Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Ngữ văn Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn có đáp án (9 đề) !!

Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn có đáp án (9 đề) !!

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 6

Con Rồng, cháu Tiên

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp nhân dân diệt trừ Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh là những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu thương, rồi trở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang đến kì sinh nở. Chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm con trai, con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô khỏe mạnh như thần. Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước, cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung với mẹ. Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp 1 mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ? Lạc Long Quân nói:

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là giòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi cùng nhau chia tay nhau lên đường.

Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.

- Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên.

Văn bản trên thuộc thể loại nào?

Câu 26 :
Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của “nhân vật truyền thuyết”:


A. Thường có những điểm khác lạ về lại lịch, phẩm chất, tài năng, ...


B. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng.

C. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ.

D. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ, ...

Câu 27 :
Chủ đề của truyện "Thánh Gióng" là:


A. Nguồn gốc của Hội Gióng hằng năm ở nước ta.


B. Ca ngợi, tôn vinh những vị anh hùng yêu nước, dũng cảm, không màng danh lợi.

C. Ca ngợi công lao dựng nước, giữ nước của các vị vua Hùng.

D. Giải thích nguồn gốc của tre đằng ngà, làng Cháy, những ao hồ liên tiếp.

Câu 28 :

Chi tiết: "Từ đó, hồ Tả Vọng mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm" ở truyện "Sự tích Hồ Gươm" thể hiện đặc điểm nào của "cốt truyện truyền thuyết"?


A. Ca ngợi công lao của Lê Lợi: đánh tan giặc Minh.


B. Giải thích nguồn gốc của Hồ Gươm ở Hà Nội hiện nay.

C. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hôm nay.

D. Làm nổi bật sự hấp dẫn của địa danh Hồ Gươm.

Câu 29 :

Ở truyện " Sự tích Hồ Gươm", sự việc: Lê Thận vớt được lưỡi gươm từ dưới sông lên, Lê Lợi lấy chuôi gươm trên một ngọn cây ở khu rừng, "khi lắp lưỡi gươm vào chuỗi thì thấy vừa như in" có ý nghĩa:


A. Là chi tiết kỳ ảo thể hiện sức mạnh của gươm thần.


B. Đây là thanh gươm mà Đức Long Quân quyết định cho Lệ Lợi và nghĩa quân Lam Sơn mượn.

C. Cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh được sự đoàn kết, ủng hộ của toàn dân.

D. Khẳng định những ai vì nước vì dân sẽ được thần giúp sức.

Câu 30 :

Phẩm chất thông minh của nhân vật chính ở truyện "Em bé thông minh" được thể hiện qua:


A. Vượt qua bốn lần thử thách.


B. Giải đáp các câu đố nhanh nhạy, thú vị.

C. Giải đáp các câu đố bằng những kinh nghiệm đúc kết từ thực tế cuộc sống.

D. Cả ba câu trên.

Câu 31 :

Đề tài của truyện "Sọ Dừa" là:


A. Kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nghèo khó.


B. Kể về những con người khiếm khuyết về hình thể nhưng đã vượt lên nghịch cảnh.

C. Khẳng định người tài đức sẽ được hạnh phúc, kẻ ác sẽ bị trừng trị.

D. Mong ước sự đổi đời cho những con người thiệt thòi.

Câu 32 :
Kết thúc có hậu ở truyện "Sọ Dừa" được thể hiện qua:


A. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.


B. Quan trạng cho thuyền vào xem. Vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi.

C. Hai người chị xấu hổ quá, lẻn ra về lúc nào không hay và từ đó bỏ đi biệt xứ.

D. Hai câu B, C.

Câu 34 :

"(1) Liền đó, vua phong em bé làm trạng nguyên. (2) Vua lại xây dịnh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện việc hỏi han". Thành phần trạng ngữ "để tiện việc hỏi han" của đoạn văn có tác dụng:


A. Có chức năng liên kết câu (2) với câu (1).


B. Chỉ nguyên nhân của sự việc vua xây dinh thự kế bên hoàng cung cho em bé.

C. Chỉ mục đích của sự việc vua xây dinh thự kề bên hoàng cung cho em bé.

D. Chỉ mong ước của nhà vua khi xây dinh thự cho em bé ở.

Câu 36 :
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng ( Câu 1 đến câu 8 )

Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế này... Song anh có cho phép nói em mới dám nói...

Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi! Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không một chút bận tâm.

Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?


A. Nếu cậu muốn có một người bạn



B. Bài học đường đời đầu tiên



C. Bức tranh của em gái tôi



D. Những người bạn


Câu 37 :

Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?


A.Tự sự


B.Biểu cảm

C. Nghị luận

D.Thuyết minh

Câu 38 :
Đoạn trích trên được kế theo ngôi thứ mấy?


A.Ngôi thứ nhất


B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ nhất số nhiều

D. Ngôi thứ ba

Câu 39 :

Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại truyện nào?


A.Truyện thần thoại


B.Truyện truyền thuyết

C. Truyện ngắn

D. Truyện đồng thoại

Câu 40 :
Em hiểu nghĩa của từ “ nghèo sức ” trong câu “ Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm thế nào ” như thế nào?


A. Khả năng hoạt động hạn chế, sức khỏe kém hơn so với những người bình thường.


B. Khả năng hoạt động không hạn chế, sức khỏe hơi kém so với những người bình thường.

C. Khả năng hoạt động, sức khỏe tốt hơn so với những người bình thường.

D. Khả năng hoạt động, sức khỏe kém hơn trong một số hoàn cảnh cụ thể.

Câu 41 :

Từ nào sau đây không phải từ láy?


A. ròng rã


B. bận tâm

C. khinh khỉnh

D. sùi sụt

Câu 42 :

Nghệ thuật miêu tả trong đoạn trích:


A. Từ ngữ đặc sắc, sử dụng biện pháp so sánh, hoán dụ độc đáo


B. Từ ngữ đặc sắc, sử dụng so sánh sinh động, độc đáo

C. Từ ngữ đặc sắc, sử dụng so sánh, nhân hóa sinh động, độc đáo

D. Từ ngữ đặc sắc, sử dụng so sánh, ẩn dụ  sinh động, độc đáo

Câu 48 :
Trong các từ sau, từ nào là từ ghép?


A. Tươi tắn


B. Tươi tốt

C. Đẹp đẽ

D. Xinh xắn

Câu 49 :
Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ?


A. Bạn đối với mình mới chỉ là một câu bé giống như cả trăm nghìn cậu bé.



B. Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.



C. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.


D. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hoản đến thế kia ư?

Câu 50 :

Từ láy “xanh xao” dùng để tả màu sắc của đối tượng nào?


A. da người


B. lá cây còn non

C. lá cây đã già

D. trời

Câu 52 :
Từ “nghịch ranh” được hiểu như thế nào?


A. Trò nghịch ngợm tinh quái đáng lẽ không nên làm hoặc không được phép làm vì có thể gây hại.


B. Trò nghịch ngợm đáng yêu của trẻ con đem lại niềm vui, sự thích thú cho mọi người.

C. Trò nghịch ngợm không đáng để ý của trẻ con không làm ảnh hưởng đến người khác.

D. Trò nghịch ngợm tinh quái của trẻ con không gây hại và cũng không làm ảnh hưởng đến người khác.

Câu 59 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại vào giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

SỨ GIẢ MÙA XUÂN

Xưa thật là xưa, có bốn nàng tiên làm nữ hoàng của các mùa: Xuân, Hạ, Thu và Đông. Mỗi nàng có một cung điện lộng lẫy trên một ngọn núi cao. Chỉ khi đến mùa, các nàng mới xuất hiện. Năm ấy, không hiểu sao mùa Đông kéo dài lê thê. Cây cối và các con thú run rẩy vì lạnh. Ai cũng mong chờ, lo lắng không hiểu vì sao nàng tiên mùa Xuân trễ hẹn như vậy.

Vì thế, các con vật mở cuộc họp chọn người đi đón nàng tiên mùa Xuân và tìm hiểu nguyên do. Sư Tử tự nhận mình khỏe mạnh, dũng cảm nhất nên giành quyền đi đón nàng tiên mùa Xuân. Nó hăm hở lên đường. Ngày đầu tiên, cậy sức khỏe tốt nên Sư Tử đi từ sáng đến tối. Càng về sau Sư Tử đuối sức dần, rồi không đi tiếp được bèn quay về.

Thấy Sư Tử bỏ cuộc, Công “điệu đà” lên tiếng chế giễu. Nếu muốn nàng tiên mùa Xuân xuất hiện thì sứ giả phải là con vật xinh đẹp và lộng lẫy như họ nhà Công. Các con vật đồng ý cử chim Công đi thực hiện nhiệm vụ. Chim Công lên đường cùng đoàn tùy tùng, mang theo nhiều quà và hoa đẹp... Thế nhưng đường sá xa xôi, vất vả, cả đoàn dần mệt mỏi rồi bị ốm, hoa và quà tặng phải vứt lại trên đường. Cuối cùng, chim Công đành quay về.

Đến lúc này, muông thú đã sốt ruột lắm rồi. Nếu còn chần chừ sẽ trễ mất mùa Xuân tuyệt vời. Ngay lúc ấy, chim Én ngập ngừng:

- Cháu tuy kém cỏi nhưng cũng xin góp sức để mang mùa Xuân về. Mùa Đông năm nay dài quá, mẹ cháu bị ho ngày một nặng. Nếu không có ánh nắng mùa Xuân, e rằng mẹ cháu không qua khỏi. Cháu sẽ đi tìm mùa xuân. Nghe vậy, muôn loài đồng ý.

Dù đang ốm nhưng hay tin con đi, chim mẹ lén con vặt những chiếc lông dày nhất của mình làm áo chống rét cho con. Chim Én lên đường, nó bay mãi cuối cùng cũng đến cung điện của nàng tiên mùa Xuân. Trước cửa cung điện, chim Én thấy một chú chim vàng óng bị ngất. Nghĩ chú chim bị lạnh, chim Én cởi chiếc áo ấm choàng cho bạn. Chú chim bỗng biến mất và nàng tiên mùa Xuân xuất hiện:

- Con là một cô bé hiếu thảo, nhân hậu và dũng cảm. Năm nay ta chậm đến nhân gian là vì các con vật không ngoan. Chúng không biết yêu thương và giúp đỡ nhau. Nhờ có con ta biết rằng điều tốt đẹp vẫn còn hiện hữu. Ta chọn con làm sứ giả cho ta.

Từ đó, mỗi khi thấy chim én bay liệng trên trời, muôn loài sẽ biết rằng nàng tiên mùa Xuân đang sắp về với nhân gian.

Văn bản trên thuộc thể loại nào?


A. Truyện đồng thoại


B. Thơ

C. Kí

D. Truyện cổ tích

Câu 60 :

Ngôi kể được tác giả sử dụng trong văn bản là ngôi thứ mấy?


A. Ngôi kể thứ nhất


B. Ngôi kể thứ hai

C. Ngôi kể thứ ba

D. Ngôi kể thứ nhất và thứ ba

Câu 61 :
Nhân vật chính trong văn bản là ai?


A. Sư tử


B. Chim Công

C. Chim Én

D. Nàng tiên mùa Xuân

Câu 64 :
Tại sao chim Én muốn đi tìm mùa xuân?


A. Vì chim Én muốn thể hiện bản thân trước mọi người


B. Vì không có con vật nào muốn đi nên chim Én phải đi

C. Vì các con vật thách thức chim Én

D. Vì mẹ của chim Én ho ngày một nặng, cần ánh nắng mùa xuân

Câu 65 :
Hành động chim Én đi tìm mùa xuân thể hiện đức tính gì của chim Én?


A. Trung thực


B. Hiếu thảo

C. Chăm chỉ

D. Tự trọng

Câu 66 :

Vì sao chim Én được chọn làm sứ giả mùa xuân?


A. Vì chim Én là người duy nhất gặp được nàng tiên mùa Xuân


B.Vì chim Én đánh thức nàng tiên mùa Xuân đang ngủ quên

C.Vì nhờ có chim Én, nàng tiên mùa Xuân biết rằng vẫn còn những điều tốt đẹp hiện hữu

D.Vì chim Én đã chiến thắng trong cuộc thi tìm nàng tiên mùa Xuân

Câu 69 :

Đọc văn bản sau:

BÀI HỌC TỐT

            Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả ánh hào quang. 

          Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước: 

- Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là một ngày bỏ phí. Phải đi như ngọn gió kia, đi mãi, đi mãi. Đi nhiều càng tốt. Đi nhiều mới xem hết những vẻ đẹp trong thiên hạ. Đi nhiều mới thấy hết được những đổi mới của đất nước. 

           Nhưng Rùa phải cái tính hay ngại. Mùa đông, Rùa ngại cái rét. Cái rét nép trong bờ bụi cứ thổi vù vù làm buốt đến tận xương. Phải đợi đến mùa xuân. Mùa xuân nhiều hoa. Đi trên một con đường rải đầy hoa thơm cũng thú vị. Nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông, vì mưa phùn vẫn cứ lai rai, và gió bấc vẫn cứ thút thít ở các khe núi. Phải đợi đến mùa hè. Mùa hè tạnh ráo. Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. Nhưng cái nóng cứ hầm hập. Cả ngày bụi cuốn mịt mùng. Hễ có cơn giông thì đất đá như sôi lên, nước lũ đổ ào ào. Phải đợi đến mùa thu. Quả thật đến mùa thu, Rùa mới cảm thấy rõ rệt mình đang cần một chân trời và một khoảng rộng. Nhìn ra, mây đùn tan biến. Đồi núi trải ra như đàn rùa bò lóp ngóp. Và xa, rất xa, trên ngọn một quả núi cao, một lâu đài hiện ra như một hòn ngọc. Có người bảo đó là lâu đài của Rùa vàng. Rùa lẩm bẩm: 

- Ừ! Ta phải đến xem cho biết! Rùa vàng chắc còn giữ cái nỏ bắn một phát giết nghìn giặc của cụ tổ. Chưa đến thăm lâu đài của Rùa vàng thì đến lúc chết ta khó nhắm mắt. 

           Rùa ra đi. Ngày đầu Rùa chạy, như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ hai, Rùa chạy chậm. Ngày thứ ba, Rùa đi. Ngày thứ tư, đi chậm. Ngày thứ năm, Rùa lê từng bước. Cái gì đẩy sau lưng đã biến mất. Con đường hoá gồ ghề. Rùa bước chậm dần… chậm dần rồi… dừng lại! 

- Ô kìa! Có ai đó không? Có phải ta đã dừng lại không? Ta mệt rồi! Ta phải nhờ một người khác đi hộ ta. Có thể một con chim Đại Bàng sẽ bay tới. Nó sẽ mời ta: “Mời ngài hãy tạm lên đôi cánh của tôi. Tôi vô cùng sung sướng được đưa ngài đến nơi ngài thích!”. Nhưng ta cũng phải để Đại Bàng nó khẩn khoản năm lần bảy lượt, ta mới chịu ngồi lên lưng nó. 

          Ngày ngày Rùa nhìn khắp bốn phương. Mịt mù chẳng thấy tăm hơi Đại Bàng đâu cả! Chỉ thấy bên triền núi một chú ngựa chạy nhong nhong. 

- Này anh ngựa kia! Chim Đại Bàng đã đến chưa? 

Ngựa dừng lại ngạc nhiên: 

- Từ khi lọt lòng mẹ, tôi chưa hề nghe tên một con chim kì lạ như thế! 

- Nếu vậy, ai đi thế cho ta? 

- Cái đó tôi không biết. Nhưng nếu bác đã mỏi chân, thì mời bác cứ lên lưng tôi, tôi chở một chặng… 

- Lên lưng…! Ồ!... Ta muốn hỏi: Lưng có phải là chỗ chạy nhanh nhất không? Ta không muốn chậm trễ. 

- Chỗ chạy nhanh nhất của tôi là bốn vó. 

- Ta phải ngồi vào chỗ đó. 

           Ngựa đưa ra một chân. Rùa bò lên. Ngựa nhắc Rùa phải bíu vào thật chặt. 

          Lộp cộp! Lộp cộp! Gió thổi vù vù hai bên tai Rùa. Cây hai bên đường lao về phía sau vun vút. Lá cây cào trên mai Rùa. Một cành cây quật vào đầu Rùa đau điếng. Rùa kêu: 

- Ôi! Chậm lại! Chậm lại! 

          Nhưng cơn lốc càng to. Chợt: Rầm! Đất trời như tối kịt lại. Rùa văng ra xa, chết ngất. 

         Rùa dần dần tỉnh lại, khắp người như có hàng vạn kim đâm. Rùa mở mắt. Thật quá rùng rợn! Rùa đang nằm giữa vũng máu, và cái mai bị vỡ ra nhiều mảnh! 

         Cũng may, những mảnh vỡ sau đó lành lại. Nhưng những vết sẹo ngang dọc trên mai vẫn còn trông thấy. Cũng rất may, từ đó Rùa rút ra được bài học tốt. Rùa đã quyết rèn luyện cho mình có được tính kiên nhẫn luyện tập thành công và đã thắng trong cuộc thi với Thỏ. Riêng về chuyện cái mai, mời các bạn hãy xem thật kĩ một con Rùa để biết chuyện tôi kể là có thật. 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 đến câu 8 - Trắc nghiệm: Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra giấy chữ cái đứng đầu đáp án đúng:

Truyện “Bài học tốt” thuộc thể loại nào?


A. Truyện đồng thoại


B. Truyện cổ tích

C. Truyện truyền thuyết

D. Truyện cười

Câu 70 :

Nhân vật chính của câu chuyện là ai?


A. Con Thỏ


B. Chim Đại Bàng

C. Con Rùa

D. Cơn lốc

Câu 71 :

Xác định lời người kể chuyện trong đoạn văn sau:

Ngựa dừng lại ngạc nhiên: 

- Từ khi lọt lòng mẹ, tôi chưa hề nghe tên một con chim kì lạ như thế! 

- Nếu vậy, ai đi thế cho ta? 

- Cái đó tôi không biết. Nhưng nếu bác đã mỏi chân, thì mời bác cứ lên lưng tôi, tôi chở một chặng.


A. Ngựa dừng lại và ngạc nhiên.


B. Nếu vậy, ai đi thế cho ta?

C. Từ khi lọt lòng mẹ, tôi chưa hề nghe tên một con chim kì lạ như thế!

D. Cái đó tôi không biết. Nhưng nếu bác đã mỏi chân, thì mời bác cứ lên lưng tôi, tôi chở một chặng.

Câu 73 :

Xét theo cấu tạo, “lâu đài” thuộc loại từ nào?


A. Từ đơn


B. Từ đồng nghĩa

C. Từ phức

D. Từ trái nghĩa

Câu 74 :
Nhân vật Rùa đã gặp phải những điều gì khi ngồi trên lưng ngựa?


A. Gió thổi vù vù bên tai.Cành cây quật vào mặt Rùa.


B. Cây hai bên đường lao về phía sau vun vút.

C. Lá cây cào trên mai Rùa, gió thổi vù vù bên tai.

D. Gió thổi vù vù bên tai, cây hai bên đường lao về phía sau vun vút, lá cây cào lên mai Rùa, cành cây quật vào đầu Rùa..

Câu 77 :
Dấu tích nào còn để lại trên người Rùa đến tận bây giờ sau khi văng ra khỏi lưng Ngựa?


A. Những mảnh vỡ của mai Rùa


B. Đôi chân tập tễnh

C. Những vết sẹo ngang dọc trên mai

D. Đầu Rùa đau điếng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247