Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 12 năm 2021-2022 Trường THPT Lê Lợi

Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 12 năm 2021-2022 Trường THPT Lê Lợi

Câu 3 : Hãy cho biết: Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt nhờ?

A. Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.

B. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.

C. Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

D. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.

Câu 4 : Đâu là mục đích nổi bật của việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng?

A. tăng hiệu quả kinh tế, hạn chế thiệt hại do thiên tai

B. phù hợp với điều kiện đất, khí hậu.

C. phù hợp vói nhu cầu thị trường.

D. đa dạng hóa sản phẩm nông sản.

Câu 6 : Cho biết: Vụ đông trở thành vụ chính của Đồng bằng sông Hồng do?

A. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. có một mùa đông lạnh.

C. có nhiều dạng địa hình.

D. nguồn tài nguyên đất phong phú.

Câu 7 : Hãy cho biết: Trung du và miền núi Bắc Bộ có những loại cây trồng điển hình nổi bật nào?

A. Cây dừa, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới

B. Cây cà phê, cao su, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt.

C. Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đơi.

D. Cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp cận nhiệt.

Câu 8 : Hãy cho biết: Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đơi là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nào?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Tây Nguyên

D. Bắc Trung Bộ

Câu 9 : Hãy xác định: Ở khu vực Tây Nguyên chuyên các loại cây nhiệt đới như cà phê, cao su, điều,.. đã thể hiện

A. Các tập đoàn cây, con phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.

B. Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.

C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.

D. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

Câu 10 : Hãy xác định: Ở nước ta, miền Nam đặc trưng về các loại quả nhiệt đới (sầu riêng, mít, chôm chôm, bơ…), trong khi miền Bắc là các loại hoa quả ôn đới như lê, mận, đào, rau màu vụ đông (bắp cải, xu hào, khoai tây…) thể hiện ở?

A. Sự phân bố cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp

B. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.

D. Sự chuyển đôi cơ cấu mùa vụ từ Bắc vào Nam.

Câu 11 : Đâu là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu phát triển đàn gia súc ở nước ta?

A. phát triển thêm các đồng cỏ.

B. đảm bảo lương thực vùng chăn nuôi.

C. đảm bảo chất lượng con giống.

D. phát triển dịch vụ thú y.

Câu 12 : Xác định: Khó khăn lớn nhất trong việc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của nước ta trong giai đoạn hiện nay là?

A. giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thấp.

B. nguồn thức ăn cho chăn nuôi chưa được đảm bảo.

C. công tác kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú ý đúng mức.

D. giá thành sản phẩm còn cao.

Câu 13 : Cho biết: Điều kiện quan trọng nhất thúc đẩy ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển là?

A. Cơ sở thức ăn đảm bảo tốt.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm.

C. Nhiều giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao.

D. Dịch vụ thú y phát triển.

Câu 14 : Đâu là nguyên nhân khiến đàn lợn nước ta tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long?

A. Đây là hai đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, khí hậu ôn hòa.

B. Các dịch vụ về giống, thú y được đảm bảo.

C. Nguồn thức ăn dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. Các cơ sở công nghiệp chế biến thịt phát triển.

Câu 15 : Cho biết đàn gia cầm ở nước ta có xu hướng không ngừng tăng lên do?

A. có nguồn thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt.

B. nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng ngày càng tăng.

C. dịch vụ thú y được chú trọng phát triển.

D. chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước.

Câu 16 : Cho biết đâu là nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi trâu ở nước ta giảm nhanh về số lượng?

A. Hiệu quả kinh tế thấp.

B. Đồng cỏ hẹp.

C. Nhu cầu về sức kéo giảm.

D. Không thích hợp với khí hậu.

Câu 17 : Xác định phát biểu không đúng với ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện nay?

A. Là một trong số nguồn cung cấp thịt chủ yếu.

B. Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh với tổng đàn lớn.

C. Tổng đàn gia cầm bị giảm khi có dịch bệnh.

D. Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu ra nước ngoài.

Câu 18 : Hãy cho biết: Đối với ngành chăn nuôi, khó khăn nào sau đây đã được khắc phục?

A. Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm đe dọa tràn lan trên diện rộng.

B. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.

C. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn thấp.

D. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi không được đảm bảo.

Câu 19 : Em hãy cho biết: Ngành chăn nuôi lợn ở nước ta tập trung chủ yếu ở những vùng?

A. có điều kiện khí hậu ổn định.

B. ven biển có nghề cá phát triển.

C. trọng điểm lương thực, thực phẩm và đông dân.

D. có mật độ dân số cao.

Câu 20 : Xác định nguồn cung cấp thịt chủ yếu trên thị trường nước ta hiện nay là từ?

A. chăn nuôi lợn và gia cầm.

B. chăn nuôi gia cầm.

C. chăn nuôi trâu.

D. chăn nuôi bò.

Câu 21 : Cho biết các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ là do?

A. có nguồn nguyên liệu phong phú.

B. giao thông thuận tiện.

C. gần thị trường tiêu thụ.

D. tận dụng nguồn lao động.

Câu 22 : Hãy cho biết dọc duyên dải miền Trung, phổ biến chính xác được cho loại rừng nào?

A. Rừng sản xuất.

B. Rừng đầu nguồn.

C. Rừng đặc dụng.

D. Rừng ven biển.

Câu 23 : Hãy cho biết nhận định không đúng về vai trò của tài nguyên rừng là?

A. rừng là tài nguyên vô cùng quý giá nên cần phải triệt để khai thác.

B. rừng cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và xuất khẩu.

C. trồng rừng tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

D. góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Câu 24 : Cho biết đâu là phát biểu không đúng với hoạt động trồng rừng ở nước ta?

A. Mỗi năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung.

B. Mỗi năm có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và bị cháy.

C. Rừng trồng chỉ có rừng sản xuất.

D. Rừng trồng chủ yếu là rừng sản xuất và rừng phòng hộ.

Câu 25 : Hãy cho biết các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản thường phân bố ở đâu?

A. đồng bằng, ven biển.

B. các thành phố lớn.

C. vùng đông dân cư.

D. gần các vùng nguyên liệu.

Câu 26 : Hãy cho biết ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta vì?

A. rừng có nhiều giá trị về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.

B. nhu cầu về tài nguyên rừng lớn và phổ biến ở tất cả các vùng.

C. 3/4 diện tích là đồi núi và có vùng rừng ngập mặn ở ven biển.

D. độ che phủ rừng tương đối lớn và đang có xu hướng tăng lên.

Câu 28 : Dựa theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết đâu là vườn quốc gia nằm trên đảo?

A. Xuân Thủy.

B. Cát Bà.

C. Cát Tiên.

D. Phong Nha – Kẻ Bàng.

Câu 29 : Hãy cho biết: Ý nghĩa kinh tế của rừng được biểu hiện ở việc?

A. điều hòa khí hậu và hạn chế ô nhiễm môi trường không khí.

B. bảo vệ đất, ngăn cản quá trình xói mòn rửa trôi.

C. cung cấp nhiều lâm sản và các dược liệu.

D. bảo vệ đa dạng sinh học.

Câu 31 : Hãy cho biết hình thành các vùng chuyên canh là đã thể hiện?

A. Sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

B. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.

C. Sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.

D. Cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Câu 32 : Cho biết việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động gì?

A. Tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

B. Dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá.

C. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

D. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng.

Câu 33 : Hãy cho biết khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là?

A. mùa mưa kéo dài làm tăng nguy cơ ngập úng.

B. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

C. quỹ đất dành cho trồng cây công nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

D. độ dốc địa hình lớn, đất dễ bị thoái hóa.

Câu 34 : Em hãy cho biết việc tăng cường chuyên môn hoá và đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp đều có chung một tác động là?

A. Cho phép khai thác tốt hơn các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

B. Giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có biến động bất lợi.

C. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.

D. Đưa nông nghiệp từng bước trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

Câu 35 : Xác định yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là?

A. Trình độ thâm canh.

B. Điều kiện về địa hình.

C. Đặc điểm về đất đai và khí hậu.

D. Truyền thống sản xuất của dân cư.

Câu 36 : Em hãy cho biết: Đa dạng hoá nông nghiệp sẽ có tác động?

A. Tạo nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu.

B. Giảm bớt tình trạng độc canh.

C. Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường.

D. Tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hoá phát triển.

Câu 37 : Hãy cho biết việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng?

A. Tăng cường tình trạng độc canh.

B. Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.

C. Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp.

D. Tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản xuất.

Câu 38 : Cho biết phát biểu nào không đúng với kinh tế trang trại của nước ta? 

A. Phát biểu từ kinh tế hộ gia đình.

B. Từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.

C. Số lượng trang trại nhiều nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trong cơ cấu theo loại hình sản xuất, tỉ trọng trang trại chăn nuôi lớn nhất.

Câu 39 : Cho biết chuyên môn hóa cây chè ở Tây Nguyên yếu dựa vào thế mạnh về?

A. đất đỏ badan.

B. khí hậu cận nhiệt đới ở nơi cao trên 1000m.

C. sự phân hóa hai mùa mưa, khô rõ rệt.

D. địa hình có các cao nguyên badan rộng lớn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247