây nguyên liệu phục vụ cho các xưởng sản xuất. 

Câu 32 : Người tối cổ có bước tiến hóa hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ ở điểm nào?

A. Đã đi, đi đứng bằng hai chân, đôi tay được giải phóng.

B. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.

C. Hộp sọ lớn hơn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não. 

D. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể. 

Câu 33 : Thời đá mới, con người đạt được nhiều thành tựu lớn lao, ngoại trừ

A. đã biết ghè sắc và mài nhẵn đá thành hình công cụ.

B. biết tạo ra lửa. 

C. biết đan lưới và làm chì lưới đánh cá. 

D. biết làm đồ gốm. 

Câu 34 : Thị tộc được hình thành

A. từ khi người tối cổ xuất hiện.

B.  từ khi người tinh khôn xuất hiện.

C. từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài vượn cổ.

D. từ khi giai cấp và nhà nước ra đời. 

Câu 35 : Tư hữu xuất hiện là do

A. của cải quá nhiều không thể dùng hết.    

B. sản xuất phát triển, một số gia đình phụ hệ ngày càng tích lũy được của riêng.       

C. một số người lợi dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm xã hội làm của riêng.       

D. ở một số vùng, do điều kiện thuận lợi giúp con người tạo ra lượng sản phẩm thừa thường xuyên nhiều hơn. 

Câu 36 : Ý nào không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện?

A. Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.

B. Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.

C. Xã hội phân hóa kẻ giàu - người nghèo.

D. Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị. 

Câu 37 : Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành trong khoảng thời gian nào?

A. Khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN.

B. Khoảng 3000 năm TCN. 

C. Cách đây khoảng 3000 năm. 

D. cách đây khoảng 4000 năm. 

Câu 38 : Người phương Đông không sáng tạo ra loại chữ nào dưới đây?

A. Tượng hình. 

B. Tượng ý. 

C. Tượng thanh. 

D. Hệ chữ cái A, B, C. 

Câu 39 : Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các con sông lớn?

A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thủy.

B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi. 

C. Công cụ kim loại sớm xuất hiện. 

D. Công cụ đá sớm xuất hiện.     

Câu 40 : Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải?

A. Chủ nô.

B. Nô lệ. 

C. Nông dân công xã. 

D. Bình dân thành thị. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247