Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 GDCD Đề thi HK2 môn GDCD 6 CTST năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Tất Thành

Đề thi HK2 môn GDCD 6 CTST năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Tất Thành

Câu 1 : Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em?

A. Quyền được khai sinh.

B. Quyền nuôi dưỡng.

C. Quyền chăm sóc sức khỏe.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 2 : Những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, xâm hại thuộc nhóm quyền ...........

A. sống còn của trẻ em.

B. phát triển của trẻ em.

C. tham gia của trẻ em.

D. bảo vệ của trẻ em.

Câu 4 : Những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại thuộc nhóm quyền nào?

A. tham gia của trẻ em.

B. bảo vệ của trẻ em.

C. sống còn của trẻ em.

D. phát triển của trẻ em.

Câu 5 : Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ là nội dung khái niệm gì?

A. Quyền lợi cơ bản của trẻ em.

B. Trách nhiệm cơ bản của trẻ em

C. Bổn phận cơ bản của trẻ em.

D. Nghĩa vụ cơ bản của trẻ em.

Câu 6 : Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền?

A. có nơi ở hợp pháp

B. trung thành với Tổ quốc.

C. thực hiện nghĩa vụ quân sự.

D. nộp thuế theo quy định.

Câu 7 : Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Tự chuyển quyền nhân thân.

B. Nộp thuế theo quy định.

C. Chia sẻ bí quyết gia truyền.

D. Công khai gia phả dòng họ.

Câu 8 : Công dân là người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ do ......

A. pháp luật quy định.

B. người khác trao tặng.

C. mua bán mà có.

D. giáo dục mà có.

Câu 9 : Công dân là người dân của ........

A. một làng.

B. một nước.

C. một tỉnh.

D. một huyện.

Câu 10 : Căn cứ để xác định công dân của một nước là dựa vào đâu?

A. Quốc tịch

B. chức vụ

C. tiền bạc

D. địa vị

Câu 11 : Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người ...........

A. có Quốc tịch Việt Nam.

B. sinh sống ở Việt Nam.

C. đến Việt Nam du lịch

D. hiểu biết về Việt Nam

Câu 12 : Quyền nào không thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em?

A. Trẻ em có quyền có quốc tịch.

B. Trẻ em đến tuổi đi học được tới trường.

C. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.

D. Trẻ em được tiêm phòng vacvin theo qui định của Nhà nước.

Câu 13 : Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em?

A. Trẻ em được bảo vệ, chống lại việc bóc lột, xâm hại.

B. Trẻ em có năng khiếu múa hát được học ở các trường nghệ thuật.

C. Trẻ em được tiêm phòng vacvin theo qui định của Nhà nước.

D. Trẻ em được có quyền được bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân.

Câu 14 : Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em là gì?

A. tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.

B. ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.

C. phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

D. dựa dẫm vào vị thế của bố mẹ không học tập.

Câu 15 : Học tập giúp chúng ta như thế nào?

A. Có kiến thức, hiểu biết

B. Hiểu biết, phát triển

C. Phát triển toàn diện, giúp ích cho mình

D. Có kiến thức, hiểu biết, phát triển toàn diện trở thành người có ích cho gia đình và xã hội

Câu 16 : Được học tập và vui chơi giải trí thuộc nhóm quyền nào?

A. Quyền sống còn

B. Quyền bảo vệ

C. Quyền phát triển

D. Quyền tham gia

Câu 17 : Theo khoản 1 Điều 37 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì trẻ em sẽ được những chủ thể nào bảo vệ, chăm sóc và bảo vệ?

A. Nhà nước, gia đình và xã hội

B. Nhà trường, gia đình và xã hội

C. Nhà nước và xã hội

D. Gia đình và xã hội

Câu 18 : Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói tới nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền tham gia

B. Nhóm quyền phát triển

C. Nhóm quyền bảo vệ

D. Nhóm quyền sống còn

Câu 19 : Kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ… là gì?

A. Bổn phận trẻ em đối với bản thân.

B. Bổn phận trẻ em đối với gia đình.

C. Bổn phận trẻ em đối với cộng đồng, xã hội.

D. Bổn phận trẻ em đối với quê hương, đất nước.

Câu 21 : Loại giấy nào không đủ chứng minh em là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

A. Giấy báo điểm.

B. Giấy khai sinh.

C. Giấy chứng minh.

D. Căn cước công dân.

Câu 22 : Ngoài việc tiết kiệm tiền của, chúng ta cần tiết kiệm yếu tố nào?

A. Lời nói.

B. Nhân phẩm.

C. Sức khỏe.

D. Danh dự.

Câu 23 : Đâu được coi là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?

A. Nắng 36 độ C.

B. Mưa lớn.

C. Gió mùa.

D. Sạt lở đất sau cơn mưa lớn kéo dài.

Câu 25 : Đâu là đường dây hỗ trợ trẻ em?

A. 18001502

B. 18001507

C. 18001505

D. 18001098

Câu 26 : Người tự nhận thức bản thân thường sống, làm việc có kế hoạch sẽ mang lại kết quả công việc như thế nào?

A. Không mang lại ý nghĩa gì trong cuộc sống chúng ta

B. Kéo dài thời gian làm việc, chất lượng công việc kém.

C. Luôn được mọi người yêu qúy, kính trọng và tôn sùng

D. Công việc được thực hiện đầy đủ, hiệu quả, chất lượng.

Câu 27 : Biểu hiện nào dưới đây không phải là tự nhận thức bản thân?

A. Tự cao, tự đại.

B. Tự tin vào bản thân.

C. Rèn luyện sức khỏe.

D. Ham học hỏi.

Câu 28 : Nội dung nào dưới đây thể hiện mục đích của việc tự nhận thức bản thân?

A. Biết mọi điều.

B. Tiến tới thành công.

C. Hiểu rõ bản thân.

D. Tự tin hơn.

Câu 29 : Trong các trường hợp sau, ai không thể hiện tính tự lập?

A. Tối nào Hà cũng thức xem ti vi đến khuya, đợi mẹ nhắc mới chịu đi ngủ.

B. Mai nói với mẹ muốn nhận nhiệm vụ dọn rửa sau bữa ăn hàng ngày và bạn đã thực hiện rất tốt.

C. Sau giờ học ở trường, Lan về nhà ăn cơm trưa xong là giúp đỡ mẹ dọn dẹp.

D. Trước khi đi học Nam không tự chuẩn bị quần áo và tập sách đầy đủ mà đợi mẹ nhắc nhở mới làm.

Câu 30 : Khi gặp tình huống nguy hiểm, khó có thể đối đầu thì em sẽ làm gì?

A. La lớn để kêu cứu, trốn chạy thật nhanh.

B. Cứ mặc kệ xem tình hình thế nào.

C. Từ từ nghĩ cách.

D. Chấp nhận đối diện để trải nghiệm.

Câu 31 : Trong những việc làm sau, việc nào không nên làm để tự nhận thức bản thân?

A. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của mình để sửa chữa.

B. Xem bói đề tìm hiếu các đặc điểm của bản thân.

C. Hỏi những người thân và bạn bè về ưu điểm, nhược điểm của mình.

D. Thường xuyên đặt ra các mục tiêu và tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu.

Câu 32 : Tình huống nào được coi là tình huống nguy hiểm?

A. Thả diều dưới đường dây điện.

B. Đi chơi công viên cùng bố mẹ.

C. Đi tham quan du lịch vườn quốc gia cùng với Bố.

D. Đi học bơi cùng thầy giáo dạy môn thể dục.

Câu 33 : Tình huống nào không là tình huống nguy hiểm từ con người?

A. Hỏa hoạn trong nhà.

B. Sóng thần.

C. Đua xe trái phép.

D. Nô đùa chạy nhảy khi đi cầu thang.

Câu 35 : Chọn ra biện pháp ứng phó hợp lý với tình huống nguy hiểm khi có bão xảy ra?

A. Yêu cầu người dân tự tìm chỗ để trú ẩn.

B. Di chuyển dân đến vùng có nguy cơ sạt lở sau mưa lớn.

C. Yêu cầu tất cả người dân tập trung trú ẩn ở một khu.

D. Theo dõi đường đi của cơn bão, xây dựng phương án chống bão, di dời dân cư đến nơi an toàn.

Câu 37 : Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo quy định trong Hiến pháp 2013?

A. Đọc thư dùm người khiếm thị.

B. Đọc thư của người khác khi chưa cho phép.

C. Kiểm tra số lượng khi gửi.

D. Trả thư vì không đúng tên người nhận.

Câu 38 : Học sinh lớp 6 có thể tham gia việc làm nào dưới đây để thực hiện nghĩa vụ góp phần bảo vệ Tổ quôc?

A. Tham gia nghĩa vụ quân sự.

B. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh.

C. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân.

D. Thăm hỏi, tặng quà thương binh, gia đình chính sách.

Câu 40 : N và S là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, S bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua. Tìm mãi ko thấy, S đổ tội cho N lấy cắp. N và Sơn to tiếng, tức quá N đã xông vào đánh S chảy cả máu mũi. N đã vi phạm quyền nào trong Hiến pháp 2013 quy định?

A. N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.

B. N không vi phạm quyền nào.

C. N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

D. N vi phạm quyền tự do kinh doanh.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247