Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 GDCD Đề thi HK1 môn GDCD 6 KNTT năm 2021-2022 Trường THCS Lê Hồng Phong

Đề thi HK1 môn GDCD 6 KNTT năm 2021-2022 Trường THCS Lê Hồng Phong

Câu 1 : Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người?

A. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.

B. Biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ đã sửa chữa.

C. Hạ thấp nhân phẩm của những người khó khăn được giúp đỡ.

D. Có thái độ thành kiến đối với những người mang lỗi lầm.

Câu 2 : Biểu hiện của lòng yêu thương con người là ...............

A. hi sinh quyền lợi của mình vì người khác.

B. sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.

C. tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

D. cả A, B, C.

Câu 3 : Việc siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại ý nghĩa gì?

A. Thành công trong cuộc sống.

B. Thành công trong công việc.

C. Mọi người tin tưởng, yêu quý.

D. Cả A, B, C.

Câu 4 : Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ như thế nào?

A. Dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.

B. Nói thô tục nhưng đúng sự thật là được.

C. Khéo léo, tinh tế và tránh cho biết sự thật.

D. Không nói sự thật sợ người khác đau khổ.

Câu 5 : Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

A. Thường làm mất lòng người khác.

B. Làm cho tâm hồn thanh thản.

C. Người nói thật thường thua thiệt.

D. Sự thật luôn làm đau lòng người.

Câu 6 : Người có tính tự lập họ sẽ nhận được điều gì?

A. Thành công trong cuộc sống.

B. Mọi người tôn trọng.

C. Trưởng thành hơn.

D. Cả A, B, C.

Câu 7 : Một trong những biểu hiện của tính tự lập là .................

A. luôn lấy lòng cấp trên để mình được thăng chức.

B. có ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.

Câu 8 : Dựa vào yếu tố nào dưới đây để chúng ta nhận thức đúng về bản thân?

A. Vào thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể.

B. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9 : Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục; biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể .............

A. đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.

B. bình tĩnh, tự tin hơn mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.

C. nhìn nhận đúng và ứng phó được với tất cả người xung quanh.

D. tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.

Câu 10 : Để giữ gìn truyền thống của gia đình và dòng họ thì chúng ta cần làm gì?

A. Sống lương thiện hoà nhập với mọi người.

B. Không làm gì sai trái.

C. Tự hào, biết ơn người đi trước.

D. Cả A, B, C.

Câu 11 : Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là gì?

A. Lưu giữ nghề làm gốm.

B. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài.

C. Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.

D. Cả A, B, C.

Câu 12 : Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? 

A. Truyền thống hiếu học.

B. Buôn thần bán thánh.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống nhân nghĩa.

Câu 13 : Một trong những biểu hiện của lòng yêu thương con người là ................

A. hi sinh quyền lợi của mình vì người khác.

B. mục đích sau này được người đó trả ơn.

C. hạ thấp nhân phẩm của người được giúp đỡ.

D. làm những điều mình thích cho người khác.

Câu 14 : Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta ..............

A. thành công trong cuộc sống.

B. sống tự do hơn trong xã hội.

C. bản thân cảm thấy vui vẻ hơn.

D. tự tin trong mắt người khác.

Câu 15 : Siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người ..............

A. Tin tưởng và yêu quý.

B. Cho rằng năng lực kém.

C. Đánh giá là kém thông minh.

D. Tư chất chưa tốt lắm.

Câu 16 : Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

A. Thường làm mất lòng người khác.

B. Tránh nhầm lẫn, oan sai xảy ra.

C. Người nói thật sẽ bị kẻ xấu trả thù.

D. Sự thật luôn làm đau lòng người.

Câu 17 : Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập? 

A. luôn lấy lòng cấp trên để mình được thăng chức.

B. sự tự tin và bản lĩnh cá nhân của người đó.

C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

D. luôn phụ thuộc vào bố mẹ và người thân trong gia đình.

Câu 18 : Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

B. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.

C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.

D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa.

Câu 19 : Dựa vào yếu tố nào dưới đây để chúng ta nhận thức đúng về bản thân?

A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

B. Vào thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể.

C. Thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện phát triển bản thân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20 : Đối lập với tự lập là ...............

A. tự tin.

B. ích kỉ.

C. tự chủ.

D. ỷ lại.

Câu 21 : Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

A. Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

B. Thường làm mất lòng người khác.

C. Người nói thật sẽ mất lòng bạn bè.

D. Cuộc sống trở nên tồi tệ hơn trước.

Câu 22 : Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của sự thật?

A. Không ai biết thì không nói sự thật.

B. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ.

C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối.

D. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe.

Câu 23 : Việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại hiệu quả gì?

A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.

B. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn.

C. Trở thành người có ích cho xã hội.

D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.

Câu 24 : Lòng yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?

A. Mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống.

B. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.

C. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.

D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.

Câu 25 : Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ?

A. Có đi có lại mới toại lòng nhau.

B. Giấy rách phải giữ lấy lề.

C. Vung tay quá trán.

D. Qua cầu rút ván.

Câu 26 : Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình.

B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình.

C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.

D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Câu 27 : Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?

A. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.

B. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.

C. Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.

D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.

Câu 28 : Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì?

A. Chăm chỉ học tập và không chơi la cà.

B. Chép bài của bạn để đạt điểm cao.

C. Học thuộc lòng trong quyển sách học tốt.

D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới.

Câu 29 : Việc làm nào dưới đây thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật?

A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.

B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.

C. Không nói dối.

D. Cả A, B, C.

Câu 30 : Hành vi thể hiện của người không tôn trọng sự thật là .................

A. giả vờ ốm để không phải đi học.

B. nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game.

C. tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook.

D. cả A, B, C.

Câu 32 : Biểu hiện của tự lập là gì?

A. Luôn làm theo ý mình, không cần nghe ý kiến của người khác.

B. Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách.

C. Sẵn sàng làm mọi thủ đoạn để đạt mục đích của mình đạt ra.

D. Tự mình làm, không hợp tác với người khác trong công việc.

Câu 33 : Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

A. Không cần phải quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.

C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình đối với người khác.

D. Khi thấy mình hoàn hảo rồi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa.

Câu 34 : Để nhận thức đúng về bản thân chúng ta chúng ta cần phải làm gì?

A. Thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện phát triển bản thân.

B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.

C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 35 : Câu tục ngữ: “Hữu thân hữu khổ” nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Câu 36 : Câu tục ngữ: “Có trời cũng phải có ta” nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Câu 37 : Việc làm nào dưới đây thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật?

A. Đặt điều nói xấu bạn trong lớp.

B. Không coi cóp bài trong giờ kiểm tra.

C. Làm sai thì tìm cách đổ lỗi cho người khác.

D. Nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game.

Câu 38 : Câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim” nói về đức tính nào sau đây của con người?

A. Đức tính khiêm nhường.

B. Đức tính tiết kiệm.

C. Đức tính trung thực.

D. Đức tính siêng năng.

Câu 39 : Biểu hiện của lòng yêu thương con người là ................

A. biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ đã sửa chữa.

B. sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.

C. tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện. 

D. cả A, B, C.

Câu 40 : Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? 

A. Thờ cúng tổ tiên.

B. Làng nghề làm nón lá.

C. Trao thưởng cho con cháu học giỏi trong họ.

D. Đốt nhiều vàng mã cho người âm phù hộ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247