Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Địa Lý - THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ

Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Địa Lý - THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ

Câu 1 : Các cảng biển và cụm cảng quan trọng ở miền Trung nước ta là

A. Đà Nẵng - Liên Chiểu - Chân Mây, Dung Quất.

B. Hải Phòng, Cái Lân.

C. Sài Gòn - Vũng Tàu - Thị Vải.

D. Cái Lân, Đà Nẵng.

Câu 2 : Ý nào sau đây đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì?

A. Tỉ trọng giá trị sản lượng trong GDP ngày càng tăng nhanh.

B. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ.

C. Công nghiệp khai khoáng chiếm hầu hết giá trị xuất khẩu.

D. Hiện nay, công nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Bắc.

Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 500.001 đến 1.000.000 người?

A. Đà Lạt, Vũng Tàu, Vinh

B. Thủ Dầu Một, Huế, Đà Lạt

C. Cần Thơ, Nam Định, Thủ Dầu Một

D. Đà Nẵng, Biên Hòa, Cần Thơ

Câu 4 : Nước ta không nằm ở

A. phía Đông bán đảo Đông Dương

B. trung tâm khu vực châu Á gió mùa

C. gần đường giao thông hàng hải từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương

D. trên bán đảo Trung Ấn

Câu 5 : Cho bảng số liệu:NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

A. Đà Lạt có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn Tam Đảo và cao hơn Sơn La.

B. Plây Cu có nhiệt độ trung bình năm cao hơn Tam Đảo và thấp hơn Sơn La.

C. Đà Lạt có nhiệt độ trung bình năm cao hơn Tam Đảo và thấp hơn Plây Cu.

D. Sơn La có nhiệt độ trung bình năm cao hơn Plây Cu và thấp hơn Tam Đảo.

Câu 6 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp tập trung ở nước ta?

A. Có ranh giới địa lý xác định

B. Không có dân cư sinh sống

C. Do Chính phủ quyết định thành lập

D. Phân bố gần nguồn nguyên liệu

Câu 7 : Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng cây công nghiệp có xu hướng tăng nhanh thời gian gần đây là do

A. nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

B. tác dụng bảo vệ môi trường.

C. mang lại hiệu quả kinh tế cao.

D. dân cư có truyền thống sản xuất.

Câu 8 : Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta là

A. nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ cao.

B. thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển.

C. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

D. nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ.

Câu 10 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết các vùng nào sau đây có diện tích đất feralit trên đá badan lớn nhất nước ta?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên

B. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên

C. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

D. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 12 : Cho bảng số liệu:LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005-2015

A. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhất và tăng.

B. Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn thứ hai và tăng nhanh.

C. Kinh tế Ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất và không ổn định.

D. Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn thứ hai và giảm.

Câu 13 : Biểu hiện nào sau đây không đúng với sự phong phú, đa dạng của tài nguyên du lịch về mặt sinh vật của nước ta?

A. Hơn 30 vườn quốc gia

B. Nhiều nguồn nước khoáng, nước nóng

C. Nhiều loại động vật, hoang dã, thủy hải sản

D. Có nhiều hệ sinh thái khác nhau

Câu 14 : Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa chủ yếu cho

A. Nam Bộ

B. Tây Nguyên và Nam Bộ

C. Nhiều loại động vật hoang dã, thủy hải sản

D. miền Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Câu 16 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Hà Nội thuộc vùng khí hậu nào sau đây?

A. Trung và Nam Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Tây Bắc Bộ

D. Đông Bắc Bộ

Câu 17 : Dân cư Hoa Kì hiện nay đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía

A. nam và ven Thái Bình Dương

B. nam và ven Đại Tây Dương

C. tây và ven Đại Tây Dương

D. bắc và ven Thái Bình Dương

Câu 18 : Ở nước ta, việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi và phát triển công nghiệp nông thôn nhằm

A. nâng cao tỉ lệ dân thành thị.

B. khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

C. phân bố lại dân cư.

D. giải quyết nhu cầu việc làm của xã hội.

Câu 19 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận định nào sau đây không đúng về sự phân bố các cây công nghiệp ở nước ta?

A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng trồng cà phê và cao su lớn nhất cả nước.

B. Mía và lạc là hai sản phẩm cây công nghiệp chuyên môn hóa của Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chuyên canh cây công nghiệp hằng năm.

D. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta có cơ cấu cây trồng đa dạng.

Câu 20 : Cho bảng số liệu:TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

A. Miền

B. Tròn

C. Cột chồng

D. Cột nhóm

Câu 21 : Cho biểu đồ:

A. Số dân và tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15 tuổi giảm liên tục.

B. Số dân giảm, tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15 tuổi giảm.

C. Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15 tuổi giảm 2,4%.

D. Số dân giảm trung bình 0,53 triệu người/ năm.

Câu 23 : Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là:

A. Hoa Kì, Liên Bang Nga, Trung Quốc

B. Hoa Kì, Nhật Bản, các nước EU

C. Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc

D. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc

Câu 24 : Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính là

A. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

B. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và luyện kim.

C. chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và xây dựng.

D. chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và luyện kim.

Câu 25 : Ý nào dưới đây thể hiện rõ rệt nhất tính bất hợp lí trong sự phân bố dân cư ở nước ta?

A. Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng.

B. Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du.

C. Các đồng bằng ở tình trạng đất chật người đông, miền núi và trung du có dân cư thưa thớt trong khi vùng này tập trung nhiều khoáng sản quan trọng của đất nước.

D. Ngay giữa các đồng bằng mật độ dân cư cũng có sự chênh lệch lớn.

Câu 26 : Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là

A. Trung Quốc, Phi-lip-pin, Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

B. Trung Quốc, Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

C. Trung Quốc, Phi-lip-pin, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

D. Trung Quốc, Phi-lip-pin, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

Câu 27 : Cho biểu đồ:

A. Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ hai và giảm nhanh.

B. Tỉ trọng công nghiệp- xây dựng luôn lớn hơn tỉ trọng dịch vụ và giảm chậm.

C. Nông- lâm- ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất và tăng chậm.

D. Tỉ trọng công nghiệp- xây dựng luôn nhỏ hơn tỉ trọng dịch vụ và tăng khá nhanh.

Câu 28 : Cho biểu đồ:

A. Thay đổi cơ cấu sản lượng một số cây trồng của Trung Quốc, giai đoạn 2000-2014.

B. Sản lượng một số cây trồng của Trung Quốc, giai đoạn 2000-2014.

C. Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số cây trồng của Trung Quốc, giai đoạn 2000-2014.

D. Giá trị sản xuất một số cây trồng của Trung Quốc, giai đoạn 2000-2014.

Câu 29 : Điểm khác nhau rõ nét giữa vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi Trường Sơn Nam nước ta là

A. gồm các mạch núi song song và so le có hướng tây bắc- đông nam.

B. vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên.

C. hướng núi vòng cung.

D. địa hình cao hơn.

Câu 30 : Ý nào sau đây không phải là lợi ích của sự phân hóa mùa vụ ở nước ta?

A. Cho phép sản xuất các sản phẩm chính vụ và trái vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp hơn với điều kiện sinh thái các vùng nông nghiệp.

B. Phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp hơn với điều kiện sinh thái các vùng nông nghiệp.

C. Việc trao đổi nông sản giữa các vùng, nhất là giữa các tỉnh phía bắc và các tỉnh phía nam ngày càng mở rộng và có hiệu quả.

D. Việc cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến diễn ra đều đặn hơn giữa các tháng trong năm.

Câu 31 : Cho biểu đồ:

A. Tốc độ tăng trưởng diện tích rừng nước ta thời kì 1943-2012.

B. Tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên và rừng trồng nước ta thời kì 1943-2012.

C. Tổng diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta thời kì 1943-2012.

D. Biến động diện tích rừng nước ta thời kì 1943-2012.

Câu 32 : Các đô thị ở Việt Nam có quy mô không lớn, phân bố tản mạn, nếp sống xen kẽ giữa thành thị và nông thôn đã làm

A. hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế

B. sự thiếu đồng bộ về cơ sở vật chất giữa các đô thị

C. quá trình phổ biến lối sống thành thị vào nông thôn nhanh hơn

D. tỉ lệ đô thị hóa giữa các vùng khác nhau.

Câu 33 : Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là

A. củng cố đê chắn sóng vùng ven biển.

B. huy động sức dân phòng tránh bão.

C. tăng cường các thiết bị nhằm dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.

D. có các biện pháp phòng tránh hợp lý khi bão đang hoạt động.

Câu 34 : Nội dung nào sau đây là mục tiêu tổng quát của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

B. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.

C. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

D. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

Câu 35 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các ngành nào sau đây không thuộc nhóm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm?

A. Chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều

B. Đường sữa, bánh kẹo

C. Thủy hải sản

D. Giấy, in, văn phòng phẩm

Câu 36 : Chỉ tiêu chủ yếu dùng để phân chia khí hậu nước ta thành miền khí hậu phía Bắc và phía Nam là

A. nền nhiệt độ

B. cả A và B đều đúng

C. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc

D. cả A và B đều sai

Câu 37 : Ý nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa?

A. Nông- lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp.

B. Nông - lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm, công nghiệp tăng mạnh, dịch vụ không tăng.

C. Nông - lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao, dịch vụ tăng nhanh, công nghiệp tăng chậm.

D. Nông - lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm, công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng, nhất là ngành công nghiệp.

Câu 39 : Đặc điểm của địa hình Nhật Bản là

A. chủ yếu là cao nguyên

B. chủ yếu là đồi núi, ít đồng bằng

C. chủ yếu là đồng bằng

D. chủ yếu là núi lửa

Câu 40 : Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi

A. các dãy núi chạy dài theo hướng tây- đông hoặc bắc- nam.

B. các dãy núi chạy dài theo hướng tây nam- đông bắc hoặc tây- đông.

C. các con sông lớn chảy theo hướng bắc- nam.

D. các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc- đông nam hoặc bắc- nam.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247