Đăng nhập
Đăng kí
Đăng nhập
Đăng kí
Tiểu học
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Hóa học
Tài liệu
Đề thi & kiểm tra
Câu hỏi
Tiểu học
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Hóa học
Tài liệu
Đề thi & kiểm tra
Câu hỏi
Trang chủ
Đề thi & kiểm tra
Lớp 6
Toán học
Giải SBT Toán 6 Chương 3: Hình học trực quan - Bộ Cánh diều !!
Giải SBT Toán 6 Chương 3: Hình học trực quan - Bộ Cánh diều !!
Toán học - Lớp 6
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 1 Mở rộng khái niệm về phân số
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 2 Phân số bằng nhau
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 3 Tính chất cơ bản của phân số
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 4 Rút gọn phân số
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 5 Quy đồng mẫu số nhiều phân số
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 6 So sánh phân số
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 1 Tập hợp và phần tử của tập hợp
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 5 Phép cộng và phép nhân
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 2 Tập hợp các số tự nhiên
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 6 Phép trừ và phép chia
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 7 Lũy thừa với số mũ tự nhiên và Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 8 Chia hai lũy thừa cùng cơ số
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 9 Thứ tự thực hiện các phép tính
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 10 Tính chất chia hết của một tổng
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 11 Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 13 Ước và bội
20 câu trắc nghiệm ôn thi học kì 2 Toán 6 năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Toán Lớp 6 năm 2016 - 2017
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 3 Ghi số tự nhiên
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 4 Số phần tử của một tập hợp và tập hợp con
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 12 Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 14 Số nguyên tố, hợp số và bảng số nguyên tố
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 15 Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 16 Ước chung và bội chung
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 16 Ước chung và bội chung
Câu 1 :
Hãy tìm một số hình có dạng là hình vuông, lục giác đều trong thực tiễn.
Câu 2 :
Trong các hình dưới đây, hình nào là tam giác đều?
Câu 3 :
Các phát biểu sau đúng hay sai?
Câu 4 :
Dùng thước và compa vẽ tam giác đều MNP có cạnh bằng 5cm.
Câu 5 :
Mỗi hình sau có bao nhiêu ô vuông?
Câu 6 :
Bạn Minh vẽ một hình chữ nhật. Trong hình chữ nhật có 4 hình vuông (Hình 7). Biết tổng chu vi của cả bốn hình vuông đó bằng 144cm. Tính tổng diện tích của bốn hình vuông đó.
Câu 7 :
Một miếng tôn có dạng hình vuông với độ dài cạnh (tính theo đơn vị đề - xi – mét vuông) là số tự nhiên có hai chữ số và chữ số hàng đơn vị là 4. Độ dài cạnh của miếng tôn đó bằng bao nhiêu đề - xi – mét?
Câu 8 :
Nhà trường mở rộng một khu vườn có dạng hình vuông về cả bốn phía, mỗi phía thêm 2cm, nên diện tích tăng thêm 80 m
2
(Hình 8). Độ dài mỗi cạnh sau khi mở rộng là bao nhiêu mét?
Câu 9 :
Vẽ hình theo mẫu ở Hình 9
Câu 10 :
Cho lục giác đều ABCDEG. Tính chu vi lục giác, biết độ dài đường chéo chính là 12cm.
Câu 11 :
Bạn An có 32 que, mỗi đoạn dài 1cm; 45 đoạn que, mỗi đoạn dài 2cm và 45 đoạn que, mỗi đoạn dài 3cm. Bạn An có thể nối tất cả các đoạn que trên thành một hình chữ nhật được không?
Câu 12 :
Tính diện tích lối vào và diện tích phòng chính của một căn hộ có sơ đồ như sau:
Câu 13 :
Hãy cắt một hình chữ nhật có kích thức 4cm x 9cm thành hai mảnh rồi ghép lại thành một hình vuông
Câu 14 :
Quan sát Hình 14, hãy so sánh diện tích của hình thoi và hình chữ nhật.
Câu 15 :
Quốc kì Brazil có dạng hình chữ nhật, nền xanh lá cây, ở trung tâm có một hình thoi màu vàng. Trên Quốc kì Brazil kích thước 10dm x 7dm, hình thoi có hai đường chéo dài 83cm và 54cm. Tính diện tích của hình thoi đó.
Câu 16 :
Người ta uốn một đoạn dây thép thành hai hình chữ nhật như Hình 15. Một hình chữ nhật có chiều dài 21cm, chiều rộng 12cm; một hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 9cm. Sau khi uốn xong, đoạn dây thép còn thừa 9cm. Tính độ dài của đoạn dây thép.
Câu 17 :
Một miếng bìa hình vuông có độ dài cạnh 65cm. Người ta cắt đi bốn góc theo các hình vuông nhỏ có độ dài cạnh bằng 15cm (Hình 16). Tính chu vi và diện tích của phần bìa còn lại.
Câu 18 :
Tính diện tích lớn nhất của một hình thoi có tổng độ dài hai đường chéo bằng 20cm và độ dài hai đường chéo đều là số tự nhiên.
Câu 19 :
Cho hình bình hành ABCD có AB = 12cm, BC = 8cm, AH = 6cm (AH là đường cao ứng với cạnh CD). Tính chu vi và diện tích của hình bình hành ABCD.
Câu 20 :
Cho ba hình thoi như nhau, mỗi hình có chu vi 200cm, hai đường chéo có độ dài 60cm và 80cm. Tính chu vi và chiều cao của hình bình hành ghép bởi ba hình thoi đó (Hình 20).
Câu 21 :
Hai hình vuông ABCD và BEGC như nhau ghép thành hình chữ nhật AEGD. Nối B với D, E với C ta được hình bình hành BECD (Hình 21). Hãy tính diện tích hình bình hành đó, biết chu vi của hình chữ nhật AEGD là 216cm.
Câu 22 :
Quan sát các hình bình hành ABCD, MBCN ở Hình 22. Tính diện tích hình bình hành ABCD, biết rằng diện tích hình bình hành MBCN là 8 cm
2
và AB = 3MB.
Câu 23 :
Hãy cắt và ghép hình bình hành ở Hình 23 để được một hình chữ nhật.
Câu 24 :
Quan sát hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABEG ở Hình 24. Biết hình chữ nhật ABCD có chu vi là 120cm và chiều dài hơn chiều rộng 10cm. Tính diện tích hình bình hành ABEG.
Câu 25 :
Bạn An có một mảnh đất dạng hình chữ nhật kích thước 50m x 30m. Bác dự định làm một con đường ngang qua (phần tô đậm) có kích thước như trong Hình 25. Hãy giúp bác An tiết kiệm diện tích con đường và phần đường còn lại của mảnh đất.
Câu 26 :
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
Câu 27 :
Trong Hình 29, các hình từ a) đến e), hình nào là hình thang cân?
Câu 28 :
Cho hình thang cân ABCD với độ dài cạnh đáy AB = 6cm. Trung bình cộng của hai đáy bằng 9cm. Độ dài cạnh bên kém độ dài cạnh đáy CD là 7cm (Hình 30). Tính chu vi của hình thang cân ABCD.
Câu 29 :
Cho hình thang cân MNPQ với trung bình cộng của hai đáy bằng 10cm. Đáy lớn dài hơn đáy nhỏ 8cm. Độ dài chiều cao hơn độ dài đáy nhỏ 2cm. Tính diện tích hình thang cân MNPQ.
Câu 30 :
Cho hình thang cân ABCD, biết mỗi ô vuông có cạnh 1cm (Hình 31).
Câu 31 :
Bác Đức dự định mua loại gỗ giá 100 đồng/cm
2
để làm một chiếc bàn như Hình 32. Mặt bàn là một hình thang cân có các đáy lần lượt là 90cm, 120cm và chiều cao 80cm. Hãy tính giúp bác Đức số tiền mua gỗ để đóng mặt bàn đó.
Câu 32 :
Những chiếc thang từ thời xa xưa đã được biết đến với công dụng giúp làm việc trên cao trong lĩnh vực làm vườn, xây dựng, điện lực, trang trí, … Hình 33 mô tả hình ảnh một chiếc thang.
Câu 33 :
Các phát biểu sau đúng hay sai?
Câu 34 :
Trong Hình 35, các hình từ a) đến e), hình nào có trục đối xứng? Nếu là hình có trục đối xứng, hãy chỉ ra trục đối xứng của hình đó.
Câu 35 :
Trong các biển báo giao thông Hình 36, biển báo nào không có trục đối xứng?
Câu 36 :
Trong các công trình được minh họa ở Hình 37, các hình từ a) đến c), công trình nào có trục đối xứng?
Câu 37 :
Các phát biểu sau đúng hay sai?
Câu 38 :
Trong Hình 39, các hình từ hình a) đến e), hình nào có tâm đối xứng? Nếu là hình có tâm đối xứng, hãy chỉ ra tâm đối xứng của hình đó?
Câu 39 :
Trong Hình 40, các hình từ a) đến e), họa tiết viên gạch hoa nào không có tâm đối xứng?
Câu 40 :
Cho 4 miếng bìa giống nhau (Hình 41). Hãy ghép các miếng bìa đó để thành các hình:
Câu 41 :
Bác An muốn lát gạch một cái sân dạng hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng lần lượt là 12m và 9m. Tiền gạch là 130 000 đồng/m
2
và tiền công lát (tính cả vật liệu khác) là 70 000 đồng/m
2
. Bác An phải trả tất cả bao nhiêu tiền?
Câu 42 :
Cho hình bình hành ABCD có diện tích bằng 28 cm
2
và CD = 7cm. Vẽ AH vuông góc với CD và CK vuông góc với AB (Hình 42). Tính diện tích hình chữ nhật AHCK, biết BK = 2cm.
Câu 43 :
Tính diện tích Hình 43 gồm một hình bình hành ABCD và một hình chữ nhật BCNM, biết BCNM có chu vi bằng 18cm và chiều dài gấp hai lần chiều rộng.
Câu 44 :
Một hình chữ nhật gồm 7 hình vuông. Trong đó A là hình vuông lớn nhất và B là hình vuông nhỏ nhất (Hình 44). Hình vuông A có diện tích gấp bao nhiêu lần diện tích hình vuông B.
Câu 45 :
Cho các hình vuông ABCD, AHIJ, AEGF và H là trung điểm của đoạn BE (Hình 45). Độ dài các cạnh của các hình vuông nói trên theo đơn vị xăng – ti – met đều là các số tự nhiên. Tính diện tích hình vuông ABCD, biết rằng diện tích phần tô đậm là 19 cm
2
.
Câu 46 :
Hãy cắt hai tam giác vuông giống nhau từ một tấm bìa và ghép chúng lại để tạo thành:
Câu 47 :
Cho hình thoi ABCD và hình bình hành EGCH (Hình 46). Chứng tỏ rằng diện tích phần gạch chéo bằng diện tích tứ giác AEHD.
Câu 48 :
Hai đường chéo của hình thoi có độ dài là 160cm và 120 cm (Hình 47). Tính chiều cao của hình thoi, biết tỉ số giữa chiều cao và độ dài cạnh hình thoi là 24:25.
Câu 49 :
Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi E, H, G lần lượt là trung điểm của AB, CD, EB (Hình 48). Tính tỉ số diện tích của diện tích hình thang GBCH và diện tích hình thang AGHD.
Câu 50 :
Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 4BC và diện tích bằng 100 m
2
. Gọi M, N, P lần lượt trung điểm của AB, AM và MB (Hình 49). Tính diện tích của hình thang cân NPCD.
Câu 51 :
Trong giờ thảo luận nhóm, ba bạn Hùng, bạn Kiên, Minh phát biểu như sau:
Câu 52 :
Trong Hình 50, các hình từ a) đến c), hình nào không có trục đối xứng?
Câu 53 :
Trong Hình 51, các hình từ a) đến e), hình nào có trục đối xứng?
Câu 54 :
Trong Hình 52, các hình a) đến e), hình nào có tâm đối xứng?
Câu 55 :
Trong các biển báo giao thông ở Hình 53, biển báo nào không có tâm đối xứng?
Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).
Lớp 6
Toán học
Toán học - Lớp 6
Tiểu học
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Hóa học
Tài liệu
Đề thi & kiểm tra
Câu hỏi
hoctapsgk.com
Nghe truyện audio
Đọc truyện chữ
Công thức nấu ăn
Copyright © 2021 HOCTAP247
https://anhhocde.com
X