Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Vật lý Đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021-2022 Trường THCS Lê Văn Tám

Đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021-2022 Trường THCS Lê Văn Tám

Câu 2 : Một vận động viên điền kinh với công suất 600W đã chạy quãng đường l00m hết 10 giây. Một công nhân xây dựng đã sử dụng ròng rọc động để nâng một khối vật liệu nặng 650N lên cao 10m trong 30s.

A. Vận động viên thực hiện công lớn hơn công của người công nhân.

B. Vận động viên thực hiện công nhỏ hơn công của người công nhân.

C. Vận động viên thực hiện công bằng công của người công nhân.

D. Cả A, B đều sai.

Câu 5 : Chọn câu saỉ.

A. Cùng một chất có thể ở trạng thái khí hoặc trạng thái lỏng.

B. Cùng một chất có thể ở trạng thái lỏng hoặc trạng thái rắn.

C. Cùng một chất có thể ở trạng thái rắn hoặc trạng thái khí.

D. Cùng một chất không thể ở trạng thái khí, lỏng hoặc rắn.

Câu 6 : Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên các chất đang khuếch tán vào nhau nhanh lên thì hiện tượng khuếch tán

A. xảy ra nhanh lên.    

B. xảy ra chậm đi.

C. không thay đổi.  

D. ngừng lại.

Câu 7 : Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:

A. chỉ ở chất lỏng và khí.  

B. chỉ ở chất lỏng và rắn.

C. chỉ ở chất khí và rắn.  

D. ở cả chất rắn, lỏng và khí.

Câu 8 : Năng lượng của Mặt Trời truyền xuống Trái Đất chủ yếu bằng cách:

A. dẫn nhiệt.    

B. đối lưu.

C. bức xạ nhiệt.  

D. cả ba cách trên.

Câu 9 : Đơn vị nào dưới đây là đơn vị nhiệt dung riêng?

A. Jun, kí hiệu là J

B. Jun trên kilôgam Kelvin, kí hiệu là J/kg.K

C. Jun kilôgam, kí hiệu là J.kg

D. Jun trên kilôgam, kí hiệu là J/kg

Câu 10 : Trong hình vẽ dưới đây các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo theo thời gian của 3 vật a, b, c nhận được những nhiệt lượng như nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. Biết cả 3 vật đều được làm bằng thép và có khối lượng ma > mb > mc

A. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật c, đường III ứng với vật a.

B. Đường I ứng với vật a, đường II ứng với vật c, đường HI ứng với vật b.

C. Đường I ứng với vật c, đường II ứng với vật b, đường III ứng với vật a.

D. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật a, đường III ứng với vật c.

Câu 12 : Khi chỉ có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì theo nguyên lí truyền nhiệt:

A. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.

B. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.

C. Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 18 : Một vật M nặng 110N được treo ở độ cao 5m và một vật N nặng 100N đang rơi xuống dưới từ độ cao 6m. Cơ năng của vật

A. M lớn hơn của vật N.    

B. M bằng của vật N.

C. M nhỏ hơn của vật N.  

D. Cả B, C đều sai.

Câu 20 : Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ:

A. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước.

B. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa.

C. Các phân từ nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động.

D. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.

Câu 21 : Câu nào đưới đây nói về nhiệt năng là không đúng?

A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

B. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra.

C. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. Nhiệt năng cùa một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi.

Câu 22 : Nấu hai lượng nước như nhau bằng hai cái ấm, một cái bằng nhôm, một cái bằng đất, ngọn lửa như nhau. Nước trong ấm nhôm sẽ nhanh sôi hơn. Giải thích vì sao?

A. Ấm nhôm kín hơn ấm đất.

B. Nước thấm vào ấm đất làm hạ nhiệt độ của ngọn lửa.

C. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất.

D. Mặt ngoài ấm đất gồ ghề hơn ấm nhôm nên ấm đất tiếp xúc với lửa ít hơn.

Câu 23 : Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào sau đây?

A. Chỉ ở chất rán.   

B. Chỉ ở chất khí.

C. Chỉ ở chất lỏng.   

D. Chỉ ở chất lỏng và chất khí.

Câu 25 : Nhiệt lượng là:

A. đại lượng vật lí có đơn vị đo là niutơn (N).

B. phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình truyền nhiệt

C. phần động năng của vật tăng lên hay giảm đi trong khi thay đổi vị trí.

D. phần thế năng của vật tăng lên hay giảm đi trong khi vật chuyển động.

Câu 26 : Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng thu vào của một vật?

A. Q = mc t, với t là độ giảm nhiệt độ.

B. Q = mc t, với t là độ tăng nhiệt độ.

C. Q = mc(t1 – t2) , với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.

D. Q = mc (t1 – t2) , với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối cùa vật.

Câu 27 : Nhiệt lượng của một vật thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc vào:

A. khối lượng của vật.  

B. độ tăng nhiệt độ của vật.

C. Chất cấu tạo nên vật.  

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 33 : Một viên phấn được ném lên cao thăng đứng, ở điểm cao nhất viên phấn có:

A. động năng tăng dần.

B. thế năng bằng không.

C. động năng bằng không.

D. động năng tăng dần, thế năng giảm dần.

Câu 34 : Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật chỉ có thế năng?

A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.

B. Chỉ khi vật đang đi lên.

C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.

D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.

Câu 37 : Cần cẩu (A) nâng được 1100kg lên cao 6m trong 1 phút, cần cẩu (B) nâng được 900kg lên cao 5m trong 30 giây. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.

A. Công suất của (A) lớn hơn.

B. Công suất của (B) lớn hơn.

C. Công suất của (A) và của (B) bằng nhau.

D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh hai công suất này.

Câu 38 : Chọn câu sai.Chuyển động nhiệt của các phân tử của một chất khí có các tính chất sau:

A. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn.

B. Các vận tốc của các phân tử có thể rất khác nhau về độ lớn.

C. Khi chuyển động các phân tử va chạm nhau.

D. Sau mỗi va chạm độ lớn vận tốc của các phân tử không thay đổi.

Câu 39 : Trong thí nghiệm của Brao, tại sao các hạt phấn hoa lại chuyển động hỗn độn không ngừng?

A. Vì các hạt phấn hoa được thả trong nước nóng.

B. Vì giữa các hạt phấn hoa có khoảng cách.

C. Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa từ mọi phía.

D. Vì các hạt phấn hoa đều rất nhỏ nên chúng tự chuyển động hỗn độn không ngừng giống như các phân tử.

Câu 40 : Câu nào dưới đây nói về nhiệt năng là không đúng?

A. Nhiệt nàng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi.

B. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra.

C. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247