Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Sinh học Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 7 năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Chí Quốc

Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 7 năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Chí Quốc

Câu 1 : Em hãy cho biết khi nói về đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu, phát biểu nào đúng?

A. Chim bồ câu chỉ hô hấp nhờ phổi

B. Buồng trứng và ống dẫn trứng bên phải phát triển

C. Chim trống có 1 tinh hoàn và ống dẫn tinh bên trái phát triển

D. Thực quản xuất hiện diều

Câu 2 : Cho biết: Khi nói về tiêu hóa ở chim bồ câu, ý nào đúng?

A. Quá trình tiêu hóa chỉ diễn ra ở trong ống tiêu hóa.

B. Dạ dạy tuyến nằm giữa dạ dày cơ và ruột non.

C. Tiêu hóa hóa học chủ yếu diễn ra ở dạ dày cơ.

D. Dạ dày tuyến là cơ quan dự trữ thức ăn.

Câu 3 : Em hãy cho biết: Sự tiêu giảm, thiếu hụt một số bộ phận trên cơ thể có ý nghĩa gì trong đời sống của chim bồ câu?

A. Giúp hạn chế sức cản của không khí lên cơ thể khi hạ cánh.

B. Giúp giảm ma sát giữa các nội quan khi bay.

C. Giúp giảm khối lượng của chim, thích nghi với đời sống bay lượn.

D. Giúp giảm mức năng lượng tiêu hao.

Câu 4 : Em hãy cho biết: Hệ hô hấp của chim bồ câu bao gồm các bộ phận nào?

A. khí quản, phế quản, 2 lá phổi, túi khí.

B. da, khí quản, phế quản, 2 lá phổi.

C. khí quản, 2 lá phổi, túi khí.

D. khí quản, phế quản, phổi.

Câu 5 : Chọn đáp án đúng: Ngoài vai trò dự trữ khí cho hô hấp, hệ thống túi khí ở chim bồ câu có vai trò gì?

A. Giảm khối lượng riêng của chim, thích nghi với đời sống bay lượn.

B. Giúp giảm ma sát giữa các nội quan với nhau khi bay.

C. Giúp giữ ấm cơ thể chim.

D. Giúp hạn chế sức cản của không khí khi hạ cánh.

Câu 6 : Em hãy cho biết:  Loài nào KHÔNG sinh sản bằng hình thức vô tính?

A. Trùng giày

B. Trùng roi

C. Cá chép

D. Trùng biến hình

Câu 7 : Chọn đáp án đúng: Trong hệ tuần hoàn của cá chép, những loại mạch nào luôn vận chuyển máu nghèo ôxi?

A. Các mao mạch ở các cơ quan và động mạch chủ lưng

B. Động mạch chủ lưng và động mạch chủ bụng

C. Động mạch chủ lưng và tĩnh mạch bụng

D. Động mạch chủ bụng và tĩnh mạch bụng

Câu 8 : Đâu là phát biểu đúng khi nói về cá chép?

A. Là động vật hằng nhiệt.

B. Sống trong môi trường nước ngọt.

C. Chỉ ăn thực vật thuỷ sinh.

D. Thụ tinh trong.

Câu 9 : Em hãy cho biết: Khi tiến hành cố định vây lưng và vây hậu môn của một con cá chép, sau đó thả cá trở lại vào bể nước, con cá thí nghiệm có trạng thái như thế nào?

A. Cá không bơi được, chìm dần xuống đáy bể.

B. Cá bơi được nhưng bị lộn ngược bụng lên trên.

C. Cá bơi sang trái, phải, lên trên, xuống dưới rất khó khăn.

D. Cá bơi nghiêng ngả, chuệnh choạng theo hình chữ Z.

Câu 10 : Hãy cho biết: Hoạt động của vây ngực và vây bụng có tác động chung là gì?

A. giúp cá khi bơi không bị nghiêng ngả

B. giữ thăng bằng cho cá.

C. giúp cá bơi hướng lên trên hoặc xuống dưới.

D. cả B và C

Câu 11 : Hãy cho biết: Khi nói về cấu tạo trong của thằn lằn, phát biểu sau đây đúng?

A. Thằn lằn bóng đuôi dài hô hấp hoàn toàn bằng phổi

B. Hệ tuần hoàn của thằn lằn giống với của ếch

C. Máu đi nuôi cơ thể ở thằn lằn là máu đỏ tươi

D. Tất cả đều đúng

Câu 12 : Khi nói về thằn lằn bóng đuôi dài đâu là phát biểu đúng?

A. Ưa sống nơi ẩm ướt.

B. Hoạt động chủ yếu vào ban ngày, con mồi chủ yếu là sâu bọ.

C. Là động vật hằng nhiệt.

D. Thường ngủ hè trong các hang đất ẩm ướt.

Câu 13 : Cho biết: Đặc điểm nào không có thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Vảy sừng xếp lớp.

B. Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu.

C. Bàn chân gồm có 4 ngón, không có vuốt.

D. Mắt có mi cử động, có nước mắt.

Câu 14 : Chọn đáp án đúng: Yếu tố nào không tham gia vào sự vận động của thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Sự vận động của các vuốt sắc ở chân.

B. Sự co, duỗi của thân.

C. Sự vận động phối hợp của tứ chi.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17 : Chọn cách sơ cứu khi gặp nạn nhân của vết cắn của rắn đuôi chuông?

A. rạch một đường giữa các vết răng nanh và hút chất độc ra ngoài

B. chườm đá hoặc chườm lạnh để giảm lưu thông

C. rửa vết cắn bằng xà phòng và nước

D. áp dụng garô để ngăn nọc độc lây lan

Câu 18 : Xác định sinh vật nào có thể tồn tại mà không cần tiếp cận với nước trong hơn một năm?

A. rùa sa mạc

B. thỏ đuôi đen

C. thỏ sa mạc cottontail

D. nhím Bắc Mỹ

Câu 20 : Chọn đáp án đúng: Trong nhiều năm người ta không tìm thấy tuataras (ngoài môi trường nuôi nhốt) trên các đảo chính Bắc hoặc Nam. Lý do chính cho điều này là gì?

A. Chúng chỉ từng được tìm thấy trên các hòn đảo xa xôi.

B. Con người đã bán trứng của họ như một loại thuốc kích thích tình dục.

C. Những kẻ săn mồi được giới thiệu đã ăn trứng và con non của chúng.

D. Dịch bệnh xóa sổ.

Câu 21 : Cho biết: Ở cá chép, loại vây nào có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống và giữ thăng bằng?

A. Vây đuôi và vây hậu môn.

B. Vây ngực và vây lưng.

C. Vây ngực và vây bụng.

D. Vây lưng và vây hậu môn.

Câu 22 : Em hãy xác định: Vây lẻ của cá chép gồm có?

A. vây lưng, vây bụng và vây đuôi.

B. vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi.

C. vây hậu môn, vây đuôi và vây ngực.

D. vây ngực, vây bụng và vây đuôi.

Câu 23 : Chọn đáp án đúng: Các loại vây lẻ ở cá chép là gì?

A. Vây ngực

B. Vây hậu môn

C. Vây lưng

D. Cả B và C

Câu 24 :  Đặc điểm nào đã màng mắt của cá chép không bị khô?

A. Mắt có mi mắt.

B. Mắt có tuyến lệ tiết nước mắt.

C. Mắt có tuyến tiết chất nhầy.

D. Mắt không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước.

Câu 25 : Hãy cho biết: Nhờ đặc điểm nào giúp cá dễ dàng chuyển động theo chiều ngang?

A. Vảy cá sắp xếp trên thân khớp với nhau như ngói lợp.

B. Thân thon dài, đầu thuôn gắn chặt với thân.

C. Vảy cá có da bao bọc, trong da có tuyến tiết chất nhầy.

D. Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng.

Câu 26 : Xác định: Khi chim đậu, hoạt động hô hấp được thực hiện nhờ đâu?

A. sự nâng hạ của thềm miệng.

B. sự nâng hạ của cơ ức đòn chũm.

C. sự thay đổi của thể tích lồng ngực.

D. sự hút đẩy của hệ thống túi khí

Câu 27 : Chọn đáp án đúng: Ở chim bồ câu, tim có …(1)…, gồm hai nửa phân tách nhau hoàn toàn là nửa trái chứa máu …(2)… và nửa phải chứa máu …(3)….

A. (1): bốn ngăn; (2): đỏ thẫm; (3): đỏ tươi

B. (1): bốn ngăn; (2): đỏ tươi; (3): đỏ thẫm

C. (1): ba ngăn; (2): đỏ tươi; (3): đỏ thẫm

D. (1): ba ngăn; (2): đỏ thẫm; (3): đỏ tươi

Câu 29 : Em hãy cho biết ở chim bồ câu, tuyến ngoại tiết nào có vai trò giúp chim có bộ lông mượt và không thấm nước?

A. Tuyến phao câu.

B. Tuyến mồ hôi dưới da.

C. Tuyến sữa.

D. Tuyến nước bọt.

Câu 30 : Hãy cho biết đâu là vai trò của lông ống chim bồ câu?

A. Giữ nhiệt.

B. Làm cho cơ thể chim nhẹ.

C. Làm cho đầu chim nhẹ.

D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng.

Câu 31 : Em hãy giải thích vì sao thỏ có lớp lông dày và xốp?

A. Vì thỏ là động vật hằng nhiệt và bộ lông giúp thỏ chạy nhanh.

B. Vì thỏ là động vật hằng nhiệt và bộ lông giúp thỏ bảo vệ khỏi kẻ thù.

C. Vì thỏ là động vật biến nhiệt và bộ lông giúp thỏ chạy nhanh.

D. Vì thỏ là động vật biến nhiệt và bộ lông giúp thỏ bảo vệ khỏi kẻ thù.

Câu 32 : Em hãy cho biết nhờ có cấu tạo tim 4 ngăn ở thỏ giúp?

A. máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

B. máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ thẫm.

C. máu đi nuôi cơ thể pha giữa máu đỏ tươi và máu đỏ thẫm.

D. máu giàu CO2.

Câu 33 : Hãy cho biết: Khi nói về đặc điểm đời sống tự nhiên của thỏ, phát biểu nào đúng?

A. Tất cả các giống thỏ nhà đều có nguồn gốc từ thỏ hoang

B. Thỏ được nuôi đầu tiên ở Tây Ban Nha để lấy lông và lấy thịt.

C. Thỏ ở Việt nam có nguồn gốc từ phương tây.

D. Tất cả đều đúng

Câu 34 : Theo em khi nói vè đời sống tự nhiên của thỏ đâu là phát biểu không đúng?

A. Trong tự nhiên, thỏ hoang sống ở ven rừng hoặc trong các bụi rậm

B. Thỏ đực chưa có cơ quan giao phối chính thức

C. Thỏ mẹ mang thai trong khoảng 3 tháng

D. B và C 

Câu 35 : Cho biết khi nói về đặc điểm cấu tạo của thỏ, phát biểu nào không đúng?

A. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

B. Thiếu răng nanh.

C. Bán cầu não và tiểu não phát triển.

D. Không có bóng đái.

Câu 36 : Ý kiến nào không đúng khi nói về đặc điểm hệ tiêu hóa của thỏ?

A. Thỏ thuộc động vật ăn thực vật kiểu gặm nhấm

B. Có răng cửa sắc, răng hàm kiểu nghiền, thiếu răng nanh

C. Manh tràng ở thỏ rất phát triển

D. Tất cả đều đúng

Câu 37 : Hãy cho biết: Dựa vào đặc điểm về cấu tạo trong của thỏ, phát biểu nào đúng?

A. Tim của thỏ có 4 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ thẫm

B. Thỏ có răng cửa sắc nhọn, răng hàm kiểu nghiền và có răng nanh

C. Thỏ thô hấp nhờ phổi có 1 túi phổi để trao đổi khí

D. Não trước và tiểu bão phát triển liên quan đến hoạt động phong phú và phức tạp ở thỏ

Câu 38 : Chọn đáp án đúng để hoàn thành câu: Bộ thú túi có đại diện là (1) …. . . . . . . . . . . . . . . , con sơ sinh có đặc điểm là (2) …. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

A. (1) Thú mỏ vịt, (2) rất nhỏ, được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ

B. (1) Kanguru; (2) rất nhỏ, được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ

C. (1) Thú mỏ vịt; (2) phát triển bình thường

D. (1) Kanguru; (2) phát triển bình thường

Câu 39 : Có bảy loài hải cẩu có nguồn gốc từ Nam Cực, Đâu là phát biểu không đúng về chúng?

A. Con lớn nhất của hải cẩu ở Nam Cực có thể nặng vài tấn.

B. Hải cẩu chỉ có thể dành một khoảng thời gian nhỏ ở vùng biển Nam Cực vì nước biển quá lạnh.

C. Hải cẩu gọi nhau khi ở dưới nước và đôi khi có thể nghe thấy tiếng này trên mặt băng.

D. Ở một số loài, hải cẩu đực sẽ từ bỏ việc săn bắt trong mùa sinh sản để duy trì hậu cung con cái của mình.

Câu 40 : Ý kiến nào sai khi nhắc về chim cánh cụt?

A. Chúng túm tụm lại với nhau

B. Chúng không biết bơi

C. Chúng có bàn chân có màng

D. Chúng có cơ thể được sắp xếp hợp lý

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247