Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPT QG năm 2018 - Địa lý THPT Chuyên Bắc Giang

Đề thi thử THPT QG năm 2018 - Địa lý THPT Chuyên Bắc Giang

Câu 1 : Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo hướng Bắc - Nam ở nước ta là do

A. Khoảng cách giữa 2 lầm Mặt Trời lên thiên đỉnh càng về phía bắc càng lớn.

B. Sự gia tăng bức xạ Mặt Trời và giảm sút ảnh hưởng của khối không khí lạnh về phía nam.

C. Gió mùa Tây Nam gây ảnh hưởng khác nhau ở miền bắc và miền nam.

D. Bức chắn địa hình của dãy Bạch Mã kết hợp với gió đông bắc hoạt động mạnh từ 160B trở vào.

Câu 2 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995 – 2007?

A. giảm tỉ trọng lao động đang làm việc trong ngành dịch vụ và công nghiệp – xây dựng.

B. tỉ trọng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đều giảm.

C. Tỉ trọng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đều tăng.

D. Tỉ trọng lao động đang làm việc trong các ngành nông, lâm, thủy sản luôn chiếm cao nhất.

Câu 3 : Thách thức to lớn của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển là

A. gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên

B. hàng hóa có cơ hội lưu thông rộng rãi

C. tự do hóa thương mại được mở rộng

D. các quốc gia đón đầu công nghệ mới

Câu 4 : Từ thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay, hoạt động nội thương của nước ta ngày càng nhộn nhịp, chủ yếu là do

A. Cơ chế quản lí thay đổi

B. Nhu cầu tiêu dùng của người dân cao

C. Sự đa dạng của các mặt hàng

D. Tác động của thị trường ngoài nước

Câu 5 : Khó khăn chủ yếu đối với việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Công tác thú y chưa phát triển

B. Trình độ chăn nuôi thấp kém

C. Địa hình hiểm trở và khí hậu lạnh

D. Khả năng vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới nơi tiêu thụ bị hạn chế

Câu 6 : Ý nghĩa của việc giải quyết cơ sở năng lượng ở duyên hải miền Trung là

A. Đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng.

B. Cho phép khai thác các thế mạnh nổi bật về kinh tế của vùng.

C. Đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư,hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất.

D. Nâng cao vai trò cầu nối giữa 2 vùng phát triển của đất nước là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 7 : Cho biểu đồ sau:

A. Sản lượng lúa năm 2010 tăng gấp 1,7 lần sản lượng lúa năm 1900.

B. Sản lượng lúa tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số.

C. Dân số trong giai đoạn 1990 -2010 tăng thêm 57,9 triệu người.

D. Dân số của Hoa Kì tăng liên tục qua các năm, sản lượng lúa giảm nhanh qua các năm.

Câu 8 : Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây cho phép và đòi hỏi nước ta áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng?

A. Sự phân hóa của điều kiện địa hình, đất trồng.

B. Sự khác nhau về cơ sở vật chất, hạ tầng.

C. Sự phân hóa của lượng mưa, mạng lưới sông ngòi.

D. Sự phân bố dân cư không đều.

Câu 9 : Nguyên nhân gây khô hạn kéo dài ở Lục Ngạn (Bắc Giang) là do

A. Chịu tác động của gió mùa đông bắc đi qua lục địa Trung Quốc.

B. Tác động của gió tín phong bán cầu Bắc.

C. Đây là khu vực thung lũng khuất gió.

D. Chịu tác động của gió phơn tây nam.

Câu 10 : Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được găn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh.

A. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.

B. Trồng lúa, cây ăn quả, kết hợp với nuôi trồng thủy sản à phát triển công nghiệp chế biến.

C. Trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

D. Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển nghề cá biển.

Câu 11 : Khó khăn chủ yếu của mạng lười đường sông nước ta là

A. Các luồng lạch bị sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu.

B. Tổng năng lực bốc xếp của các cảng còn thấp.

C. Các phương tiện vận tải ít được cải tiến

D. Trang bị các cảng sông còn nghèo nàn

Câu 13 : Cho bảng số liệu:Dân số trung bình phân theo giới tính của nước ta qua các năm từ 1990 đến 2014

A. Biểu đồ cột nhóm

B. Biểu đồ miền

C. Biểu đồ đường biểu diễn

D. Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường

Câu 14 : Cho biểu đồ:

A. Sản lượng dầu thô có dấu hiệu giảm trong giai đoạn 2005-2014

B. Sản lượng dầu thô luôn thấp hơn sản lượng than và tăng ổn định

C. Sản lượng than tăng nhanh trong giai đoạn 2000 – 2005 nhưng tăng chậm hơn ở giai đoạn 2005 – 2014

D. Sản lượng điện có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với hai mặt hàng còn lại

Câu 15 : Cho bảng số liệu:SỐ LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM, NĂM 2010 – 2014

A. Số lao động tăng, tỉ trọng lao động giảm đối với thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.

B. Số lao động của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng ít hơn Nhà nước.

C. Số lao động tăng, tỉ trọng lao động tăng đối với thành phần kinh tế Nhà nước.

D. Tỉ trọng lao động của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm nhanh hơn Nhà nước.

Câu 16 : Căn cứ và Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào ở nước ta chịu tác động của bão với tần suất lớn nhất

A. Ven biển Nam Trung Bộ

B. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng

C. Ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình

D. Ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An

Câu 17 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về các vùng kinh tế trọng điểm nước ta?

A. Cả nước đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm

B. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong các vùng kinh tế trọng điểm

C. Cơ cấu GDP theo ngành của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiến bộ nhất trong các vùng kinh tế trọng điểm

D. Ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP cả nước

Câu 18 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết giá trị sản xuất cây công nghiệp năm 2007 là

A. 21805,9 tỉ đồng

B. 25963 tỉ đồng

C. 25571,8 tỉ đồng

D. 29536 tỉ đồng

Câu 19 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng khi nói về ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm ở nước ta?

A. Cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp TP.Hồ Chí Minh đa dạng hơn Hà Nội.

B. Chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp nước ta.

C. Các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn trở lên đều thuộc các đồng bằng châu thổ.

D. Giá trị sản xuất nhanh từ năm 2000 đến năm 2007.

Câu 20 : Một số vùng kinh tế của nước ta, công nghiệp kém phát triển là do

A. Kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí không thuận lợi.

B. Thiếu sự đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng.

C. Thiếu lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề.

D. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.

Câu 21 : Cho bảng số liệu sau:TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA HOA KÌ, GIAI ĐOẠN 1990 – 2010

A. Tỉ trọng khu vực nông ngư nghiệp nhỏ nhất và không có sự thay đổi trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì.

B. Tỉ trọng khu vực dịch vụ luôn lớn nhất trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì.

C. Tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng lớn thứ hai và có xu hướng tăng trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì.

D. Tổng sản phẩm trong nước tăng nhanh hơn tổng sản phẩm khu vực dịch vụ.

Câu 22 : Sản xuất nông nghiệp hoàng hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ còn gặp khó khăn chủ yếu do

A. Thiếu nguồn nước tưới, nhất là vào mùa khô

B. Thiếu quy hoạch, chưa mở rộng được thị trường

C. Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường

D. Thiếu cơ sở chế biến nông sản quy mô lớn

Câu 23 : Nguyên nhân chính làm cho Hoa Kì là nước nhập siêu lớn trong thời gian gần đây không phải do

A. Chính mức sống cao nên nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của người dân.

B. Nhập khẩu tài nguyên để dành tài nguyên trong nước cho tương lai.

C. Giá thành nhập khẩu cao hơn với hàng sản xuất trong nước.

D. Đô la là đồng tiền mạnh trên thế giới.

Câu 24 : Nhận xét không đúng về đặc điểm tự nhiên vùng núi Coóc – đi – ê là

A. Xen giữa các dãy núi là bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc

B. Gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, chạy song song theo hướng Bắc – Nam

C. Ven Thái Bình Dương là các đồng bằng nhỏ hẹp, đất tốt, khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt hải dương

D. Có nhiều kim loại màu (vàng, đồng, chì) tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng  tương đối lớn

Câu 25 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biến nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển của hoạt động ngoại thương ở nước ta giai đoạn 2000 – 2007?

A. Cán cân xuất, nhập khẩu có sự thay đổi, nhập siêu ngày càng lớn; các bạn hàng nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Xingapo.

B. Kim ngạch xuất – nhập khẩu của nước ta tăng liên tục từ 30,1 tỉ USD năm 2000 lên 111.4 tỉ USD năm 2007; tăng cả kim ngạch xuất khẩu lẫn nhập khẩu.

C. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là công nghiệp nặng và khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, nông – lâm, thủy sản; Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng,...

D. Các quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch buôn bán lớn là khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Mĩ, các khu vực còn lại không đáng kể; Các bạn hàng xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kì, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc.

Câu 27 : Lao động nưóc ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác vì

A. Khu vực quốc doanh làm ăn không hiệu quả.

B. Nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.

C. Kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.

D. Tác động của công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Câu 28 : Để phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cần giải quyết những vấn đề nào dưới đây

A. Giữ vững an ninh vùng biên giới, củng cố khối đoạn kết giữa các dân tộc

B. Nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ dần sự cách biệt giữa đông bằng và miền núi

C. Nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới giao thông, phục hồi và bảo vệ tốt vồn rừng đầu nguồn

D. Có kế hoạch bổ sung nguồn lao động đặc biệt là lao động có trình độ kĩ thuật 

Câu 29 : Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy cho biết nhận xét nào sâu đây đúng với chế độ nhiệt nước ta?

A. Nhiệt độ tháng cao nhất ở Tp.Hồ Chí Minh cao hơn Đồng Hới do gần xích đạo hơn

B. Nhiệt độ trung bình tháng VII càng vào nam càng tăng do ảnh hưởng của gió phơn tây nam

C. Những khu vực có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất trùng với những khu vực núi cao

D. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ bắc vào nam do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc

Câu 30 : Động lực thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp ở nước ta là do

A. Nhu cầu của thị trường

B. Sự xuất hiện các hình thức sản xuất mới cho nông nghiệp

C. Sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu ngành nông nghiệp

D. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp phát triển

Câu 31 : Phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng vì

A. Nhằm hạn chế những trở ngại và phát huy thế mạnh vốn có của đồng bằng

B. Khả năng phát triển nền nông nghiệp truyền thống đang tiến dần đến chỗ giới hạn

C. Tài nguyên đất hạn chế trong khi dân số tập trung quá đông

D. Thiếu nguyên liệu do sự phát triển công nghiệp của vùng

Câu 32 : Phát biểu nào sau đây không đúng về phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?

A. Hồ tiêu trồng nhiều nhất ở Kon Tum và Lâm Đồng

B. Chè có diện tích lớn nhất ở Lâm Đồng

C. Cà phê được trồng nhiều nhất ở Đắk Lắk

D. Cao su trồng chủ yếu ở Gia Lai và Đắk Lắk 

Câu 33 : Thành tựu ngành viễn thông nước ta về mặt khoa học, công nghệ là

A. Có các mạng điện thoại nội hạt, mạng đường dài, mạng cố định, mạng di động.

B. Mạng viễn thông với kĩ thuật analog.

C. Tăng trưởng với tốc độ cao.

D. Dùng mạng viễn thông với kĩ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ.

Câu 34 : Cho bảng số liệuCơ cấu vận tải hàng hóa của nước ta năm 2013

A. Đường bộ chiếm tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển cao nhất do cự li 

B. Đường biển chiếm tỉ trọng khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn nhất là do cự li vận chuyển lớn

C. Đường sắt luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cả khối lượng luân chuyển và vận chuyển

D. Đường hàng không chiếm vị trí quan trọng trong khối lượng hàng hóa vận chuyển

Câu 35 : Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp vì nó đã

A. Làm xuất hiện các dịch vụ nhiều tri thức

B. Tham gia vào quá trình sản xuất

C. Tạo ra nhiều ngành có hàm lượng kĩ thuật cao

D. Trực tiếp làm ra sản phẩm

Câu 36 : Ích lợi của dân nhập cư khiến Hoa Kì không phải là

A. Nguồn tri thức

B. Lực lượng lao động

C. Bản sắc văn hóa

D. Nguồn vốn

Câu 37 : Căn cứ vào các tiêu chí nào sau đây để phân loại các đô thị ở nước ta?

A. Tỉ lệ dân phi nông nghiệp, mật độ dân số, các khu công nghiệp tập trung.

B. Các khu công nghiệp tập trung,chức năng, mật độ dân số, số dân.

C. Số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp.

D. Mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp, diện tích, số dân.

Câu 38 : Miền Bắc và Đông Bắc Bộ khác với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở những đặc điểm sau đây?

A. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm, tính nhiệt đới tăng dần.

B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.

C. Mùa hạ chịu tác động mạnh của gió Tín Phong, có đầy đủ cả ba đai cao.

D. Địa hình núi chiếm ưu thế, có nhiều cao nguyên và lòng chảo giữa núi.

Câu 39 : Biện pháp nào sau đây không đúng khi nói về sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên Đồng bằng Cửu Long?

A. Duy trì vào bảo vệ tài nguyên rừng.

B. Phát triển thủy lơi, khai thác hiệu quả nguồn nước ngầm.

C. Tạo giống lúa chịu được phèn, mặn.

D. Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô.

Câu 40 : Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta là cơ sở để

A. Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp

B. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng

C. Tạo điều kiện cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa

D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247